Lo sợ bị ung thư khi nổi hạch ở cổ, cô gái sững sờ với căn bệnh nhiều người mắc nhưng ít ai nghĩ đến này
Bỗng thấy vùng cổ sưng to, sở nổi hạch, chị N.T đã rất lo sợ mình mắc phải bệnh ung thư giống như bố của mình. Khi vào khám, chị sững sờ về bệnh của mình nhiều người cũng mắc nhưng ít ai nghĩ đến này.
Mắc lao hạch tưởng ung thư
Chị N.T, 28 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội chia sẻ, vào một ngày trước khi đi làm soi gương thấy phần cổ của mình to hơn bình thường và sờ thấy hạch nổi cục. Nghĩ đến người bố mắc ung thư hạch, chị đã vô cùng lo lắng. Ngay sau đó, chị sắp xếp đi khám luôn. Ngược xuôi đi khám mà kết quả không đồng nhất càng làm chị thấy hoang mang hơn.
Vào thăm khám ở bệnh viện Medlatec, chị được chỉ định làm xét nghiệm máu (tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa máu, CD4); chụp X-quang tim phổi; siêu âm hạch; siêu âm tổng quát; xét nghiệm dịch hạch (hạch đồ; Gene Xpert; MGIT); sinh thiết. Kết quả cho thấy, không chỉ ở cổ, mà toàn thân của chị có nhiều hạch. Dựa vào bằng chứng tế bào học, vi khuẩn học và công nghệ sinh học phân tử, các bác sĩ đã kết luận chị bị lao hạch – một trong những loại lao ngoài phổi thường gặp tại Việt Nam.
Khi biết mình mắc bệnh này, chị đã sững sờ vì không ngờ rằng mình lại mắc bệnh lao hạch vì chỉ nghe đến bệnh lao phổi. Điều trị gần một năm, hiện tại hạch ở ổ bụng đã hết, chỉ còn hạch ở cổ vì khối hạch to. Chỉ còn ít thời gian nữa là chị kết thúc quá trình điều trị.
Bệnh lao hạch rất nhiều người bỏ qua vì triệu chứng không điển hình. Ảnh minh họa
Giống như bệnh nhân T., nhiều ca bệnh mắc lao ngoài phổi khác cũng được phát hiện. Như trường hợp bệnh nhân nữ N.T.H, 30 tuổi, ở Kinh Môn (Hải Dương) vài năm nay ở hai bên cổ xuất hiện hạch. Chị đã đi khám nhiều lần chưa điều trị, chỉ theo dõi tại nhà. Thời gian gần đây, hạch nổi rõ hơn. Đi khám, chị phát hiện mắc lao hạch trong khi chị đang mang thai 16 tuần. May mắn vì được phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ riêng, chị đã được đảm bảo mang thai và sinh con bình thường. Sau khi sinh con, các bác sĩ đánh giá lại và điều chỉnh phác đồ tuỳ theo đáp ứng bệnh.
BSCKI Vũ Thanh Tuấn – Chuyên khoa Hô hấp tiếp nhận điều trị cho biết, nhiều người mắc lao hạch nhưng rất ít người để ý đến căn bệnh này. Do triệu chứng không điển hình nên bệnh dễ bị bỏ qua. Thực tế cho thấy, khi khám nguyên nhân lao thường bị bỏ qua và đa phần mọi người nghĩ cứ hạch là khối u, ung thư hơn nên bỏ sót. Tuy nhiên, người mắc bệnh có thể sờ thấy hạch, sốt nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, gầy xuống cân là những dấu hiệu người dân không được chủ quan.
Video đang HOT
Bệnh lao hạch có thể gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và các hạch ở nội tạng. Có khoảng 15 – 20% bệnh nhân mắc lao ngoài phổi trong số bệnh nhân lao. Tỷ lệ này tuy không cao nhưng đáng nói là khả năng mắc lao ngoài phổi lại là khả năng cuối cùng nghĩ đến khi điều trị các phương pháp đều không khỏi. Việc phát hiện, điều trị muộn sẽ để lại nhiều hệ lụy không đáng có.
Điều cần biết để phát hiện lao hạch?
Để chẩn đoán lao hạch, theo BS Tuấn, bệnh nhân khi thấy cơ thể có vùng nổi hạch cần đi khám ngay. Nếu nghi ngờ mắc lao hạch cần được lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện các kỹ thuật tìm bằng chứng chẩn đoán bệnh gồm:
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu; sinh hóa máu; CD4
Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, chụp X – quang tim phổi; chụp cắt lớp vi tính (CT Scaner)
Làm xét nghiệm dịch hạch với hạch đồ; Gene Xpert; MGIT.
Sau khi kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm khẳng định chính xác bệnh, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn theo hướng điều trị nội khoa mà không cần phải phẫu thuật và phối hợp các thuốc chống lao, điều trị đủ liều, đủ thời gian theo phác đồ.
Để việc điều trị được hiệu quả cao nhất, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần phối hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng. Việc tuân thủ phác đồ điều trị rất quan trọng để nhanh chóng khỏi bệnh, không tái phát và trở lại cuộc sống bình thường.
Nổi hạch ở cổ, khi nào là ung thư?
Theo bác sĩ Nguyễn Việt Cường - khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, nổi hạch ở cổ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý.
Đặc điểm hạch lành tính
BS Cường cho biết, bình thường trên cơ thể một người trưởng thành có khoảng 450 hạch bạch huyết ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn v.v.
Những hạch này chứa các tế bào bạch huyết, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các hạch bạch huyết ở cổ được chia ra làm nhiều nhóm như hạch dưới hàm, dưới cằm, mang tai, sau tai, các hạch má, hạch vùng chẩm..
Nổi hạch sưng đau
Khi các hạch ở cổ nổi lên và sưng đau, theo BS Cường dấu hiệu này không nên lo lắng, có thể là do các viêm nhiễm vùng đầu cổ như viêm mũi xoang, viêm amiđan, viêm họng, viêm lợi, viêm các tuyến nước bọt, viêm da đầu, sâu răng, nhiệt miệng v.v. ở trẻ nhỏ dễ bị viêm hơn.
Vì vậy khi cổ của bé xuất hiện hạch cha mẹ cũng không nên quá lo lắng có thể do mọc răng, viêm họng...
Hạch dấu hiệu của ung thư khác lành tính như thế nào?
Các hạch này thường nhỏ lại và biến mất khi tác nhân gây viêm thuyên giảm. Nếu do viêm hoặc nhiễm trùng thì thông thường ta rất dễ để nhận ra nơi nhiễm trùng qua cách khám tai mũi họng hoặc tự bệnh nhân cũng có thể cảm nhận được như nhọt ngoài da, vết lóe trong khoang miệng và lưỡi, viêm họng, viêm hoặc áp xe nướu răng.
Hạch thành chùm
Khi xuất hiện hạch ở cổ, ở nách, bẹn có thể là lao hạch cũng là bệnh lý khá phổ biến. Hạch lao thường dính với nhau thành chùm, chuỗi, sờ nhẵn, không đau. Bệnh thường khu trú bên trong hạch và ít lây nhiễm từ người bệnh sang người lành, khác với lao phổi. Bệnh do trực khuẩn lao và chỉ cần điều trị nội khoa có thể hết.
U bã đậu
Bác sĩ Cường cho biết vùng cổ cũng có thể xuất hiện những u hoặc nang lành tính, đôi khi nhầm lẫn với hạch khi sờ nắn, ví dụ như các u bã, u mỡ, u nang giáp móng, chồi xương.. Khi có các hạch, u lạ nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra chính xác nguyên nhân là do đâu. Người bệnh không nên quá lo lắng.
Hạch ác tính
Đây là bệnh lý mà người ta sợ hãi nhất. Theo bác sĩ Cường, có một số bệnh ung thư xuất hiện hạch cổ như bệnh U lympho ác tính không Hodgkin, Bệnh Hodgkin. Hạch cũng có thể di căn từ các ung thư khác: ung thư trong khoang miệng, ung thư vòm, ung thư họng, ung thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư vú v.v.
Có khi chỉ có một hạch đơn lẻ, cũng có lúc có nhiều hạch, mềm hay cứng chắc, kích thước đa dạng tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn.
Khi sờ vào sẽ thấy nó dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không còn rõ ràng, sờ nắn sẽ cảm thấy đau và mật độ cứng chắc. Nghi ngờ hạch do ung thư đó là hạch tồn tại lâu ngày không lặn mất, hạch sưng đau.
Ở người trên 40 tuổi, nếu các hạch bị sưng nằm gần xương đòn hoặc phần dưới cổ thì nhiều khả năng là dấu hiệu của ung thư. Hạch bị sưng nằm bên phải liên quan đến phổi và thực quản, bên trái báo hiệu vấn đề ở các cơ quan trong bụng.
Để biết chính xác là hạch ác tính hay không, các bác sĩ sẽ khám và cho xét nghiệm tế bào, sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh. Đây là thủ thuật lấy một mẫu mô hoặc toàn bộ nút hạch bằng kim chuyên dụng. Mẫu hạch sinh thiết sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để chuyên gia kiểm tra dưới kính hiển vi, phát hiện các tế bào ung thư nếu có.
9 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư Sử dụng rượu bia, thuốc lá, lười tập thể dục, nạp quá lượng đường... là những nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ ung thư, theo MSN. Lạm dụng rượu, bia Tổ chức Ung thư toàn cầu thống kê, hàng năm ung thư cướp đi sinh mạng khoảng 8,2 triệu người trên thế giới và 14,1 triệu ca mới. Bệnh do nhiều...