Lo tiêu cực ở cụm thi địa phương
Việc tiêu cực sẽ xảy ra không chỉ ở cụm thi địa phương mà tất cả các cụm thi khác nếu các khâu không được kiểm tra giám sát.
Sáng 28/2, Chương trình Đưa trường học đến thí sinh diễn ra tại Trường THPT Võ Nguyên Giáp (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
- Năm nay, thí sinh nộp hồ sơ rồi mới thi tuyển hay thi tuyển xong mới nộp hồ sơ? (Nguyễn Thanh Bảo, Trường THPT Võ Nguyên Giáp).
- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM: Sau kỳ thi, từ 20 đến 22/7, thí sinh sẽ biết kết quả điểm rồi Bộ GD&ĐT công bố kết quả xét tốt nghiệp. Cùng lúc, các cụm thi cũng gửi giấy báo điểm.
Tại thời điểm này, các trường ĐH, CĐ chưa công bố điểm xét tuyển chờ TS nộp hồ sơ. Có 2 điểm ngưỡng các em cần quan tâm: Ngưỡng điểm do Bộ GD&ĐT công bố (năm 2015 mức điểm này là 15 điểm 3 môn bất kỳ); Thứ 2, một số trường có số lượng TS đăng ký rất đông nên tiếp tục hạn chế mức điểm ngưỡng do nhà trường đặt ra, ví dụ ĐH Y Dược TP HCM năm 2015 đưa ra điểm ngưỡng 3 môn Toán – Hóa – Sinh từ 21 trở lên.
PGS-TS Đào Hữu Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng . Ảnh: Người Lao Động
- ĐH Sư phạm Kỹ thuật đào tạo những ngành nào? Sự khác biệt giữa ngành khối công nghệ và sư phạm?
- TS Trần Thanh Thưởng, Phó trưởng Phòng tuyển sinh và Công tác sinh viên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM tuyển sinh 28 ngành xét trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia, trong đó có 4.000 chỉ tiêu kỹ sư công nghệ và 400 chỉ tiêu sư phạm kỹ thuật.
Điểm khác nhau ở 2 chương trình này: Ở chương trình sư phạm kỹ thuật, các em học thêm 6 tháng để lấy bằng công nghệ và chứng chỉ sư phạm kỹ thuật. Khi nhập học, nhà trường thông báo và các em có nhu cầu phải làm đơn và cam kết ra trường công tác ngành sư phạm. Tuy nhiên, hiện nay không bắt buộc.
Các ngành các em học ra trường có thể giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, các trường THPT hoặc tham gia đào tạo và huấn luyện tại các công ty, xí nghiệp. Khi học sư phạm, các em được miễn 100% học phí.
- ĐH Hoa Sen có phương thức tuyển sinh nào tạo cơ hội cho nhiều thí sinh có kết quả học tập tốt, đặc biệt sinh viên giỏi? (Nguyễn Hà Vy, Trường THPT Võ Nguyên Giáp).
- Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc tuyển sinh và truyền thông ĐH Hoa Sen: ĐH Hoa Sen năm 2016 tuyển sinh 21 ngành ĐH, 5 ngành CĐ, với tổng chỉ tiêu 2.600. Cụ thể, trường tuyển 2.300 chỉ tiêu ĐH, còn lại là chỉ tiêu cho hệ CĐ.
Về phương thức tuyển sinh, ĐH Hoa Sen dành 80% chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả THPT quốc gia, với nhiều tổ hợp môn khác nhau. 20% còn lại tuyển dựa trên 4 hình thức sau:
Thứ nhất, những học sinh có 3 năm học đạt giỏi, được ưu tiên tuyển thẳng vào ĐH Hoa Sen, được khuyến khích nộp hồ sơ để xin học bổng tương đương 1-4 năm học phí;
Thứ hai, ở nhóm ngành năng khiếu như thiết kế: Thời trang, nội thất, đồ họa, các em sử dụng điểm thi duy nhất môn văn để xét tuyển và kết qủa thi năng khiếu từ các trường ĐH hoặc tuyển tập nghệ thuật có 5-7 tác phẩm đã vẽ và nộp vào ĐH Hoa Sen, sau đó trường tổ chức chấm thi và phỏng vấn;
Thứ ba, học sinh đạt điểm giỏi môn tiếng Anh (từ 6,5 đến 7 điểm chứng chỉ IELTS.
Trường dựa trên kết quả 3 năm học THPT đối với 70 chỉ tiêu của CĐ.
- Làm sao để đảm bảo không có tiêu cực khi tổ chức thi ở địa phương?Huỳnh Thị Anh Thoa (Trường THPT Võ Nguyên Giáp).
- Việc tiêu cực sẽ xảy ra không chỉ ở địa phương mà tất cả các cụm thi khác nếu các khâu không được kiểm tra giám sát. Kỳ thi THPT quốc gia gồm các khâu: Tổ chức thi và coi thi, đề thi và chấm thi, xét tuyển. Các trường ĐH chỉ hỗ trợ THPT quốc gia do Bộ yêu cầu.
Tại các cụm thi này, cả trường và thí sinh đều không biết nhau nên vấn đề tiêu cực là khó xảy ra. Về khâu đề thi đã có Bộ GD&ĐT thực hiện nên được bảo mật. Đề thi là bí mật quốc gia loại 1, và lộ đề thi là tội phạm hình sự rất nặng.
Video đang HOT
Khâu tổ chức chấm thi, đã có sẵn thang điểm, đáp án, nếu cố ý chấm sai sẽ bị xử lý theo quy chế. Khâu xét tuyển do các trường ĐH thực hiện.
Nếu có tiêu cực chính là gian lận hồ sơ, ấn định mức điểm chuẩn có lợi cho người thân của mình nên có quy định ai có người thân, con ruột, em ruột tham gia kỳ thi thì không được ngồi trong hội đồng thi.
Nhiều học sinh đưa ra câu hỏi trong buổi tư vấn. Ảnh: Người Lao Động.
- Em muốn học luật, ban tư vấn cho em biết ngành luật học và luật kinh tế có gì khác nhau? Trường nào xét tuyển? Tương lai có cơ hội phát triển không?
- Thạc sĩ Trương Tiến Sỹ, Phó trưởng phòng Đào tạo, ĐH Ngân hàng TP HCM: Có 2 trường đào tạo chuyên biệt về luật: Ở phía Bắc có ĐH Luật Hà Nội và phía Nam có ĐH Luật TP HCM. Ngoài ra, các trường thuộc khối công an, cảnh sát, an ninh đều cấp bằng cử nhân luật. Theo quy định nhà nước, những người tốt nghiệp cử nhân luật mới làm nghề thẩm phán, thư ký tòa án, luật sư…
Về luật kinh tế có rất nhiều trường đào tạo, đặc biệt các trường thuộc khối kinh tế, kinh doanh quản lý. Ví dụ: Miền Bắc có ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, miền Nam có ĐH Ngân hàng, ĐH Kinh tế.
Hiện nay, một số tổ chức, công ty, doanh nghiệp cần người am tường luật, có kiến thức kinh tế, kinh doanh. Tuy nhiên, những sinh viên tốt nghiệp ngành luật học có hiểu biết sâu về luật pháp nhưng có những hạn chế nhất định về kiến thức kinh tế.
Người tốt nghiệp luật kinh tế vừa đáp ứng yêu cầu hiểu biết về luật vừa có kiến thức kinh doanh. Tốt nghiệp, các em có thể làm công việc tư vấn luật tại các bộ phận tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp chứ không hành nghề các vị trí như: Luật sư, thẩm phán, thư ký tòa án.
- TS Bùi Phụ Anh, Hiệu trưởng ĐH Tài chính – Kế toán, bổ sung: Đây là năm đầu tiên ĐH Tài chính – Kế toán Quảng Ngãi được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo ngành luật. Học luật kinh tế, các em ra trường có thể làm ở các đơn vị rất rộng mở đang có nhu cầu rất lớn, đặc biệt doanh nghiệp.
Miền Trung là địa bàn rộng lớn, với hàng chục doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho người học luật. Sau khi tốt nghiệp, các em có thể làm ở phòng tư vấn pháp lý, các đơn vị như sở ban ngành có tuyển cử nhân luật kinh tế làm tư vấn, rất cần trong nền kinh tế hội nhập.
Sau 90 phút tư vấn sát thực, sôi nổi, chương trình kết thúc. Sau khi kết thúc truyền hình trực tiếp, các thí sinh tiếp tục đặt câu hỏi cho ban tư vấn xoay quanh ngành nghề và quy chế kỳ thi THPT 2016.
- Em muốn theo ngành xây dựng vì cũng có cơ hội tham gia vào ngành bất động sản. Hiện em không biết chọn ngành nào, sau khi ra trường lĩnh vực này có việc làm ổn định không? (Nguyễn Văn Phú)
- TS Nguyễn Hữu Phú, Phó hiệu trưởng ĐH Duy Tân: ĐH Duy Tân đào tạo đa ngành, đa bậc từ cao đẳng đến tiến sĩ, trong đó chúng tôi đào tạo ngành xây dựng với 3 ngành: Xây dựng dân dụng, cầu đường và quản lý công nghệ xây dựng.
Bên cạnh chương trình bình thường, ĐH Duy Tân còn có chương trình liên kết giữa trường và ĐH CSU của Mỹ để đào tạo chương trình về xây dựng.
Cơ hội việc làm: Đất nước chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên đối với công tác xây dựng đang rất cần và đây là 1 trong những ngành đang thiếu nhân lực.
- Ngành marketing của ĐH Tài chính Marketing năm nay lấy điểm thi bao nhiêu, cơ hội việc làm như thế nào?
- Thạc sĩ Phạm Thế Vinh, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, ĐH Tài chính – Marketing: Ngành marketing có thời gian học 4 năm, sinh viên được trang bị 2 khối kiến thức, chủ yếu kiến thức chuyên ngành với các môn liên quan quản trị kinh doanh, marketing và các môn bổ trợ hoạt động marketing.
Marketing là nghệ thuật kinh doanh, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng và ngược lại, hỗ trợ công tác quản lý quản trị trong các doanh nghiệp. Ngành này ra trường rất rộng mở do trong xu thế của đất nước hiện nay, ngành marketing đang là 1 trong những ngành mũi nhọn, điểm đến của nhiều hoạt động quản lý, kinh doanh của đất nước.
Bạn có thể làm trong tất cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các cấp độ từ tập đoàn, tổng công ty, đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, với môi trường làm việc năng động, tư duy nhạy bén, năng động.
Điểm chuẩn ngành marketing là 22 điểm xét : Toàn – Lý – Hóa; toán – Lý – Anh văn; Toán – Văn – Anh văn.
- Đầu vào ĐH FPT không cao lắm, học sinh có thể dễ dàng trúng tuyển, vậy đầu ra có đảm bảo không?
- Thạc sĩ Huỳnh Tấn Châu, Giám đốc Văn phòng ĐH FPT Đà Nẵng: ĐH FPT đã công bố phương án tuyển sinh năm 2016. Nếu bạn đánh giá đầu vào trường khá dễ dàng, chúng tôi nghĩ chưa chính xác lắm, bởi để vào ĐH FPT thí sinh cần đáp ứng điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT: Phải đủ tiêu chuẩn để học theo quy định của Bộ trong năm nay. Thứ hai, thí sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh đầu vào của nhà trường.
Vậy với đầu vào như vậy, đầu ra có đảm bảo không? ĐH FPT tự hào thông báo với các thí sinh rằng chất lượng đào tạo do xã hội, thị trường lao động đánh giá.
Hiện nay, sinh viên ĐH FPT đã công khai các con số về tỷ lệ có việc làm sau 1 năm ra trường là 98%, tỷ lệ số SV đã và đang làm việc nước ngoài là 15%, mức lương khởi điểm trung bình là 8,3 triệu đồng/tháng. Tôi nghĩ rằng, những con số này chứng minh được chất lượng đầu ra của nhà trường.
- CĐ Phương Đông có ngành mầm non. Điều kiện xét tuyển ngành này như thế nào? Muốn làm ngành y thì phẩm chất nào là yêu cầu bắt buộc?
- PGS.TS, BS CK2 Nguyễn Hữu Kỳ, Phó hiệu trưởng CĐ Phương Đông: Ngành mầm non của trường chỉ yêu cầu 1 điều kiện là tốt nghiệp THPT, ở cả hệ TCCN và CĐ, đang liên kết ĐH Trà Vinh mở bậc Cử nhân ĐH. Mẫu giáo mầm non là ngành rất cần hiện nay ở tất cả các cấp, từ xã phường đến TP. Tốt nghiệp ngành này xin việc dễ dàng hoặc nhiều người hợp lực mở lớp mẫu giáo mầm non tư nhân.
Về ngành y, cần nhiều yếu tố để 1 người có thể công tác trong ngành này, nhưng như Bác Hồ đã nói, lương y phải như từ mẫu. Hiện nay nhiều bác sĩ không có tình thương với bệnh nhân, vòi vĩnh bệnh nhân. Là nhà giáo nhiều năm của ĐH Y Dược Huế, chúng tôi lên án những hành động trên. Do đó, điều kiện học y là các em phải yêu nghề, thương người. Nếu không có tình thương thực sự với người bệnh, người dân thì không nên theo nghề.
Đây cũng là ngành học vất vả, đòi hỏi SV phải chịu khó, chăm chỉ do ngành này kiến thức rất rộng, liên quan đến tính mạng con người.
- Ngành điều dưỡng của ĐH Nguyễn Tất Thành năm nay sẽ tuyển sinh bao nhiêu chỉ tiêu? Dự đoán mức tuyển sinh vào trường?
-Thạc sĩ Tô Hoài Thắng, Phó trưởng Phòng Quan hệ doanh nghiệp ĐH Nguyễn Tất Thành: Ở ĐH Nguyễn Tất Thành không chỉ có ngành điều dưỡng mà có tất cả 23 ngành nghề đào tạo bậc ĐH, có 5.000 chỉ tiêu TS cho bậc ĐH.
Có 2 hình thức xét tuyển: Xét bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia với điểm ngưỡng từ 15, và xét bằng học bạ với điều kiện đã tốt nghiệp THPT, lấy điểm trung bình của các tổ hợp môn xét tuyển từ 6 điểm trở lên.
Về chọn trường, chọn ngành, nghề, tôi có 2 lời nhắn nhủ sau: Một là, xác định ngành mình thích, sau đó chọn trường nào đào tạo và điều kiện kinh tế gia đình có phù hợp với trường đó không. Người muốn thành công phải đòi hỏi có 3 yếu tổ: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ngoài ra, các bạn cần chuẩn bị 3 cái ngoại: Ngoại ngữ, ngoại giao và ngoại hình.
- Ở Quảng Ngãi có nhiều nhà máy sản xuất thực phẩm. Tại ĐH Đông Á có đào tạo ngành nào liên quan ngành này là công nghệ thực phẩm? Ngành này ra trường làm gì?
- PGS.TS Lê Thị Liêm Thanh, Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, ĐH Đông Á: Học công nghệ thực phẩm của ĐH Đông Á, các em ra trường có thể làm giám đốc, quản lý kỹ thuật, doanh nhân trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Từ phế liệu của một dây chuyền sản xuất, các em có thể sản xuất ra một sản phẩm khác, nhà máy chỉ còn 1 yếu tố sản xuất là xử lý chất thải dạng lỏng.
Điều quan trọng mà người làm kỹ thuật cần có là nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hiện đang rất thiếu ở tỉnh nhà. Việc này chỉ thực hiện được ở các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, hoặc doanh nghiệp có yếu tố đầu tư từ nước ngoài 100%. Vì lý do đó, kỹ sư về lĩnh vực công nghệ thực phẩm chỉ cần bỏ ra 10% để làm công tác kỹ thuật, còn 90% dành thời gian nghiên cứu phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp. Đây là thước đó cho khả năng của mình.
Theo L. Thoa – Tử Trực/ Người Lao Động
'Ngành công nghiệp ôtô hút nhân lực'
Đó là chia sẻ của PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM trong ngày hội tư vấn tuyển sinh 2016 tại ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM).
Ngày hội do Bộ GD&ĐT phối hợp báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 28/2 có sự góp mặt của nhiều chuyên gia tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp là lãnh đạo các cục, vụ của Bộ GD&ĐT; chuyên gia đến từ trường đại học lớn; chuyên gia tư vấn tâm lý, sức khỏe... tư vấn cho học sinh.
Hầu hết ý kiến thắc mắc của phụ huynh, học sinh đều tập trung những điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia và công tác tuyển sinh các trường trong năm nay và cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Nhiều học sinh hỏi sâu về hướng ra đề thi, cách ôn tập, cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển, những quy chế ưu tiên đối với thí sinh...
TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH - Bộ GD&ĐT giải đáp thắc mắc cho học sinh tại ngày hội tư vấn tuyển sinh . Ảnh: Hoàng Bình.
Những điểm mới cần lưu ý
Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết, năm 2016, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Thí sinh, phụ huynh cần nắm rõ thông tin về kỳ thi, cũng như thông tin về ngành nghề dự kiến đăng ký xét tuyển, trường đăng ký để việc xét tuyển hiệu quả nhất.
Giải đáp những thắc mắc về quy chế mới mà Bộ GD&ĐT áp dụng mùa tuyển sinh năm nay, PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT thông tin, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào các ngày 1 đến 4/7. Trong bốn ngày thi đó, mỗi buổi thi một môn, không có môn nào trùng nhau.
Học sinh chưa tốt nghiệp THPT phải đăng ký thi tối thiểu bốn môn, trong đó có ba môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và một môn tự chọn trong số Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Nếu chọn các ngành tuyển sinh khối A, thí sinh phải thi thêm hai môn Vật lý, Hóa học.
Theo PGS.TS Trần Văn Nghĩa, đề thi THPT quốc gia chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Các môn khoa học tự nhiên có một số câu yêu cầu liên hệ kiến thức lớp trước. Hướng ra đề, cấu trúc đề giống các năm. Đề thi các môn đều có câu hỏi khó để phân loại học sinh.
Ở khu vực tư vấn về các lĩnh vực kỹ thuật, nông lâm, môi trường, khoa học tự nhiên..., TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH - Bộ GD&ĐT, thông tin thêm, năm nay, thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển một lần chứ không được quyền rút hồ sơ như năm ngoái. Học sinh được đăng ký xét tuyển hai đợt.
Đợt đầu, các em có quyền đăng ký xét tuyển tối đa hai trường, mỗi trường tối đa hai ngành. Ở đợt tiếp theo, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 3 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành đào tạo. Hạn cuối cùng xét tuyển với hệ đại học là 20/10 và cao đẳng là 15/11.
Năm nay, học sinh được cấp 1 giấy chứng nhận kết quả thi và kèm một mã để xét tuyển. Khi xét tuyển, thí sinh chỉ điền mã kết quả thi mà không phải nộp bản chính như mọi năm.
Học sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn. Ảnh: Hoàng Bình
Cơ điện tử, môi trường, luật rất cần nhân lực
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân sự và thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết: "Kinh tế nước ta đang phát triển, mức thu nhập bình quân đang tăng lên, đặc biệt sau khi gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên dự đoán ngành công nghiệp ôtô rất phát triển. Hiện sinh viên học các ngành cơ khí, cơ điện tử, công nghiệp ôtô ra trường đều có việc làm. Kể cả những sinh viên theo học các trường cao đẳng ở khối ngành này, cơ hội việc làm cũng rất lớn".
Cũng theo ông Tuấn, vì thị trường kinh tế hội nhập, các công ty trong nước, cũng như tập đoàn quốc tế, đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Luật (Luật thương mại, Luật quốc tế) nên sinh viên ra trường không sợ thất nghiệp.
Trả lời câu hỏi của một học sinh về cơ hội nghề nghiệp của ngành cơ khí ôtô ở Việt Nam và trường đào tạo, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, nói: Hiện ở TP HCM có ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Công nghiệp TP HCM và ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM... đào tạo chuyên ngành công nghiệp ôtô. Học ngành này tốt vì nhu cầu mở thị trường, đại lý của các hãng ôtô vào Việt Nam tăng lên rõ rệt. Lượng xe của các thành phố lớn cũng đang tăng mạnh.
"Học công nghiệp ôtô cơ hội việc làm rất rộng, chúng ta có thể làm ở xưởng lắp ghép, các đại lý ôtô, xưởng gara, khách sạn 5 sao, trung tâm du lịch... Vì thế, các em cứ yên tâm, ở mỗi trường có mức điểm chuẩn khác nhau, tùy vào năng lực các em mà lựa chọn xét tuyển hợp lý", ông Dũng tư vấn.
TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng phòng Công tác Học sinh - Sinh viên ĐH Quốc gia TP HCM nhắn nhủ các học sinh, trong xu thế nền kinh tế hội nhập, đất nước gia nhập nhiều tổ chức kinh tế, cơ hội việc làm lớn, nhất là những người giỏi, có năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc cao (như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, làm việc nhóm). Vì thế, dù học ngành nào, các bạn phải luôn nỗ lực học tập và rèn luyện, sẽ có nhiều cơ hội khi ra trường.
Ở khu vực tư vấn khối ngành tự nhiên, khoa học, kỹ thuật, môi trường..., TS Tăng Hữu Tân, Trưởng ban tuyển sinh, ĐH Tôn Đức Thắng giải đáp vấn đề liên quan môi trường. Hầu hết công ty, xí nghiệp, tập đoàn nào cũng cần tuyển nhân sự trong lĩnh vực này. Thậm chí, các công ty lớn chuyên sản xuất lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư có cả một phòng, ban môi trường. Chính vì thế, cơ hội cho lĩnh vực này rất lớn.
Hiện ở TP HCM có rất nhiều trường đào tạo lĩnh vực này như ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Khoa học Tự nhiên ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Công nghệ TP HCM...
Khu vực tư vấn khối ngành quân đội, công an thu hút nhiều quan tâm của các học sinh, phụ huynh. Dù chương trình đã kết thúc, nhưng rất nhiều học sinh tìm đến các thầy hỏi kỹ hơn về ngoại hình, thị lực, lý lịch bản thân.
Thiếu tá Nguyễn Văn Trường, Phó đội trưởng Đội đào tạo, Phòng tổ chức cán bộ Công an TP HCM chia sẻ, các khối trường trong ngành Công an hàng năm thường có điểm chuẩn rất cao, đặc biệt với thí sinh nữ. Trước khi xét tuyển vào ngành, các em phải nộp đơn và sơ tuyển ở Công an các huyện, quận địa phương mình đang thường trú. Năm nay, các trường khối Công an tiếp tục xét tuyển từ kỳ thi THPT quốc gia ở 4 khối: A, A1, C và D.
"Các em phải cân nhắc thật kỹ khi đăng ký thi vào ngành Công an, đặc biệt là các bạn nữ vì năm nào điểm chuẩn cũng rất cao, kể cả các trường trung cấp", thiếu tá Trường nhắn nhủ.
Theo Zing
Nhiều cách tuyển sinh mới: Thí sinh lợi nhưng thêm nỗi lo Tuyển sinh bằng bài luận, phỏng vấn, thư giới thiệu... là những thay đổi đáng chú ý trong kỳ tuyển sinh 2016. Để thích ứng, thí sinh cần học thực chất và mở rộng kiến thức xã hội. Kỳ thi "ba chung" - chung đề, chung đợt và ngày thi, chung kết quả - do Bộ GD&ĐT tổ chức từ năm 2002. Trước...