Lo ngại về chương trình sữa học đường
Sở GD&ĐT TP Hà Nội, đơn vị chủ trì thực hiện, khẳng định chương trình này nhằm mục đích nâng cao tầm vóc, chiều cao của trẻ, chất lượng sữa hoàn toàn đảm bảo và hoàn toàn tự nguyện…
Nhiều trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non ở Hà Nội đã phát thông báo tới phụ huynh học sinh (HS) về việc thực hiện đề án chương trình sữa học đường (SHĐ) đang triển khai. Kèm theo thông báo trên, phụ huynh HS cũng nhận được một văn bản lấy ý kiến về chương trình này. Nội dung lấy ý kiến là đồng ý hay không đồng ý về chương trình SHĐ và lý do nếu không đồng ý đối với chương trình.
Lo lắng chất lượng sữa
Trao đổi với chúng tôi, chị TTH, phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng), cho biết gia đình chị cũng nhận được văn bản lấy ý kiến từ nhà trường. “Nếu SHĐ cung cấp là nguồn sữa sạch, chất lượng đảm bảo thì có tốn nhiều tiền hơn gia đình tôi cũng đóng góp để cho cháu uống. Tuy nhiên, đến giờ chúng tôi vẫn không biết đây là loại sữa gì, thành phần ra sao, chất lượng có đảm bảo hay không, do đơn vị nào sản xuất… Nhất là thời gian qua có nhiều vụ ngộ độc sữa tại nhà trường xảy ra khiến chúng tôi lo lắng…” – chị TTH nói. Chị H. cho hay cũng vì các lý do trên nên gia đình chị chưa đồng ý tham gia chương trình SHĐ cho con.
Bà NTT, hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ, cũng cho hay nhà trường thông báo và họp với các gia đình của các HS từ tháng 8-2018, tuy nhiên đến thời điểm này mới có gần 80% đăng ký tham gia chương trình SHĐ. “Chúng tôi cũng giải thích rõ tinh thần của đề án là Nhà nước hỗ trợ với mục tiêu nâng cao chiều cao của các con, chất lượng sữa được cơ quan chuyên môn kiểm định, đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn nghi ngại, nhiều người không đồng ý cho con mình tham gia” – bà T. nói.
Còn bà KTTN, chủ cơ sở giáo dục mầm non tư thục tại quận Hoàng Mai, thì cho hay cơ sở của bà không tham gia chương trình này vì trong thực đơn của nhà trường cũng đang cung ứng hai bữa sữa/ngày cho trẻ. “Tôi cho rằng nên để cơ sở giáo dục mầm non có một sự tự chủ, linh hoạt trong việc chọn sữa cho trẻ. Bởi chỉ có nhà trường, giáo viên ở trong trường mới biết thể trạng, sức khỏe của trẻ và biết các con yêu thích loại sữa gì để có thể thay đổi thực đơn, chứ không nhất định cứ phải lấy sữa từ một doanh nghiệp sản xuất…” – bà N. nói.
Chương trình sữa học đường còn có những ý kiến khác nhau. Ảnh: HTD
Không có chuyện ép học sinh uống sữa
Trước nghi ngại của dư luận, đích thân ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội, đã phải thông tin, giải thích rõ hơn về chương trình SHĐ tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 25-9. Theo ông Tiến, chương trình SHĐ là chương trình hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc các HS tham gia. “Nếu cháu nào đã đăng ký nhưng quá trình uống thấy không có nhu cầu thì có thể dừng. Ngược lại, nếu thấy có tác dụng mà chưa đăng ký thì có thể tham gia. Chúng tôi cam kết không có chuyện ép buộc uống sữa” – ông Tiến nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo ông Tiến, hiện Sở GD&ĐT TP Hà Nội đang mời thầu các doanh nghiệp sản xuất sữa tham gia đấu thầu cung ứng sữa cho HS tiểu học, trẻ mầm non tại Hà Nội. Thời gian mở thầu từ ngày 11-9 và đóng thầu vào ngày 1-10. Sở GD&ĐT TP Hà Nội đang làm các thủ tục đấu thầu. Ông Tiến cũng bác bỏ các nghi ngại của dư luận về chất lượng, thành phần, hạn sử dụng… “Tôi đảm bảo chỉ có những doanh nghiệp có năng lực mới có thể đáp ứng cung cấp số lượng 1-1,2 triệu hộp sữa/ngày cho toàn bộ trẻ em tại Hà Nội” – ông Tiến nói.
Chương trình SHĐ, đối tượng HS tiểu học, trẻ mầm non (ngoài nhóm đối tượng được hỗ trợ uống sữa miễn phí) sẽ được hỗ trợ 50% tiền uống sữa trong suốt năm học chín tháng với một hộp sữa 180 ml/ngày. Giá sữa tối đa khoảng 6.800 đồng/hộp. Mức hỗ trợ 50% này có 30% từ ngân sách và 20% từ doanh nghiệp cung cấp sữa. 50% còn lại do phụ huynh đóng góp. Thời gian áp dụng chương trình từ năm học 2018 đến hết năm 2020.
TRỌNG PHÚ
Theo plo.vn
9 chỉ tiêu của chương trình sữa học đường
Một chỉ tiêu của chương trình sữa học đường là đến năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi tăng 1,5-2 cm so với năm 2010.
Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin về việc thành phố dự kiến chi hơn 1.200 tỷ đồng cho chương trình sữa học đường, nhiều độc giả thắc mắc tại sao chỉ có Hà Nội, tại sao không dùng khoản tiền đó đi xây trường...
Thực tế từ ngày 8/7/2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành quyết định số 1340 phê duyệt chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Mục tiêu của chương trình là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng việc cho trẻ uống sữa hàng ngày, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ.
Quyết định đưa ra 9 chỉ tiêu áp dụng cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học với thời gian thực hiện đến năm 2020, gồm:
- Đến năm 2020, 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng.
- Đến năm 2020, 100% số học sinh mẫu giáo và tiểu học của các huyện nghèo được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.
- Đến năm 2020, 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.
- Đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học đạt 90% - 95% vào năm 2020.
- Tăng tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mẫu giáo và tiểu học đạt trên 40% vào năm 2020.
- Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020.
- Đến năm 2020, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,6%/năm.
- Đến năm 2020, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học trung bình 0,7%/năm.
- Đến năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ nhập học (6 tuổi) tăng 1,5-2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.
Đẩy mạnh xã hội hóa chương trình sữa học đường
Theo quyết định 1340, giải pháp được đưa ra là ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình sữa học đường đến năm 2020. Nội dung gồm nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối và sử dụng quy định về định mức sữa phù hợp với lứa tuổi.
Nhà nước sẽ có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chương trình để đảm bảo nguồn lực, sự bền vững chương trình, đặc biệt tại các huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia và xã hội hóa chương trình.
Công tác tuyên truyền cũng được nhấn mạnh nhằm tạo sự chuyển biến cho chính quyền về vai trò của chương trình và thay đổi nhận thức của cha mẹ, cộng đồng về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em.
Đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia chương trình cũng được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ. Trong quá trình cho trẻ uống sữa, họ có nhiệm vụ kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Trẻ mầm non tại TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ ngành có liên quan, chính quyền các tỉnh thànhvà các tổ chức khác triển khai chương trình này.
Ngoài ra, Bộ Y tế chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các quy định về sản phẩm sữa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia chương trình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho chương trình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao chỉ đạo các Sở Giáo dục các phối hợp với Sở Y tế tỉnh thành tổ chức triển khai các hoạt động của chương trình.
UBND các tỉnh thành căn cứ vào khả năng ngân sách của địa phương, bố trí kinh phí để thực hiện chương trình sữa học đường. Địa phương cũng có thể huy động các nguồn lực khác như doanh nghiệp, gia đình, quỹ từ thiện...
Mạnh Tùng
Theo Vnexpress
Chương trình sữa học đường ở Thái Lan áp dụng từ năm 1992 Việc khuyến khích học sinh uống sữa không chỉ giúp cải thiện dinh dưỡng mà còn vực dậy ngành công nghiệp sữa ở Thái Lan. Từ năm 2000, Ngày Sữa học đường thế giới được chọn là thứ tư cuối cùng của tháng 9 (năm 2018 rơi vào ngày 26/9). Mục tiêu của ngày này là nâng cao nhận thức về lợi ích...