Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đạt đỉnh điểm khoảng 24 triệu km vuông
Các nhà khoa học đã xác định lỗ thủng trên tầng ozone ở Nam Cực là một trong những lỗ lớn nhất và sâu nhất trong những năm gần đây.
Tổ chức Khí tượng Thế giới đã thông báo rằng lỗ thủng ozone ở Nam Cực tăng nhanh từ giữa tháng 9 và đạt đỉnh điểm khoảng 24 triệu km vuông vào đầu tháng 10/2020.
Cùng với sự giúp đỡ của Dịch vụ giám sát khí quyển, NASA, cơ quan giám sát biến đổi Khí hậu và Môi trường Canada, các nhà nghiên cứu đang ước tính độ lớn thực sự của lỗ thủng này.
Rất may lỗ thủng ozone lớn được thúc đẩy bởi một xoáy cực lạnh mạnh và sẽ không phải là một trạng thái vĩnh viễn.
Video đang HOT
Lỗ thủng ozone tự nhiên dao động về kích thước mỗi năm, đạt cực đại trong khoảng thời gian từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 và có khả năng trở lại bình thường vào cuối năm.
Trên thực tế, vào năm ngoái các nhà khoa học đã báo cáo rằng lỗ thủng trên tầng ozone ở Nam Cực là lỗ nhỏ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
“Có nhiều sự khác biệt về mức độ phát triển của các sự kiện lỗ thủng tầng ozone mỗi năm. Lỗ thủng ozone năm 2020 giống lỗ thủng năm 2018, cũng là một lỗ hổng khá lớn, chắc chắn nằm ở phần trên của giai đoạn 15 năm qua hoặc lâu hơn.
Với việc ánh sáng Mặt trời quay trở lại Nam Cực trong những tuần trước, chúng tôi thấy sự suy giảm tầng ozone tiếp tục diễn ra trong khu vực. Sau lỗ thủng tầng ozone nhỏ và tồn tại trong thời gian ngắn bất thường vào năm 2019, do điều kiện khí tượng đặc biệt, chúng tôi sẽ theo dõi một lỗ hổng khá lớn một lần nữa trong năm nay. Điều này xác nhận rằng cần tiếp tục thực thi Nghị định thư Montreal cấm phát thải các hóa chất làm suy giảm tầng ozone”, Vincent-Henri Peuch, Giám đốc Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus tuyên bố.
Tầng ozone là một khu vực của tầng bình lưu từ 15 đến 30 km. Nó hoạt động hiệu quả như một lá chắn, hấp thụ nhiều tia cực tím có hại của Mặt trời. Rõ ràng là các hóa chất do con người tạo ra, cụ thể là chất làm lạnh và dung môi, có thể hoạt động như các chất làm suy giảm tầng ozone sau khi chúng được đưa lên tầng bình lưu.
Nó cũng liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ ở tầng bình lưu. Một xoáy cực gần đây đã giữ cho lớp khí quyển của Trái đất này cực kỳ lạnh, cho phép hình thành các đám mây ở tầng bình lưu ở cực, chỉ có thể hình thành ở nhiệt độ dưới -78 độ C. Những đám mây ở độ cao này giúp tăng các phản ứng hóa học liên quan đến các chất hóa học do con người tạo ra dẫn đến sự suy giảm tầng ozone. Do đó làm suy giảm thêm.
Mối quan tâm về lỗ thủng của tầng ozone đã trở thành một trong những mối lo ngại lớn nhất về môi trường trong thời gian gần đây khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra một lỗ thủng ở tầng trên Nam Cực vào những năm 1970 và 1980.
Nghị định thư Montreal được hoàn thiện vào năm 1987, chứng kiến một thỏa thuận toàn cầu nhằm bảo vệ tầng ozone thông qua việc loại bỏ dần các chất làm suy giảm ozone. Đây vẫn là một trong những lời kêu gọi hành động toàn cầu thành công nhất từng đạt được và cho đến nay, là hiệp ước duy nhất của Liên hợp quốc được mọi quốc gia thành viên phê chuẩn.
Phát hiện tàn tích hành tinh khác sống được ngay trong Hệ Mặt Trời
Những mảnh vỡ bí ẩn là bằng chứng về một hành tinh khác từng có đại dương và sống được giống Trái Đất có thể đang rải đầy... mặt trăng
Nghiên cứu mới từ Đại học Yale (Mỹ) cho biết các vụ va chạm cổ đại có thể đã làm nhiều mảnh vỡ từ bề mặt Sao Kim bị bắn tung và rải đầy mặt trăng của Trái Đất. Đặc biệt, các mảnh vỡ này sẽ bảo lưu toàn vẹn được các dấu vết hóa học về thời hành tinh này còn có đại dương và một bầu khí quyển khối lượng thấp, phù hợp với sự sống.
Hai tác giả chính là tiến sĩ Samuel Cabot và tiến sĩ Gregory Laughlin cho biết họ đã dựa vào những bằng chứng cho thấy khoảng 700 triệu năm về trước hoặc lâu hơn, Sao Kim đã từng sở hữu một bầu khí quyển giống Trái Đất, trước như hiệu ứng nhà kính khắc nghiệt làm dày khí quyển đến mức không một tảng đá nào có thể thoát ra ngoài.
Sao Kim, một hành tinh khác cùng nằm trong "vùng sự sống" của Hệ Mặt Trời - Ảnh: NASA
Trong giai đoạn có khí quyển mỏng cổ xưa đó, Sao Kim có thể đã hứng chịu khá nhiều vụ va chạm tiểu hành tinh và sao chổi; vì chính Trái Đất cổ xưa cũng có những giai đoạn bị bắn phá liên tục. Các nhà khoa học tin rằng Sao Kim đã giải phóng ra ngoài khoảng 10 tỉ tảng đá không gian. Số thiên thạch này bay lơ lửng vào một quỹ đạo vô tình giao nhau với Trái Đất và mặt trăng của Trái Đất.
Nhờ đó, lực hấp dẫn của Trái Đất và mặt trăng đã nhanh chóng "dọn dẹp" số mảnh vỡ đó. Thế nhưng việc tìm kiếm mảnh Sao Kim sẽ bất khả thi trên Trái Đất rộng lớn với hoạt động kiến tạo mảng sôi động. Mặt trăng là địa điểm hứa hẹn để khai thác loại tàn tích thú vị này.
Các mảnh hành tinh sẽ giải mã nhiều bí ẩn trong khoa học hành tinh như dòng chảy quá khứ của các tiểu hành tinh và sao chổi, lịch sử khí quyển của hành tinh và sự phong phú của nước lỏng. Vì vậy, nghiên cứu đem đến gợi ý cho các nhiệm vụ khám phá không gian tương lai, nhất là khi Sao Kim đang là điểm đến hứa hẹn với các bằng chứng chưa rõ ràng về sự sống đang lộ diện. Chi tiết vừa công bố trên Planetary Science Journal.
Mặt trăng bị rỉ sét: 'Thủ phạm' là Trái đất? Một nghiên cứu mới đây cho thấy, Mặt trăng đang chuyển sang màu hơi đỏ và hiện tượng này có thể do Trái đất gây ra. Bầu khí quyển của Trái đất có thể là nguyên nhân khiến Mặt trăng trở nên rỉ sét. Bản đồ hematit trên Mặt trăng (các đốm màu sáng). Ảnh: Đại học Hawaii. Hiện tượng lạ Rỉ sắt,...