Lo thiếu giáo viên dạy chương trình mới
Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được triển khai từ năm học 2019-2020
Cấp tiểu học sẽ có chương trình phổ thông mới từ năm học 2019-2020
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), chương trình phổ thông mới được triển khai theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học.
Chương trình mới, thi kiểu mới
Cụ thể, đối với cấp tiểu học là từ năm học 2019-2020, THCS từ năm học 2020-2021, cấp THPT từ năm học 2021-2022. Năm học 2019-2020 triển khai ở lớp 1, năm học 2020-2021: lớp 2 và lớp 6, năm học 2021-2022: lớp 3, lớp 7 và lớp 10, năm học 2022-2023: lớp 4, lớp 8 và lớp 11, năm học 2023-2024: lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Video đang HOT
Để triển khai chương trình đúng tiến độ, tháng 4 năm nay, Bộ GD-ĐT có thể ban hành chương trình môn học, sau đó các cá nhân, tổ chức có thể khởi động biên soạn các bộ sách giáo khoa (SGK).
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình phổ thông mới, cho hay khi chương trình – SGK mới được triển khai ở cấp THPT sẽ có những thay đổi về cách đánh giá, thi cử. Ví dụ ở môn văn, bậc THPT chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc, các tác phẩm còn lại được đưa vào chương trình tự chọn, mỗi trường có thể lựa chọn một bộ SGK khác nhau với những tác phẩm khác nhau.
Nếu vậy, học sinh sẽ học và thi như thế nào? PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên môn ngữ văn, cho biết một trong những yêu cầu đặt ra cho cách đánh giá là phải căn cứ vào chuẩn chương trình, không căn cứ SGK cụ thể nào. Người ra đề căn cứ vào yêu cầu cần đạt được của lớp ấy, cấp ấy. Người dạy có thể thấy tác phẩm này, tác phẩm kia hay thì đưa vào dạy nhưng khi ra đề có thể chọn một tác phẩm không có trong SGK để đo năng lực vận dụng, phân tích một tác phẩm khác. Mục đích là nhằm đánh giá năng lực vận dụng, thực hành từ lý thuyết đã được học của học sinh.
Giải quyết bài toán giáo viên
Chương trình mới không thể thành công nếu thiếu điều kiện bảo đảm là đội ngũ giáo viên (GV) và cơ sở vật chất.
Theo Bộ GD-ĐT, đối với tiểu học, bình quân mỗi năm có 2% GV nghỉ hưu, tương đương 7.940 GV. Như vậy, số được tuyển mới bổ sung thay thế hằng năm sẽ khoảng 3.970 GV, cộng với mỗi năm tuyển mới khoảng 3.900 GV do tăng quy mô, mỗi năm sẽ tuyển mới khoảng hơn 7.000 GV. Căn cứ vào lộ trình, bắt đầu từ năm học 2021-2022 đến năm học 2023-2024, mỗi năm học phải tuyển bổ sung khoảng 2.000 GV tiếng Anh và khoảng 2.000 GV tin học. Đồng thời, cần rà soát để tuyển dụng số GV tiếng Anh, tin học còn trong diện hợp đồng lao động.
Hiện cả nước thiếu khoảng 5.616 GV tiếng Anh, 5.607 GV tin học ở tiểu học. Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương cần tính toán cụ thể số GV cần tuyển theo nhu cầu từng năm, ưu tiên tuyển dụng GV tiểu học, GV tiếng Anh, tin học còn thiếu, hạn chế hoặc không tuyển GV các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục vì các môn học này GV tiểu học đã được đào tạo để dạy.
Với bậc THCS, theo tính toán bình quân mỗi năm số GV nghỉ hưu là 6.219 người, như vậy số tuyển bổ sung thay thế nghỉ hưu là 3.110, cộng với số GV cần tuyển mới do tăng quy mô học sinh là 1.250 người. So với số GV THCS đang thừa là 9.246 người (tính đến thời điểm tháng 11-2017) thì các địa phương cần tính toán cụ thể số lượng GV cần tuyển mới, trong đó ưu tiên tuyển GV những môn học còn thiếu.
Với các địa phương đang thừa GV, trong khoảng 3 năm học tới có thể tạm dừng tuyển mới để giải quyết dứt điểm tình trạng thừa. Đồng thời, rà soát, sắp xếp, điều tiết GV hợp lý giữa các trường trên cùng địa bàn để bảo đảm hợp lý về số lượng GV và cơ cấu môn học cho từng trường THCS theo số lượng hiện có. Tuy nhiên, cần rà soát để xác định GV đã được tuyển dụng (biên chế), GV hợp đồng để có phương án tuyển ngay từ năm học 2018-2019.
Ở cấp THPT, mỗi năm số GV được tuyển mới bổ sung thay thế GV nghỉ hưu sẽ khoảng 1.507 người, cộng với số cần tuyển mới do tăng quy mô học sinh là 2.250 người. Trên cơ sở số GV thừa khoảng 8.874 người của cấp THPT khi thực hiện chương trình mới, các địa phương cần tính toán nhu cầu tuyển mới từ nay đến năm 2025 để vừa giải quyết bài toán thừa và nhu cầu tuyển bổ sung. Trong đó, ưu tiên tuyển GV dạy môn nghệ thuật 5.400 người (âm nhạc 2.700, mỹ thuật 2.700) để bắt đầu dạy từ năm 2021.
Sẽ có chuẩn chương trình
Bộ GD-ĐT cho biết từ nay đến năm 2024 sẽ ban hành chuẩn, tiêu chuẩn cùng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông thống nhất cả nước, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn học mới. Đồng thời nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung đào tạo để xây dựng mới 50 chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu và lộ trình đổi mới chương trình, SGK…
Theo NLĐ
Hà Nội triển khai chuẩn bị các điều kiện áp dụng chương trình, SGK mới
Sở GD&ĐT Hà Nội ngày 20/1/2018 sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND thành phố dự, chỉ đạo hội nghị.
ảnh minh họa
Hội nghị sẽ diễn ra trong 1 ngày. Trong đó có giới thiệu tổng quan về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; giới thiệu chương trình giáo dục tích hợp trong môn Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên; một số vấn đề về công tác xây dựng cơ sở vật chất trong các nhà trường...
Những vấn đề quan trọng khác như công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng chương trình mới; công tác tài chính, công tác truyền thông giáo dục cũng được trao đổi tại hội nghị này.
Hội nghị dự kiến diễn ra vào ngày 20/1/2018.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện đổi mới Chương trình GD phổ thông Để áp dụng Chương trình, sách giáo khoa (SGK) GD phổ thông mới, nhằm thực hiện đổi mới Chương trình GD phổ thông, ngành GD-ĐT tỉnh Kon Tum đang tích cực triển khai việc xây dựng và chuẩn bị các điều kiện. ảnh minh họa Trong đó, tiếp tục đổi mới, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức rà...