Lo tăng tải với chương trình giáo dục mới
Nên mạnh dạn rút bớt lý thuyết, rút số tiết học, tăng trải nghiệm để chương trình giáo dục mới đạt mục tiêu đề ra, giảm tải cho học sinh.
Nhiều người băn khoăn chương trình giáo dục phổ thông mới có quá tải không
Do học sinh THCS, THPT đang phải “gánh” khối lượng kiến thức lớn theo chương trình hiện hành, cộng với việc tăng cường các tiết kỹ năng, ngoại khóa, chưa kể phải học thêm ngoại ngữ, ôn thi cuối cấp…, nên việc chương trình mới có quá tải hay không vẫn khiến nhiều người băn khoăn.
Mong giảm tải học hành, thi cử
Nhiều học sinh phổ thông khi được hỏi về mong muốn đối với việc cải cách giáo dục sắp tới đều bày tỏ làm sao để môn Toán bớt khó. “Cháu không hiểu vì sao bài tập trong sách giáo khoa thì cháu làm được nhưng đến khi thầy cô giao thêm bài tập bên ngoài thì rất khó, cháu và nhiều bạn trong lớp không làm được. Chúng cháu đều rất lo, nếu đi thi như vậy thì quá khó”, em Nguyễn Mai Phương, học sinh lớp 6, trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Đống Đa, TP Hà Nội tâm sự.
Với môn Văn, cũng có những thật là các bạn hoàn toàn không hiểu được tác phẩm khi tự đọc và tìm hiểu soạn bài trước khi đến lớp. Hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, TP Hà Nội) Đoàn Công Thạo cho rằng, chương trình môn học phổ thông mới cần làm sao để học sinh không phải làm bài tập quá khó, mà được trải nghiệm thực tế nhiều hơn.
Vị Hiệu trưởng này băn khoăn: “Nhìn vào số tiết trong một số môn học chương trình mới, ví dụ môn Khoa học tự nhiên 560 tiết/năm, nghĩa là chưa giảm tải, ngược lại còn tăng tải. Theo tôi, nên mạnh dạn rút bớt lý thuyết, rút số tiết, tăng trải nghiệm để chương trình giáo dục đạt mục tiêu đề ra, giảm tải cho học sinh”.
Video đang HOT
Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) Nguyễn Quốc Bình cho rằng, về tổng thể chung, nên cân nhắc để chương trình mới có tính lâu dài, phù hợp với thực tế học sinh ở cả thành phố và vùng sâu, vùng xa, tránh trường hợp chương trình mới nhưng lại phải giảm tải hoặc cắt bớt nội dung.
Với câu hỏi về việc bổ sung nhiều môn học mới và có sự điều chỉnh về nội dung, Chương trình giáo dục phổ thông mới có khiến học sinh quá tải hay không, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định: Học sinh quá tải do nhiều nguyên nhân, liên quan tới chương trình, sách giáo khoa và cả cách dạy.
Về định hướng, Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng giảm tải. Để loại bỏ nguyên nhân gây quá tải từ khâu viết sách, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ yêu cầu các tác giả bám sát yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng trong quá trình viết sách giáo khoa, đồng thời tổ chức tập huấn cho những người thẩm định sách giáo khoa về nội dung này. Với khâu dạy học, sắp tới, tất cả giáo viên tham gia giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tập huấn về phương pháp triển khai để bảo đảm yêu cầu đề ra.
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, chủ trương của Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc xây dựng một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, đồng thời giao quyền tự chủ cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp cũng nhằm đem đến cho học sinh sự thuận lợi, giảm gánh nặng học tập. Thực tế, nếu bộ sách nào vượt quá yêu cầu, khiến học sinh bị căng thẳng, quá tải thì chắc chắn sẽ không được lựa chọn. Điều này buộc các tác giả viết sách giáo khoa phải bám sát yêu cầu, quy định.
Thực hiện chủ trương giảm tải cho học sinh, các chương trình môn học sắp tới dự kiến sẽ giảm kiến thức lý thuyết và bài học có yêu cầu phức tạp. PGS.TS Đỗ Tiến Đạt (Phụ trách dự thảo chương trình môn Toán) cho biết: “Chương trình môn Toán ở các cấp học sẽ không quá chú trọng đến các bài tập phức tạp, các câu hỏi lắt léo, kiểu đánh đố học sinh; lược bỏ kiến thức khó và không thiết thực, thay bằng yêu cầu vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề của thực tế”.
“Tinh thần giảm tải được triển khai xuyên suốt ở các môn học trong dự thảo nhưng không phải giảm tải một cách cơ học, mà là tổ chức lại nội dung chương trình phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở từng cấp học. Học sinh sẽ hoạt động nhiều và thường xuyên hơn thông qua môn học bắt buộc là hoạt động trải nghiệm. Mặt khác, việc tăng thời lượng và yêu cầu thực hành ở hầu hết các môn học cũng là cách giảm tải, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và hình thành kỹ năng một cách bền vững”.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Hữu Độ
“Học sinh quá tải do nhiều nguyên nhân, liên quan tới chương trình, sách giáo khoa và cả cách dạy. Về định hướng, Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng giảm tải. Để loại bỏ nguyên nhân gây quá tải từ khâu viết sách, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ yêu cầu các tác giả bám sát yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng trong quá trình viết sách giáo khoa, đồng thời tổ chức tập huấn cho những người thẩm định sách giáo khoa về nội dung này. Với khâu dạy học, sắp tới, tất cả giáo viên tham gia giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tập huấn về phương pháp triển khai để bảo đảm yêu cầu đề ra”.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)
Theo ANTĐ
Chương trình giáo dục mới, giáo viên được toàn quyền phương pháp dạy
Mặc dù nhận được nhiều đánh giá khá tích cực, tuy nhiên khi bản dự thảo "Chương trình môn học phổ thông mới" được Bộ GD-ĐT công bố vào chiều 19-1 lại khiến nhiều người lo lắng do chưa biết các giáo viên sẽ đáp ứng ra sao, công tác thi cử sẽ phải thay đổi thế nào cho phù hợp...
Đổi mới thi cử, đánh giá mới có thể phát huy được yêu cầu mới trong chương trình môn học phổ thông mới đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến đóng góp dự thảo
Với độ mở trong 20 chương trình môn học và hoạt động giáo dục mới, đòi hỏi giáo viên phải đáp ứng yêu cầu chủ động, sáng tạo để phát huy cao nhất năng lực của học sinh thay vì chỉ truyền thụ kiến thức. Tuy nhiên, việc đánh giá, thi cử cũng phải thay đổi tương xứng thì học sinh mới có thể được đánh giá đúng năng lực.
Nhiều yêu cầu mới
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt - Chủ biên chương trình môn Toán cho biết, định hướng đổi mới được xác định theo hướng làm sao cho học sinh tiếp thu phù hợp hơn, không quá chú trọng đến những bài học có nội dung lắt léo, không phục vụ trực tiếp cho mục đích của bộ môn. Trước câu hỏi, liệu giáo viên hiện nay có thể theo kịp yêu cầu này hay không, PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt : "Trên cơ sở nền tảng đào tạo từ trường sư phạm cũng như kinh nghiệm dạy thực tế, tôi cho rằng giáo viên hoàn toàn có thể đáp ứng được. Quan trọng nhất là họ phải được Bộ, Sở tập huấn để có ý thức rõ rệt về đổi mới phương pháp dạy học, cố gắng giúp học sinh tự kiến tạo nên kiến thức của mình thay vì chỉ truyền thụ một chiều như trước đây".
Còn PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên môn Ngữ văn cho biết, môn này có "độ mở" cho giáo viên sáng tạo, vì vậy sẽ liên quan trực tiếp đến công tác đánh giá, thi cử. Theo ông Đỗ Ngọc Thống, ứng với chương trình mở thì việc đánh giá phải căn cứ vào yêu cầu đạt chuẩn kiến thức nhất định. "Giáo viên có thể thấy tác phẩm nào hay thì đưa vào chương trình, không nhất thiết chỉ học tác phẩm trong sách giáo khoa. Đến khi thi, người ra đề sẽ chọn văn bản không có trong sách giáo khoa để đánh giá được khả năng vận dụng trong việc đọc hiểu của học sinh. Như vậy học sinh sẽ tránh được học vẹt, học tủ, giáo viên cũng không thể dạy kiểu nhồi nhét, rập khuôn" - PGS.TS Đỗ Ngọc Thống nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nhiều môn học, hoạt động giáo dục mới trong chương trình phổ thông cũng đòi hỏi giáo viên phải đổi mới và tập huấn bài bản mới có thể đáp ứng được như môn: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Âm nhạc. Đặc biệt với môn Âm nhạc, học sinh sẽ được học các nhạc cụ và lần đầu tiên môn này được triển khai trong chương trình THPT.
Sẽ không thay đổi thi cử đến năm 2020
Trước băn khoăn về việc thi và đánh giá trong các nhà trường sẽ thay đổi thế nào sau khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định, Bộ
GD-ĐT đã có quyết định từ nay đến năm 2020, kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ ổn định, không thay đổi. Như vậy, việc đổi mới hình thức thi chỉ được tính đến sau năm 2020, cũng là thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THPT.
Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, hiện Bộ GD-ĐT đã giao cho Trung tâm đo lường kiểm định chất lượng giáo dục khảo sát và nghiên cứu để trình Bộ đề án đổi mới thi và đánh giá đối với học sinh phổ thông sau khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh đổi mới về giáo viên thì việc chuẩn bị cơ sở vật chất như thế nào cũng được đặc biệt quan tâm. GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, Vụ Cơ sở vật chất (Bộ GD-ĐT) đã được giao nhiệm vụ rà soát, thống kê cơ sở vật chất các trường học trên toàn quốc và lên kế hoạch chuẩn bị bổ sung để đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới.
Các môn học mới sẽ không đòi hỏi cơ sở vật chất quá đặc biệt. Chỉ cần các trường tiểu học ít nhất phải đảm bảo học sinh được học 6 buổi/tuần thì mới học hết chương trình. Hiện 80% trường tiểu học học 2 buổi/ngày. Và một điều kiện tiên quyết nữa là các trường phải đáp ứng sĩ số 35 học sinh/lớp với tiểu học, 45 học sinh/lớp với THCS bởi nếu lớp học đông hơn sẽ cản trở thực hiện phương pháp mới.
Theo ANTĐ
Thầy giáo miền Tây nối học trò nghèo với thế giới bằng webcam Sau mỗi tiết học kết nối Skype, các em lại háo hức hỏi 'Chừng nào kết nối tiếp hả thầy?'. Chiếc webcam ghi lại hình ảnh lớp học của thầy Hiếu để truyền qua lớp học đầu bên kia. Ảnh: NVCC Không có màn hình máy chiếu hay thiết bị công nghệ hiện đại như các trường ở thành phố, những tiết học...