‘Lò sản xuất tiến sĩ’ gây xôn xao mạng xã hội
Mấy ngày qua, dân mạng chia sẻ thông tin về “lò sản xuất tiến sĩ” với những đề tài nghiên cứu như “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã”.
Cụ thể, nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội về thông tin công bố trên website chính thức của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Theo đó, từ ngày 1/1 đến 11/4, cơ sở này tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho hơn 50 học viên các ngành Nhân học, Khảo cổ học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học…
Trên mạng xã hội, có người làm phép tính cơ học và đưa ra kết quả: Trung bình một tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ. Nếu tính ngày làm việc, chỉ 1 ngày một tiếng, 15 phút, cơ sở này cho “ra lò” một tiến sĩ.
Không chỉ bất ngờ với tốc độ “sản xuất” của “lò tiến sĩ” này, người dùng Facebook còn bàn tán về những đề tài được cho rằng chưa xứng tầm với luận án tiến sĩ, như: Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã, Câu bị động trong Tiếng Anh và các phương thức dịch sang Tiếng Việt, Hành vi nịnh trong tiếng Việt, Địa vị pháp lý của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hứng thú rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm, Sự thích ứng với hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề…
Chia sẻ trên mạng xã hội về “lò sản xuất” tiến sĩ với những đề tài khiến cư dân mạng thắc mắc. Ảnh cắt màn hình.
Trả lời VietNamNet, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng: “Đó là do quan niệm của mọi người. Nhiều người nghĩ rằng luận án tiến sĩ làm về những thứ cao siêu, trên trời chứ không mang hơi thở cuộc sống. Hiện nay, luận án tiến sĩ đã đi vào với những đề thiết thực với cuộc sống như vậy, thì lại có ý kiến này khác…
Cũng theo ông Thắng, đây là đợt bảo vệ tiến sĩ của 44 mã ngành. Sau 3 năm làm luận án, các nghiên cứu sinh đến hạn bảo vệ. Mỗi mã ngành chỉ có 1, 2 luận án được bảo vệ, có ngành không có người nào.
Nói về quy trình đào tạo, ông Thắng cho hay, thời gian đào tạo từ 3 – 4 năm. Sau khi thông qua đề cương, học viên học các môn bổ trợ để hoàn chỉnh khung chương trình, rồi phải bảo vệ 3 chuyên đề cấp cơ sở, hoàn thành luận án, bảo vệ cấp cơ sở. Sau khi nhận được ý kiến từ hội đồng, học viên phải sửa chữa, hoàn chỉnh theo yêu cầu của rồi mới bảo vệ chính thức.
Video đang HOT
Chiều 21/47, trao đổi với báo chí về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Việc xác định chỉ tiêu, quy trình tổ chức đào tạo, bảo vệ luận án tiến sĩ phải tuân thủ đúng các qui định hiện hành.
Theo bà Phụng, Học viện Khoa học Xã hội là sự hợp thành của 17 viện nghiên cứu, đội ngũ tiến sĩ gồm 380 người, trên 170 giáo sư và phó giáo sư. Chỉ tiêu đào tạo xác định theo quy định hiện hành là 1 tiến sĩ có thể hướng dẫn cùng lúc 3 nghiên cứu sinh, 1 phó giáo sư hướng dẫn cùng lúc 5 nghiên cứu sinh và 1 giáo sư hướng dẫn cùng lúc 7 nghiên cứu sinh, thì năng lực đào tạo của học viện hoàn toàn đáp ứng được.
Còn về các đề tài nghiên cứu, bà Phụng cho hay, không phải nhà chuyên môn nên không thể nói được có cần thiết hay không.
“Tất cả những bình luận trên mạng xã hội, tôi tin rằng đó là cảm nhận của bất cứ thành viên nào trong xã hội, còn không phải đánh giá chuyên môn. Còn khi nói đến chất lượng thì phải căn cứ đánh giá chuyên môn, không căn cứ vào xã hội nhìn nhận thế nào.
Xã hội nhìn nhận thế nào có thể cũng quan trọng nhưng quan trọng ở việc khác. Không phải xã hội phản đối đề tài đó mà không nghiên cứu, nếu cần vẫn phải nghiên cứu và phải làm sao để xã hội hiểu nó cần thiết như thế nào” – bà Phụng khẳng định. Do đó, các cơ sở đào tạo khi đưa thông tin lên mạng phải viết kỹ mục đích của đề tài.
Cũng theo bà Phụng, hàng năm, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam xác định chỉ tiêu và báo cáo Bộ GD&ĐT theo quy định. Từ năm 2012 đến nay, Bộ đều tổ chức thẩm định với tỷ lệ gần 10%, theo xác xuất, ưu tiên chọn những đề tài có nhiều ý kiến phản biện khác nhau, đề tài sớm hoặc muộn quá, đề tài giống đề tài đã bảo vệ của cơ sở khác…
Học viện Khoa học xã hội được thành lập theo Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 10/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ, là cơ sở giáo dục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Học viện có chức năng và nhiệm vụ chính: Đào tạo và cấp văn bằng thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng chuyên môn về khoa học xã hội, nhân văn cho cán bộ, công chức, viên chức; Tư vấn về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Theo Zing
Cuộc đời thăng trầm của cựu thần đồng Toán học
Cựu thần đồng Toán học bắt đầu nghiên cứu luật pháp từ năm 8 tuổi, học tiến sĩ khi 16 tuổi. Hiện tại, ông vừa nghiên cứu Toán vừa đấu tranh cho quyền lợi của hành khách hàng không.
Là người theo chủ trương ủng hộ quyền lợi của hành khách hàng không, cuộc sống của Gabor Lukacs luôn bận rộn. Làm việc tại nhà riêng ở Halifax, Canada, ông liên tục trả lời email và xử lý những vụ việc liên quan hàng không.
Ngoài ra, Lukacs còn phải dành tâm trí cho các cuộc gọi từ đồng nghiệp ở Đức để giải quyết những vấn đề Toán học, nghề nghiệp thực sự của ông.
Gabor Lukacs làm việc tại nhà riêng ở Halifax. Ảnh: National Post.
Gần đây nhất, ông bận rộn hơn với những cuộc phỏng vấn báo chí sau khi chiến thắng vụ Công ty Lữ hành New Leaf tạm ngừng bán vé trong khi cơ quan quản lý hàng không Canada tiến hành kiểm tra giấy phép hoạt động.
Hơn 10 năm qua, ông tiếp quản 27 vụ kiện và chiến thắng 24 vụ, Finacial Post cho hay.
"Thỉnh thoảng, tôi thấy mình đã dành quá nhiều thời gian vào việc này. Là nhà Toán học, tôi muốn nghiên cứu sâu hơn về Toán. Tại một số thời điểm, tôi nhận quá nhiều email kiện tụng, vượt qua khả năng xử lý của mình", Lukacs nói.
Năm 16 tuổi, thần đồng Toán học trải qua bước ngoặt quan trọng trong đời. Chàng trai này chuyển từ Israel đến Canada để theo học chương trình tiến sĩ tại Đại học York.
Năm 2005, Gabor Lukacs bắt đầu chương trình nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học Dalhousie. Một năm sau, ông trở thành giảng viên Toán tại Đại học Manitoba.
Lẽ ra, Lukacs có thể về nước, bắt đầu một công việc ổn định liên quan học thuật. Nếu không, ông cũng có thể thành lập doanh nghiệp hoặc thử sức ở lĩnh vực đầu tư, sử dụng tài năng của bản thân để làm giàu. Thế nhưng, Lukacs lại chọn con đường khó đi hơn.
Năm 2007, ông đặt vé chuyến bay của hãng United đến Ohio tham dự một hội nghị học thuật. Tuy nhiên, hãng này hủy bỏ chuyến bay nhưng từ chối chuyển chuyến bay của ông sang hãng khác. Vì thế, Lukacs kiện họ ra tòa.
Năm 2009, một nghiên cứu sinh ngành Toán tại Đại học Manitoba thi trượt và yêu cầu thi lại với lý do anh ta ốm. Lukacs lại kiện ban lãnh đạo trường, cho rằng họ dung túng cho sinh viên, làm ảnh hưởng tính công bằng trong học thuật. Hai năm sau, ông bỏ việc, chuyển về Halifax theo đuổi sự nghiệp đấu tranh vì quyền lợi của hành khách hàng không. Nhờ nỗ lực của ông, hành khách có thể yêu cầu hãng bồi thường 800 USD nếu chuyến bay của họ trì hoãn hơn 6 tiếng.
Gabor Lukacs thường xuyên xuất hiện trong các tin tức kiện tụng hàng không. Trên thực tế, người này tiếp xúc với luật pháp hàng không từ rất sớm.
Năm 8 tuổi, thần đồng Toán học gặp rắc rối với hệ thống luật pháp Israel liên quan Công ước Hague về việc bắt cóc trẻ em nước ngoài, sau khi bố dẫn Lukacs chạy khỏi Hungary, nhằm trốn thoát người mẹ bạo lực. Trong quá trình giúp đỡ bố thoát khỏi án tù, Lukacs nghiên cứu pháp luật để tìm ra điểm bất công trong hàng loạt điều luật.
"Khi những đứa trẻ 8 tuổi khác vẫn còn chơi đồ chơi, tôi đã phải hiểu về luật cư trú, các tình trạng khẩn cấp và quy trình xét xử của tòa án", ông nói.
Một người quen giúp bố của Lukacs thoát khỏi Hungary bằng đường hàng không, khi hóa trang ông thành phụ nữ và sử dụng hộ chiếu của con gái người đó. Lukacs cho biết, nhân viên an ninh sân bay nghi ngờ họ và tiến hành kiểm tra hành lý nhưng không hề quan sát họ. Nhờ đó, bố ông lên được máy bay.
Lukacs cho biết, vụ việc là nguyên nhân khiến mình thông cảm với những người di cư và sẵn sàng giúp đỡ họ. Cựu thần đồng cũng từng giúp đỡ các gia đình Hungary gặp rắc rối với pháp luật. Tuy nhiên, việc này chiếm quá nhiều thời gian và đem lại nhiều nguy cơ hơn so với việc đấu tranh vì quyền lợi hành khách hàng không. Ông không muốn nửa đêm tỉnh giấc vì lo sợ một sai lầm, cũng có thể khiến anh bị tù tội hay bị khách hàng tra tấn.
Các luật sư thường thuê Gabor Lukacs làm trợ lý luật trong những vụ án liên quan hàng không. Thỉnh thoảng, ông được thuê làm cố vấn. Cựu thần đồng dự định thành lập thêm một tổ chức và kiếm tiền từ lĩnh vực anh am hiểu.
Theo Zing
Bộ GD&ĐT tuyển 1.300 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài Bộ GD&ĐT vừa công bố đề án 911 và 599 năm 2016 với nội dung tuyển sinh đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài. Theo đề án 911 năm 2016, sẽ có 1.300 giảng viên, cử nhân, thạc sĩ được cử đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài. Chỉ tiêu dự kiến được phân bổ như sau: Anh...