Lo thiếu cơ sở vật chất, giáo viên khi áp dụng Chương trình GDPT mới
Để áp dụng chương trình, SGK mới, cần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, trong đó, phải phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương.
Viêc áp dụng chương trình, SGK mới phải căn cứ phù hợp với từng địa phương (Ảnh: KT).
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trong đó, các cơ sở giáo dục (đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) hiện còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài. Số phòng học kiên cố đạt tỷ lệ 77,1%.
Hiện thiết bị dạy học tối thiểu ở cấp tiểu học là 56%, cấp THCS là 55%, cấp THPT là 58%. Số lượng thiết bị phòng học bộ môn mới chỉ đáp ứng được khoảng 68% nhu cầu giảng dạy.
Ngoài ra, các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học ngoại ngữ hiện còn thiếu và khá khiêm tốn, chưa thể đáp ứng được khi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Cơ sở vật chất cấp tiểu học còn khá khiếm tốn.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết: Hiện các trường học trên địa bàn chưa đáp ứng đầy đủ các phòng học để đảm bảo học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học. Các trường THCS, THPT còn thiếu phòng học bộ môn để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Video đang HOT
“Chúng tôi đề nghị thành phố quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông. Theo chương trình này, đề nghị cần có sự điều chỉnh, thống nhất trong việc xây dựng các phòng học”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc nói.
Ông Phạm Hùng Anh – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học (Bộ GD-ĐT) cho biết: Quan điểm xây dựng chương trình, SGK mới cần phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý. Cụ thể, với cấp tiểu học dạy 2 buổi/ngày, triển khai dạy tin học và ngoại ngữ từ lớp 3 cấp tiểu học và đẩy mạnh nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh và có một số môn học tự chọn.
Bên cạnh đó, phải bố trí đủ phòng học trên lớp, bổ sung thêm các phòng học máy tính và ngoại ngữ cho cấp tiểu học, đảm bảo điều kiện tối thiểu thiết bị dậy học. Với cấp THCS, THPT, phải đảm bảo tỷ lệ phòng học trên lớp để thực hiện giảng dạy một số môn tự chọn.
Về thiết bị dạy học tối thiểu, ông Phạm Hùng Anh cũng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các cấp học, môn học trước thời điểm áp dụng chương trình mới, tối thiểu 10 tháng để có đủ điều kiện, thời gian chuẩn bị trang bị.
“Như môn Vật lý, năm nay theo chương trình mới phần quang hình không dạy ở cấp THPT mà sẽ chuyển xuống dạy cấp THCS và trong môn KHTN, toàn bộ các trang thiết bị quang hình trong chương trình THPT sẽ rà soát, sắp xếp điều chuyển về cấp THCS. Đối với các trường THCS hiện nay vẫn đang tồn tại hệ thống các phòng học bộ môn cho từng môn như Lý, Hóa, Sinh. Sắp tới hệ thống phòng học bộ môn ở cấp THCS sẽ được tích hợp lại thành những phòng học bộ môn KHTN, trong đó bao gồm cả Lý, Hóa, Sinh”, ông Phạm Hùng Anh, Phó Cục trưởng phụ sách Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học (Bộ GD-ĐT) nói.
Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh Đề án Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị trường học cho chương trình giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đề xuất các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương để thực hiện Đề án; hướng dẫn các địa phương triển khai Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Rà soát, điều chỉnh các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và điều kiện thực tế của các địa phương: Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng trường học, Điều lệ trường học, các quy định về công nhận trường chuẩn quốc gia,… Xây dựng, ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo chương trình giáo dục phổ thông mới đối với từng cấp học, môn học và rà soát, xây dựng kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2021 – 2025./.
Theo VOV
Chương trình, SGK mới môn Lịch sử: Giảm học thuộc lòng, không cần nhớ số máy bay rơi
GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử - cho rằng, nếu dạy Lịch sử theo cách áp đặt một chiều thì chính ông cũng sợ chứ không riêng học sinh. Vì thế, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã xây dựng môn Lịch sử theo hướng mở, giảm tối đa việc học sinh phải học thuộc lòng kiến thức.
GS Phạm Hồng Tung chia sẻ về những điểm mới của chương trình môn Lịch sử. Ảnh: P.V
Học sinh chán Sử vì phải học thuộc lòng
Chiều 19.1, Bộ GDĐT đã tổ chức họp báo công bố chính thức dự thảo các môn học, hoạt động giáo dục trong C hương trình giáo dục tổng thể để nhận các góp ý của dư luận xã hội.
Theo dự thảo, chương trình mới sẽ có 20 môn/hoạt động giáo dục, được xây dựng theo hướng mở, tăng cường thực hành, tính ứng dụng.
Tại buổi họp báo, Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã có những giải đáp băn khoăn của báo chí liên quan đến các vấn đề môn Lịch sử, trong đó có việc làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử, không còn sợ mỗi khi nhắc đến môn học này.
Tại buổi họp báo, GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử đã có những thẳng thắn: "Nếu dạy Lịch sử theo cách bắt học sinh nhớ số liệu, ngày tháng, sự kiện; hỏi cụ thể trận đánh này địch chết bao nhiêu, ta bắn hạ được bao nhiêu máy bay, thì ai cũng sợ Lịch sử. Tôi cũng rất sợ, nói gì đến học sinh".
Theo GS Tung, nếu dạy theo cách áp đặt kiến thức một chiều, không nói cho học sinh học Lịch sử để làm gì, có thể vận dụng kiến thức vào cuộc sống như thế nào, thì tình trạng học sinh chán môn Sử sẽ còn kéo dài.
Nhiều thay đổi trong chương trình môn Lịch sử mới
GS Tung cho biết, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã hướng tới việc phải đảm bảo mục tiêu làm cho học sinh yêu thích, say mê môn Lịch sử.
"Để làm được điều này, ngay từ cấp tiểu học, chúng tôi đặt ra vấn đề cần dạy Lịch sử thông qua việc tìm hiểu các câu chuyện, nhưng không có nghĩa là cô giáo yêu cầu học sinh học theo truyền thuyết. Ví dụ, khi dạy trẻ về Nhà nước Văn Lang, các thầy cô bắt đầu bằng câu chuyện "Thánh Gióng", "Bánh chưng bánh dày"... Sau đó thầy cô phải chiếu lên màn hình các hiện vật khảo cổ học về thời kỳ này, để học sinh thấy rằng đó không chỉ là huyền thoại mà đó là một phần lịch sử của dân tộc ta" - chủ biên chương trình môn Lịch sử .
Ngoài ra, ở cấp tiểu học, học sinh sẽ tìm hiểu lịch sử qua các môn tích hợp Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý.
Ở cấp THCS, toàn bộ chương trình dành để trang bị nền tảng tri thức thông sử, tức là giúp học sinh có được tri thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống nhất. Đặc biệt, lịch sử Việt Nam sẽ được đặt trong lịch sử thế giới ở từng giai đoạn chứ không tách riêng như ở chương trình cũ.
Bậc THPT, môn Lịch sử sẽ dạy theo các chuyên đề sâu, có phân hóa phù hợp với năng lực, sở nguyện của từng học sinh.
Ngoài ra, những chuyện trong quá khứ, vì lý do nào đó trước đây chúng ta chưa dạy thấu đáo, giờ đều có thể được đưa vào, sao cho phù hợp với năng lực nhận thức và tâm lý lứa tuổi của học sinh.
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực, việc kiểm tra đánh giá cũng sẽ thay đổi. Theo đó sẽ không chú trọng theo hướng lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử làm trung tâm của việc đánh giá như trước đây, mà sẽ chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức của học sinh trong những tình huống ứng dụng cụ thể.
Điều này có nghĩa, trong tương lai, học sinh sẽ không phải học thuộc lòng môn Lịch sử nữa.
Theo Laodong.vn
Sĩ số không giảm, khó thành công Cơ sở vật chất là yếu tố khó nhất khi triển khai chương trình, sách giáo khoa (CT-SGK) mới. Đó là khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên với PV tại buổi họp báo của Bộ GD&ĐT về công bố Dự thảo chương trình 20 môn học chiều qua, 19/1. ảnh minh họa Theo GS Thuyết, chuẩn bị cơ sở...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cựu quan chức Lầu Năm Góc cảnh báo về cuộc khủng hoảng của Bộ Quốc phòng Mỹ
Thế giới
19:48:40 21/04/2025
Check camera, thấy anh hàng xóm bế vợ tôi lên giường rồi gọi điện thoại cho ai đó, khi trở về nhà tôi vội mang quà sang cảm ơn
Góc tâm tình
19:36:27 21/04/2025
Khuyên chân thành nàng nấm lùn hãy đoạn tuyệt 4 kiểu quần "khắc tinh" này
Thời trang
18:57:33 21/04/2025
Lời khai của nam sinh tông tử vong nữ công nhân môi trường rồi bỏ trốn
Pháp luật
18:47:00 21/04/2025
Bugatti Veyron - Siêu xe nghìn mã lực sinh ra từ nét vẽ tay trên phong bì
Ôtô
18:41:44 21/04/2025
10 động cơ xe máy mạnh mẽ nhất năm 2025: Khi giới hạn cơ học bị phá vỡ
Xe máy
18:33:27 21/04/2025
Loạt khoảnh khắc gây xao xuyến của các "bông hồng thép" trong dàn diễu binh dịp 30/4: Xinh đẹp chẳng kém hoa hậu, nhiệm vụ vẫn xuất sắc hoàn thành
Netizen
18:30:06 21/04/2025
Phim Việt độc lạ nhất mùa lễ 30/4: Đầu tư khủng, ai cũng hóng
Phim việt
18:03:41 21/04/2025
Nam sinh lớp 7 ở Hà Nội tử vong khi rơi từ tầng cao chung cư Pride
Tin nổi bật
18:01:55 21/04/2025
Màn casting chuẩn đến từng milimet ở phim Hàn viral nhất hiện tại
Phim châu á
18:00:22 21/04/2025