Lo ngại tính bảo mật, an toàn cho học sinh khi dạy học online
Người lạ xâm nhập gửi hình nhạy cảm, gây ồn ào, nhắn tin quấy rối… là những điều mà không ít lớp học trực tuyến trong đợt nghỉ tránh dịch COVID-19 đang phải đối mặt.
Và điều giáo viên, học sinh mong mỏi nhất là cơ quan chức năng có giải pháp để thầy và trò có những tiết học online hiệu quả, an toàn.
Nhiều trường học trên cả nước đã triển khai cho học sinh học online trong mùa dịch. Ảnh: Hải Nguyễn
Khi lớp học online bị “tấn công”
Để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn trong thời gian tạm đóng cửa trường vì dịch COVID-19, ngành giáo dục đã đẩy mạnh triển khai dạy học trực tuyến. Nhiều địa phương đặt mục tiêu 100% học sinh được học tập qua internet. Việc chuyển đổi phương thức dạy học này cũng bước đầu mang lại hiệu quả, không chỉ dừng ở việc ôn tập mà còn giúp cung cấp kiến thức mới cho học sinh. Nhưng sau một thời gian triển khai, dạy học online cũng lộ những bất cập cần khắc phục.
Ngoài những yếu tố về chất lượng đường truyền, thiết bị công nghệ, thì gần đây nhiều giáo viên bày tỏ lo ngại về tính bảo mật của các phần mềm phục vụ dạy học trực tuyến. Tại Việt Nam, rất nhiều giáo viên, trường học đang sử dụng ứng dụng Zoom để dạy học, vì đây là phần mềm miễn phí, tiện lợi khi sử dụng.
Theo thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn – Giáo viên một trường tiểu học tại quận Bình Thạnh, TPHCM, hiện nay phần mềm Zoom được nhiều giáo viên chọn sử dụng trong giảng dạy bởi sự đơn giản, đủ các tính năng dành cho giáo viên và học sinh. Việc sử dụng Zoom cũng không phải trả phí so với nhiều ứng dụng khác.
Bên cạnh đó, một ưu điểm của Zoom là phần mềm chuyên về “conference”, hệ thống họp video qua web, cho phép mọi người nhìn thấy nhau, nói chuyện trực tiếp qua video, qua thoại nên chắc chắn nhẹ hơn hẳn so với các phần mềm khác.
Tuy nhiên, một số sự cố đã xảy ra. Một giáo viên Trường Tiểu học Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, trong tiết dạy của mình, khi đang mở học liệu là các hình ảnh để minh họa cho bài giảng, thì trên màn hình bỗng xuất hiện nhiều nét vẽ nguệch ngoạc đè lên các hình minh họa. Khi cô hỏi cả lớp ai đang vẽ lên màn hình thì học sinh đều nói không biết. Lớp học phải dừng lại để giáo viên nhờ bộ phận công nghệ tìm người đang “phá tiết học”.
Mới đây báo chí cũng đăng tải câu chuyện một giáo viên hốt hoảng phát hiện clip sex phát tán từ tài khoản trong lớp học. Sau sự việc trên, tìm hiểu mới biết lý do là một bạn học sinh trong lớp đã lên một nhóm trên Facebook, gửi ID và mật khẩu cho một nhóm người để nhóm này vào phá lớp. Nhiều giáo viên cũng phản ánh gặp phải các trường hợp đang dạy online thì thấy xuất hiện các clip của dân giang hồ mạng như Huấn hoa hồng, Khá “bảnh”… khiến lớp học bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Ứng dụng này đã ra đời được gần 10 năm nhưng chỉ chính thức phổ biến khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Một số chuyên gia an ninh mạng cho hay, nền tảng này rất dễ bị hacker tấn công và đánh cắp thông tin, thậm chí còn chiếm quyền điều khiển hệ thống.
Tại Việt Nam, trước những thông tin về tính bảo mật của phần mềm này, cả giáo viên và học sinh đều có chung nỗi lo về việc lớp học trực tuyến của mình có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.
Khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền
Để đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh khi thực hiện dạy học trực tuyến, ngày 13.4, Bộ GDĐT đã có những quy định “siết” lại hoạt động này. Theo Bộ GDĐT, quá trình tổ chức dạy học qua Internet có xảy ra hiện tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học/phòng học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục… có dấu hiệu lạm dụng, quấy rối và bắt nạt trẻ em, học sinh, sinh viên trên mạng, không đảm bảo an toàn và đã gây tâm lý hoang mang cho người học, người dạy; ảnh hưởng đến chất lượng dạy học qua Internet.
Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT, các trường tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy – học qua Internet. Đồng thời, giới thiệu, phổ biến cho giáo viên những giải pháp, phần mềm quản lý, tổ chức dạy học qua Internet tin cậy, có uy tín; khuyến khích các trường sử dụng phần mềm có bản quyền, những phần mềm do Bộ GDĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu sử dụng miễn phí trong mùa dịch COVID-19.
Trước tình trạng học sinh làm lộ ID, mật khẩu của lớp học để người lạ “phá” lớp bằng clip phản cảm, Bộ GDĐT yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu xảy ra các tình huống tiêu cực, giáo viên, học sinh, phụ huynh cần cung cấp thông tin kịp thời tới lãnh đạo nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo ông Nguyễn Sơn Hải – Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT), thời gian qua, các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước đã ký cam kết hỗ trợ ngành giáo dục và đào tạo một số nội dung nhằm phòng, chống dịch COVID-19.
Ví dụ như Viettel, VNPT hỗ trợ miễn phí hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục đại học (máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền bảo đảm dạy học trực tuyến); cung cấp miễn phí giải pháp đào tạo trực tuyến cho toàn bộ các trường đại học, phổ thông trên toàn quốc. Các trường học có thể liên hệ với các doanh nghiệp để được cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phần mềm có bản quyền.
TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT thì cho rằng, hiện hệ thống trong Đại học FPT thường xuyên dùng công cụ của Microsoft và Google là chính. Việc Zoom gặp phải những vấn đề về lỗi bảo mật, tính chất riêng tư khiến cho nhiều cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị có thể “ngại” sử dụng.
Tuy nhiên, theo ông Tùng, trong học tập, sẽ không có nội dung nào là bí mật, riêng tư quá mức vì thế giáo viên vẫn có thể sử dụng với yêu cầu quản trị tốt. Khi không quản trị được để người lạ vào đưa thông tin lung tung là do cách thức sử dụng, vận hành của giáo viên. Phần mềm nào cũng sẽ có phần quản lý người học, việc đưa thông tin… nên giáo viên chỉ cần tìm hiểu kỹ cách sử dụng và quản trị thì có thể sử dụng được. Nếu giáo viên chưa có chuyên môn thì cần người có hiểu biết, hướng dẫn hoặc giúp đỡ phần quản trị lớp học.
ĐẶNG CHUNG – HUYÊN NGUYỄN
Dạy học trực tuyến, những cái khó giờ mới biết!
Từ khi Bộ GD-ĐT hướng dẫn dạy học trực tuyến như một giải pháp thay thế học trực tiếp do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 quá dài, nhiều địa phương đã 'nháo nhào' thay đổi dù chưa thực sự sẵn sàng.
Một học sinh tiểu học ở Hà Nội tham gia buổi học trực tuyến - Ngọc Thắng
Thành thị, miền núi đều gặp khó
Sở GD-ĐT Hà Nội mới có văn bản hướng dẫn, đặt ra mục tiêu bằng mọi biện pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho 100% học sinh (HS) được học tập qua internet.
Để đạt mục tiêu này, Sở GD-ĐT Hà Nội hướng dẫn các phòng GD-ĐT, các đơn vị, trường học thực hiện theo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, về học liệu, về tổ chức hoạt động dạy học và quản lý HS... Sở này cũng yêu cầu các phòng GD-ĐT, đơn vị trường học... xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến và báo cáo bằng văn bản về Sở GD-ĐT trước ngày 10.4.
Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, cho hay việc dạy học trực tuyến rất khác nhau ở các nhà trường. Hà Nội rất rộng và không phải gia đình nào cũng có internet cũng như thiết bị để con học trực tuyến.
Chị T.H, ở một khu đô thị lớn trên đường Minh Khai (Hà Nội), cũng cho hay nhà có 2 con, 1 học tiểu học, 1 học lớp 9 nên bố mẹ có 2 máy tính đều phải nhường con vì ưu tiên việc học. Tuy nhiên, khi cách ly xã hội, yêu cầu làm việc trực tuyến thì bố mẹ phải xin cơ quan cho đến nhiệm sở làm việc vì ở nhà không còn máy tính.
Hà Nội đã vậy, nhiều tỉnh miền núi còn khó khăn hơn. Ông Lê Thanh An, Trưởng phòng GD-ĐT H.Con Cuông (Nghệ An), chia sẻ toàn huyện có 44 trường trực thuộc huyện và chỉ có 8 trường ở vùng thuận lợi có thể triển khai được dạy học trực tuyến vì phụ huynh có điều kiện hơn. Các trường còn lại phần lớn chưa thể dạy - học trực tuyến.
Bà Lê Thị Thủy, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Lai Châu, thì cho biết Sở đã làm việc với Đài truyền hình Lai Châu về dạy học trên truyền hình tỉnh, mỗi ngày khoảng 30 phút. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình ở vùng sâu không có ti vi thì thật khó để triển khai giải pháp này. Theo ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên, dạy học trên truyền hình với các tỉnh miền núi như Điện Biên "là một thử thách, khi kinh nghiệm chưa có. Các thầy, cô giáo phải vừa làm vừa dò, chứ chưa thể làm tốt được ngay".
Học sinh mệt mỏi vì những tiết học dài lê thê
Do chưa có kinh nghiệm xây dựng, thiết kế các bài giảng trực tuyến nên mỗi nhà trường, thậm chí mỗi giáo viên (GV) thiết kế bài giảng theo một cách khác nhau. Có trường lên thời khóa biểu rõ ràng về thời gian học từng môn gần giống như giờ lên lớp trực tiếp nhưng có trường thì cả buổi chỉ học 1 môn khiến cho tiết học kéo dài lê thê.
Trên các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm dạy học trực tuyến, có GV cho biết trường yêu cầu xây dựng giờ dạy là 2 tiếng để dạy theo chuyên đề cho... gọn. Điều này cũng có thuận lợi là giúp người học ở một lớp đông HS có nhiều cơ hội tương tác hơn. Tuy nhiên, GV khó kiểm soát HS có tham gia cả thời gian học hay không...
Việc kéo dài thời gian không phải vì giáo viên xây dựng bài giảng quá dài mà là do cả cô trò đều chưa quen với việc học trực tuyến. Nhiều khi chờ các em đăng nhập, điểm danh xong đã mất vài chục phút. Chưa kể, trong quá trình học còn trục trặc về kết nối mạng, đường truyền, micro của học sinh phát biểu mà cô không nhận được...
Một giáo viên dạy tiểu học ở Hà Nội
Một GV dạy tiểu học ở Hà Nội chia sẻ việc kéo dài thời gian không phải vì GV xây dựng bài giảng quá dài mà là do cả cô trò đều chưa quen với việc học trực tuyến. Nhiều khi chờ các em đăng nhập, điểm danh xong đã mất vài chục phút. Chưa kể, trong quá trình học còn trục trặc về kết nối mạng, đường truyền, micro của HS phát biểu mà cô không nhận được...
Phụ huynh có con học tiểu học, nhất là ở lớp 1 và lớp 2 phải rất vất vả khi kèm con học trực tuyến. Không ít ý kiến phản ánh, không chỉ trò rất vụng dại, lúng túng mà GV cũng chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý công nghệ thông tin, phụ huynh cũng lúng túng khi các thiết bị gặp trục trặc... Thậm chí, có HS khi vào được hệ thống, buổi học trực tuyến chỉ còn 5 - 10 phút thì kết thúc, hoặc đang học đường truyền bị gián đoạn, mất tiếng, mất hình... GV không xử lý được. "Bố mẹ ngồi kèm con học còn mong nhanh hết giờ nữa là con trẻ mới 6, 7 tuổi", một phụ huynh cho biết.
Ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, điều lo lắng nhất của cả phụ huynh, HS và các nhà trường là với điều kiện dạy học trực tuyến quá chênh lệch như hiện nay, nếu áp chung một cách thức kiểm tra, đánh giá và tính vào thời gian học chính khóa thì khó tránh khỏi "bệnh hình thức" và hậu quả là HS sẽ chịu thiệt thòi lớn nhất, khi đã học mà như chưa.
Nên chọn tương tác qua từng nhóm nhỏ
Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), cho biết ông nhận được rất nhiều email của GV nhờ hỗ trợ do dạy và học trực tuyến hiện nay đang là giải pháp tình thế, lúc đại dịch tràn đến mà nhiều trường, nhiều GV chưa kịp chuẩn bị kịch bản sư phạm. Lời khuyên mà ông Ngọc đưa ra là mỗi tiết dạy trực tuyến không quá 40 phút vì người học không thể ngồi nghe quá lâu.
Ông Ngọc cũng cho rằng GV nên chọn phương án tương tác không đồng bộ với HS, tốt nhất là qua nhóm email của từng lớp, từng GV, hay qua mạng xã hội, qua nhóm chat... để trả lời thắc mắc, để kiểm tra kiến thức HS qua các câu hỏi trực tiếp hay trắc nghiệm. Với cách làm như trên thì không lo mạng bị nghẽn, không lo phải chờ đủ HS thì GV mới giảng bài được và HS thậm chí không cần webcam (để chat video với GV) mà vẫn học bài được.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), đề nghị các nhà trường tuyệt đối không chuyển đổi cơ học các tiết dạy (trước đây) thành các tiết dạy trực tuyến theo thời gian thực với thời lượng tương đương; ví dụ: 5 tiết (45 phút) thành 225 phút dạy trực tuyến liên tục trong 1 buổi. Nên bố trí xen kẽ các môn học, mỗi môn kéo dài khoảng 35 - 40 phút, giữa có giải lao 10 - 15 phút, mỗi buổi chỉ nên 3 tiết, ngày 2 buổi, thời gian bắt đầu và kết thúc buổi học linh hoạt, phù hợp với thời gian sinh hoạt gia đình HS hiện nay.
Về nguyên tắc sư phạm, phương pháp triển khai, tiến sĩ Tôn Quang Cường lưu ý, cách dạy học trực tuyến cần tuân theo nguyên tắc lớp học đảo ngược, dạy học hỗn hợp và dạy học cá nhân hóa. Theo đó, trước mỗi bài học trực tuyến, GV phải cung cấp nội dung học tập, yêu cầu, tài liệu học tập trước cho HS. Trong quá trình giảng bài không ôm đồm, sa đà vào phân tích, giảng giải nội dung mà chủ yếu quan tâm xem HS tiếp thu được đến đâu, lưu ý đến các điểm HS chưa rõ.
Tuệ Nguyễn
Dạy và học trực tuyến không phải để... vui là chính! Giáo viên chưa có kinh nghiệm, phụ huynh không biết sử dụng các thiết bị công nghệ, học sinh chưa có tinh thần tự học cao, các ứng dụng dạy học bị hạn chế... là những khó khăn gặp phải khi triển khai dạy học trực tuyến. Học sinh tại TP.HCM tham gia học trực tuyến, học qua truyền hình - Ảnh: Hoàng...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-kinh-hoang-khoanh-khac-chiec-xe-khach-lat-do-tren-duong-vao-nua-dem-khien-29-nguoi-thuong-vong-tai-phu-yen-600x432-e02-7374187-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![3 vị khách quý đến nhà báo hiệu gia đình bạn sắp được trời ban phúc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/3-vi-khach-quy-den-nha-bao-hieu-gia-dinh-ban-sap-duoc-troi-ban-phuc-600x432-2ea-7374400-250x180.webp)
3 vị khách quý đến nhà báo hiệu gia đình bạn sắp được trời ban phúc
Trắc nghiệm
20:20:39 08/02/2025![Bạn gái gây tranh cãi vì tấm ảnh chụp trong sinh nhật của Ronaldo, bị chê "bất lịch sự" với mẹ chồng tương lai](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ban-gai-gay-tranh-cai-vi-tam-anh-chup-trong-sinh-nhat-cua-ronaldo-bi-che-bat-lich-su-voi-me-chong-tuong-lai-600x432-f44-7374390-250x180.webp)
Bạn gái gây tranh cãi vì tấm ảnh chụp trong sinh nhật của Ronaldo, bị chê "bất lịch sự" với mẹ chồng tương lai
Sao thể thao
20:19:28 08/02/2025![Vụ chụp lén gái xinh trên phố Hà Nội bị "đấu tố" khắp các mạng xã hội: Nhiếp ảnh gia nước ngoài lên tiếng nhưng vì sao phải khoá bình luận?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tai-nan-hi-huu-nhat-lich-su-mukbang-den-tu-bich-nuoc-nam-banh-cong-soc-trang-hut-8-trieu-nguoi-xem-600x432-539-7374376-250x180.webp)
Vụ chụp lén gái xinh trên phố Hà Nội bị "đấu tố" khắp các mạng xã hội: Nhiếp ảnh gia nước ngoài lên tiếng nhưng vì sao phải khoá bình luận?
Netizen
19:17:14 08/02/2025![Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tong-thong-my-donald-trump-tuoc-quyen-tiep-can-thong-tin-mat-cua-ong-biden-600x432-c19-7374383-250x180.webp)
Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden
Thế giới
19:17:02 08/02/2025!['Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/den-am-hon-gay-sot-phong-ve-nhung-vuong-tranh-cai-dao-dien-noi-gi-600x432-b39-7374368-250x180.webp)
'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?
Hậu trường phim
18:04:31 08/02/2025![HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hot-hoa-hau-le-hoang-phuong-phan-ung-gat-ra-mat-khi-bi-hoi-chuyen-yeu-ban-trai-vua-chia-tay-cua-thieu-bao-tram-600x432-d4c-7374366-250x180.webp)
HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm
Sao việt
17:54:49 08/02/2025![Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hom-nay-nau-gi-bua-com-it-thit-nhieu-rau-van-sieu-ngon-600x432-023-7374364-250x180.webp)
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon
Ẩm thực
17:50:45 08/02/2025![Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hinh-anh-mot-nguoi-bi-khieng-khoi-su-kien-cua-nhom-nam-trieu-ban-day-len-lo-ngai-600x432-edf-7374312-250x180.webp)
Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại
Nhạc quốc tế
15:55:51 08/02/2025![Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/lua-giai-han-chiem-doat-hon-1-ty-dong-600x432-6c2-7374297-250x180.webp)