Lộ quốc gia bán thiết kế để Trung Quốc chế tạo vận tải cơ Y-20
Thông tin mới được tiết lộ này đã bóc mẽ những tuyên bố trước đây của Bắc Kinh rằng Y-20 là máy bay vận tải “thuần” Trung Quốc.
Một nguồn tin thân cận với công ty Antonov (Ukraine) tiết lộ rằng, năm 2004, phía Antonov đã chuyển cho Trung Quốc tài liệu kỹ thuật sơ bộ của một mẫu máy bay vận tải hạng nặng (TTS). Dựa theo đó, Trung Quốc đã chế tạo nên máy bay vận tải Y-20 .
Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 của Trung Quốc.
Các thiết kế sơ bộ của TTS gần như giống hoàn toàn với thiết kế của Y-20, chỉ khác ở động cơ. Y-20 ban đầu định lắp đặt động cơ FWS10-118 của Trung Quốc nhưng hiện nay lại sử dụng loại D-30KP-2 do Nga chế tạo. Ngoài ra, cánh tà của Y-20 sử dụng kiểu cánh của máy bay vận tải C-17A Mỹ.
Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Xi’an (Trung Quốc) chế tạo, bay thử lần đầu vào ngày 26-01-2013 và được đưa vào biên chế 06-07-2016.
Video đang HOT
Máy bay có chiều dài 47m, sải cánh 45m, cao 15m, khối lượng rỗng 100.000kg, khối lượng cất cánh tối đa 220.000kg, tải trọng 66 tấn, phi hành đoàn 3 người.
Y-20 được trang bị 4 động cơ D-30KP-2, cho phép nó đạt tốc độ tối đa 0,75 Mach, tầm hoạt động 5.200km với tải trọng 51 tấn.
Theo đánh giá từ tạp chí Aerospace Knowledge (Trung Quốc), với tầm hoạt động này, Y-20 có thể vươn tới mọi nơi ở châu Âu và châu Á, cũng như bang Alaska của Mỹ, Australia và Bắc Phi.
Một quan chức thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) cho biết Bắc Kinh cần hơn 1.000 chiếc Y-20 và nước này còn đang có kế hoạch chế tạo các máy bay vận tải với kích cỡ tương đương mẫu Antonov An-225 Mriya (hiện là loại máy bay vận tải lớn nhất trên thế giới).
Có thể nói, thông tin Trung Quốc mua lại thiết kế từ Ukraine để chế tạo Y-20 đã bóc mẽ những tuyên bố trước đây của Bắc Kinh rằng Y-20 là máy bay vận tải “thuần” Trung Quốc. Nó cho thấy nước này vẫn chưa đủ khả năng tự thiết kế các loại máy bay chiến lược.
Một số hình ảnh thiết kế của mẫu TTS:
Theo Soha News
Mỹ- Nhật điều giàn máy bay MV-22 Osprey hùng hậu tập trận chung
Ngày 1.9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết cuộc diễn tập chung giữa các lực lượng Nhật Bản và Mỹ với sự tham gia của máy bay vận tải MV-22 Osprey dự kiến sẽ được tiến hành từ giữa tháng 9 ở Guam và Đảo Tinian.
16 trong số 24 máy bay MV-22 Osprey hiện được triển khai ở căn cứ Futenma, thuộc tỉnh Okinawa, sẽ tham gia cuộc diễn tập kéo dài khoảng 3 tuần từ 12.9 đến 5.10.
MV-22 Osprey là một thiết kế lai giữa trực thăng và máy bay cánh cố định. Giải pháp này cho phép nó hoạt động trên mặt đất và tàu đổ bộ khá dễ dàng. MV-22 có thể chở theo 24 binh lính hoặc 9 tấn hàng hóa. Ưu điểm của máy bay là khả năng cất, hạ cánh như trực thăng trong khi có tốc độ nhanh gấp đôi. Osprey có vận tốc tối đa 500 km/h.
Đây sẽ là cuộc diễn tập đầu tiên được triển khai theo một thỏa thuận Nhật - Mỹ ký hồi năm 2013 nhằm tăng cường tập luyện các kỹ năng sử dụng loại máy này bên ngoài Okinawa, qua đó giúp giảm bớt gánh nặng duy trì căn cứ Mỹ ở tỉnh này.
Theo Danviet
Máy bay vận tải Việt Nam vừa đặt mua có gì đặc biệt? Phóng sự "Lữ đoàn Không quân vận tải 918 huấn luyện sát thực tế nhiệm vụ" của Kênh Truyền hình Quốc phòng đã cung cấp thông tin về việc Việt Nam đặt mua thêm máy bay vận tải C-295. Hiện tại dây chuyền sản xuất của Airbus đặt tại Seville, Tây Ban Nha đã chuyển qua lắp ráp biến thể mới nhất của...