Lo sợ về biến chủng Omicron, nhà đầu tư ồ ạt bán ra bitcoin
Giá bitcoin hiện thấp hơn khoảng 20% so với mức cao kỷ lục gần 69.000USD vào đầu tháng này.
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá bitcoin giảm sâu cùng với giá trị của nhiều loại tài sản rủi ro khác. Giá bitcoin hiện giao dịch ở mức thấp nhất trong 7 tuần, thị trường bitcoin chính thức rơi vào trạng thái suy giảm.
Giá của loại tiền mã hóa lớn nhất thế giới giảm gần 8% trong vòng 24 tiếng gần nhất xuống còn 54.321USD/bitcoin, theo số liệu thống kê của CoinMetrics. Việc suy giảm mạnh này đã kéo giá bitcoin xuống mức thấp nhất tính từ đầu tháng 10/2021.
Giá bitcoin hiện thấp hơn khoảng 20% so với mức cao kỷ lục gần 69.000USD vào đầu tháng này. Các thị trường suy giảm được định nghĩa là khi giá tài sản đó giảm khoảng 20% so với mức đỉnh gần nhất.
Giá một số loại tiền mã hóa khác đồng thời giảm sâu trong ngày thứ Sáu. Giá đồng ether, đồng tiền mã hóa lớn thứ 2, giảm hơn 10% xuống 4.059USD, còn giá đồng XRP giảm 9,9% xuống chỉ còn 95 cent.
Giá các loại tiền mã hóa như vậy đang giảm cùng với giá của nhiều loại tài sản rủi ro khác trong bối cảnh nỗi sợ liên quan đến biến chủng Omicron được phát hiện đầu tiên tại Nam Phi.
Vào ngày thứ Năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có phiên họp báo về biến chủng mới vốn được biết đến với cái tên B.1.1.529 và được coi có đến 30 biến chủng. Anh và nhiều nước khác hiện đã tạm thời hoãn các chuyến bay từ 6 quốc gia châu Phi.
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán giảm điểm rất sâu trong ngày thứ Sáu khi mà biến chủng COVID-19 mới được phát hiện tại Nam Phi, tâm lý nhà đầu tư trở nên lo sợ, họ rút tiền khỏi các tài sản rủi ro.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 905,04 điểm tương đương 2,53% và như vậy ghi nhận ngày giảm điểm sâu nhất trong năm, đóng cửa ở mức 34.899,34 điểm.
Chỉ số S&P 500 mất 2,27% xuống 4.594,6 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 2,23% xuống 15.491,6 điểm. Ở thời điểm giảm sâu nhất trong phiên, chỉ số Dow Jones mất hơn 1.000 điểm.
Thị trường chứng khoán châu Á chịu ảnh hưởng mạnh trong phiên ngày thứ Sáu, chỉ số Nikkei 225 và chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông đều mất hơn 2%. Chỉ số Dax của Đức giảm hơn 4%. Giá bitcoin sụt 8%.
Chỉ số CBOE, chỉ số đo biến động nỗi sợ trên phố Wall, tăng lên mức 28 điểm, ngưỡng cao nhất trong 2 tháng giao dịch gần đây. Giá dầu giảm rất mạnh.
Chiến lược gia cao cấp tại công ty chứng khoán Matsui, ông Tomoichiro Kubota, nhận xét: “Phản ứng của thị trường Nhật dường như vẫn khá hạn chế, bởi cho đến giờ vẫn còn nhiều điều chưa biết về biến chủng này. Hiện đang tồn tại nỗi lo về khả năng biến chủng mới có khả năng lây lan mạnh hơn so với biến chủng delta trước đây, chính vì vậy nhà đầu tư phải tính đến kịch bản xấu nhất khi mà các thành phố buộc phải áp dụng biện pháp phong tỏa trở lại”.
Giới chức y tế Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết ca mắc biến chủng B.1.1.529 đầu tiên tại hòn đảo này chính là bệnh nhân COVID-19 gây lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Cơ quan y tế Hồng Kông (Trung Quốc) vào ngày 25/11 cho biết bệnh nhân được phát hiện nhiễm biến chủng B.1.1.52 đến từ Nam Phi hôm 11/11. Người này cách ly tại khách sạn Regal Airport và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hôm 15/11. Vị khách 62 tuổi đến từ Canada ở phòng đối diện với bệnh nhân trên cũng xét nghiệm dương tính với biến chủng trên 5 ngày sau đó.
Ai là chủ ví 'cá voi' lớn thứ ba thị trường Bitcoin?
Bằng việc phân tích dữ liệu trên chuỗi khối, nhiều chuyên gia cho rằng đây có thể là ví của một sàn giao dịch.
Trong tuần qua, khi giá Bitcoin xuống dưới vùng 60.000 USD, địa chỉ Bitcoin lớn thứ ba có tên "1P5ZED" đã mua vào hàng nghìn đơn vị chỉ trong vài ngày.
Không thể biết chủ sở hữu của ví là ai, nhưng nó giữ tới 111.360 Bitcoin, và mua vào đều đặn kể từ giao dịch đầu tiên vào ngày 5/2/2019. Bằng phân tích dữ liệu chuỗi khối (onchain), một số chuyên gia cho rằng ví có thể gắn với một sàn giao dịch.
Trong 2 tuần qua, giá Bitcoin biến động liên tục. Từ mốc cao nhất mọi thời đại là 69.000 USD vào ngày 9/11, giá tăng và giảm nhiều lần, có lúc xuống 56.000 USD.
Trong số 5 ví Bitcoin lớn nhất, đã có 3 được xác định là thuộc về sàn giao dịch.
Sự biến động này cũng khiến các "cá voi Bitcoin", những tài khoản sở hữu hàng nghìn đơn vị hoạt động sôi nổi trở lại. Năm ví BTC lớn nhất chứa từ 84.000 - 288.000 BTC, và 3 trong số đó được đánh dấu là thuộc về các sàn giao dịch gồm Binance, Bitfinex và OKEX.
Gần đây, nhiều nghi vấn được đặt cho hoạt động của ví Bitcoin lớn thứ ba. Địa chỉ này được tạo lần đầu tiên vào ngày 5/2/2019, khi nó nhận được lượng nhỏ BTC. Sau đó 7 ngày, dữ liệu onchain cho thấy ví đã nhận được 1.119 BTC vào ngày 12/2/2019.
Địa chỉ ví "1P5ZED" trông không giống như một chủ sở hữu Bitcoin cá nhân, mà giống hoạt động trao đổi từ một sàn giao dịch hơn.
1P5ZED có tất cả dấu hiệu giống như sàn giao dịch. Đã có vài lần nó được ghi chú là ví của sàn, nhưng chưa ai có thể kiểm chứng điều này. Địa chỉ này nhận về rất nhiều BTC trong 2 năm qua, và đôi khi nó cũng gửi đi BTC.
Theo dữ liệu của blockchair, các giao dịch của ví 1P5ZED được đánh giá là có độ riêng tư thấp. Điều đó có nghĩa là nhiều giao dịch bị trùng địa chỉ, đầu vào và đầu ra thường giống nhau.
Một người dùng nhận xét đây có thể là ví của sàn Bittrex, dựa trên một giao dịch gần đây.
Trên trình khám phá khối oxt.me, có rất nhiều ghi chú liên quan đến địa chỉ 1P5ZED. Chú thích đầu tiên, được gửi vào tháng 11/2020, nhận định đây "có thể là Bittrex". Theo đường dẫn để lại, ví này đã thực hiện giao dịch 717 BTC, được chuyển từ sàn Bittrex tới 1P5ZED.
Một chú thích khác cho rằng đây là ví của sàn Gemini hoặc Coinbase. Theo những dữ liệu gần đây, ví này thường xuyên thực hiện giao dịch với một ví khác là 1FzWLk, cũng được coi là thuộc về sàn.
Theo Bitcoin.com, rất có thể đây là 2 ví thuộc cùng một sàn, trong đó một là ví "lạnh", hay ví lưu trữ bằng phần cứng, và ví còn lại là ví "nóng", chạy bằng phần mềm. Để lưu trữ tiền mã hóa lâu dài, người dùng có thể chuyển coin vào ví lạnh nhằm đảm bảo an toàn. Các sàn giao dịch cũng không phải ngoại lệ.
Coin và token khác nhau như thế nào? Coin và token là hai khái niệm trong thế giới blockchain. Nhiều người dùng bị nhầm lẫn về hai loại tiền số này. Người dùng thường sử dụng các khái niệm "coin" và "token" để chỉ chung các loại tiền mã hoá. Tuy nhiên, khái niệm và cơ chế hoạt động của coin và token khác nhau. Coin hoạt động trên nền tảng...