Lo sợ bị vô sinh thứ phát vì bỏ thai 2 lần trong 5 năm
Hiện tượng vô sinh thứ phát dễ xảy ra với những người đã từng có thai, chửa ngoài tử cung, sẩy thai sau đó muốn có thai lại mà không được.
Thưa bac si, em năm nay 28 tuôi. Em kêt hôn gân 3 thang. Trươc khi kêt hôn em va chông đa quen nhau đươc 5 năm, trong 5 năm đo chung em vân “quan hê” binh thương. Do điêu kiên con kho khăn nên tui em đa bo thai 2 lân băng thuôc, lân 2 cach lân 1 la 1 năm. Giờ co điêu kiên rôi tui em mơi đam cươi, giơ vợ chồng em muôn co con nhưng chưa co đươc. Em rât lo lắng. Kinh nguyêt em rât đêu, 30 ngay. Trươc đo, sau khi phá thai lần 2 được 1 năm, em bi viêm âm đao và đã chữa khỏi. Em rât sơ minh bi vô sinh thư phat, nhưng em không hiểu rõ lắm về nguy cơ vô sinh này. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (T. Thủy)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn T.Thủy thân mến,
Bạn không nói rõ thời gian bỏ thai lần thứ nhất, thứ hai là khi nào và sau khi bỏ thai bạn có dùng biện pháp tránh thai nào không, khi nào thì dừng tránh thai… nên không thể kết luận bạn có nguy cơ bị vô sinh thứ phát hay không. Nếu bạn mới dừng tránh thai từ khi kết hôn thì tới nay mới được khoảng 3 tháng, như vậy, càng không thể nói bạn bị vô sinh thứ phát. Bình thường, sau 1 năm có quan hệ tình dục tự nhiên, không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà không thụ thai thì cặp vợ chồng đó mới phải lo lắng đến nguy cơ hiếm muộn. Trong trường hợp bạn đã từng có thai trước đó thì cần lo lắng tới nguy cơ vô sinh thứ phát.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm mà hầu hết phụ nữ đều gặp ít nhất một lần trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không được điều trị tích cực, kịp thời thì nó có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của người phụ nữ, dẫn đến vô sinh. Nhưng nếu bạn đã chữa khỏi thì cũng không nên lo lắng quá. Để nắm được tình trạng sức khỏe sinh sản của mình và để biết vợ chồng bạn có gặp khó khăn nào trong việc thụ thai hay không thì bạn nên đi khám sản phụ khoa tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa.
Ngoài ra, bạn cũng nên biết thêm về vô sinh thứ phát để biết cách phòng tránh.Vô sinh thứ phát là hiện tượng cặp vợ chồng đã từng có thai trước đó nhưng sau đó 1 năm trở lên không thể thụ thai lại được cho dù họ không dùng biện pháp tránh thai nào. Hiện tượng vô sinh thứ phát dễ xảy ra với những người đã từng có thai, chửa ngoài tử cung, sẩy thai sau đó muốn có thai lại mà không được.
Vô sinh thứ phát có nhiều nguyên nhân.
- Nguyên nhân được nhắc tới đầu tiên và nhiều nhất vẫn là viêm nhiễm tắc dính đường sinh dục ở nữ giới. Phụ nữ có tiền sử về nhiễm trùng sinh dục như viêm cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng làm chít hẹp hoặc tắc ống dẫn trứng do đó trứng không thể di chuyển vào buồng tử cung.
- Phụ nữ trước đây có đặt vòng, nạo thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc bình thường của tử cung và ống dẫn trứng dính như buồng tử cung hoặc tắc ống dẫn trứng.
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, tiền căn phẫu thuật vùng chậu, viêm vùng chậu… do chất nhầy hoặc cấu trúc của cổ tử cung làm cho tinh trùng khó sống sót và không thể bơi qua được sẽ làm cho tỉ lệ có thai giảm.
Vô sinh thứ phát không chỉ xuất hiện ở nữ giới mà nó còn có cả ở nam giới. Vì vậy, tốt nhất, cả hai vợ chồng bạn nên đi khám để nắm được tình trạng sức khỏe của mình và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần thiết.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Theo VNE
Sau bỏ thai, cần làm gì trước khi mang bầu lại?
Kết quả siêu âm ở tuần thứ 18 phát hiện em bé bị thận đa nang cả hai bên nên em phải chấm dứt thai kỳ vào ngày 14/6/2013. Em đang muốn có em bé lại.
Cho em hỏi thời gian này đã thích hợp chưa? Em cần kiểm tra những gì để sàng lọc các bệnh di truyền hay phòng ngừa như thế nào để em bé sắp tới được khỏe mạnh? Kính mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Lam)
Ảnh minh họa.
Trả lời:
Bạn Lam thân mến,
Trước hết xin chia buồn cùng bạn với kết quả thai kỳ lần trước. Bệnh thận đa nang là loại hình tổn thương của thận đặc trưng bởi sự xuất hiện của rất nhiều nang chứa đầy dịch trong nhu mô thận và đây là những nang dịch có tính chất lành tính. Trong phần lớn trường hợp, những nang này chỉ xuất hiện ở thận. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân có thể có các nang dịch ở ngoài thận như nang gan, tụy và cá biệt ở não, tim.
Bệnh thận đa nang có hai thể: thể di truyền theo gene trội nhiễm sắc thể thường (tổn thương nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 16) chiếm 90% trong số bệnh này, và thể di truyền theo gene lặn chiếm khoảng 10%. Với thể di truyền theo gene trội, khả năng sinh con mắc bệnh thận đa nang là 50%. Với thể di truyền theo gene lặn, mỗi đứa trẻ sinh ra có khả năng mắc bệnh là 25%.
Để chuẩn bị mang thai tốt, cả hai vợ chồng bạn nên khám sức khỏe tổng quát (kiểm tra huyết áp, tim mạch, siêu âm bụng tổng quát, xét nghiệm máu về các chức năng gan, thận, tim mạch...) theo chỉ định bác sĩ. Nên làm xét nghiệm di truyền của hai vợ chồng.
Riêng bạn cần khám phụ khoa, tiêm ngừa các bệnh như thủy đậu, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella nếu chưa có kháng thể bảo vệ. Uống 1 viên acid folic mỗi ngày tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai là tốt bạn ạ. Chúc vợ chồng bạn có thai kỳ khỏe mạnh.
Tiến sĩ bác sĩ Lê Thị Thu Hà _ Phó trưởng khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM
Theo VNE
Bỏ thai, muốn có con lại khó Năm nay tôi đã 38 tuổi nhưng chưa có con. Cách đây 3 năm tôi đã có thai nhưng do điều kiện công việc nên đã phá. Từ đó đến gần đây, vợ chồng tôi vẫn dùng biện pháp tránh thai. 5 tháng nay chúng tôi thả nhưng mang thai rất khó. Giờ tuổi tôi đã cao, tôi đang rất lo lắng. Mong...