Lo ngại thiếu thiết bị bảo quản vaccine, bệnh viện tại Mỹ đổ xô mua tủ đông lạnh
Các tiểu bang, thành phố và bệnh viện của Mỹ đang đua nhau mua tủ đông siêu lạnh để bảo quản an toàn vaccine phòng bệnh COVID-19 PFE.N của hãng dược phẩm Pfizer, bất chấp cảnh báo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Tủ đông siêu lạnh cháy hàng khi các bang Mỹ lo ngại thiếu thiết bị bảo quản vaccine Pfizer. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), tình trạng này cho thấy sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng trong việc hỗ trợ chiến dịch vaccine siêu lạnh, bao gồm thiết bị lưu trữ hàng triệu liều vaccine Pfizer ở nhiệt độ -70 độ C, thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn bảo quản vaccine từ 2 – 8 độ C.
Trong bối cảnh nhu cầu tăng cao, một số nhà sản xuất tủ đông siêu lạnh cảnh báo thời gian đặt hàng có thể lên đến vài tháng. Trong khi đó, hôm 26/8, CDC đã khuyến cáo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không nên mua tủ đông nhiệt độ quá thấp. Cơ quan này cho biết họ đang nghiên cứu các giải pháp đảm bảo yêu cầu lưu trữ và xử lý rất phức tạp của Pfizer.
Một phát ngôn viên của CDC cho biết cơ quan này hy vọng những liều vaccine đầu tiên sẽ có số lượng hạn chế và được phân phối một cách nhanh chóng, giúp giảm áp lực bảo quản vaccnine trong tủ đông chuyên dụng.
Hôm 9/11, Pfizer và đối tác BioNTech của Đức khiến thu hút sự quan tâm khi loại vaccine có hiệu quả lên đến trên 90% của họ đang chuyển sang quy trình vận chuyển và bảo quản cuối cùng. Điều này đã gây chú ý cho các nhà sản xuất tủ đông lạnh, như Thermo Fisher, B Medical Systems của Luxembourg, Helmer Scientific và Stirling Ultracold. Những công ty này đang bổ sung thêm lao động và tăng công suất.
Claire Hannan, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà quản lý tiêm chủng, một tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho các quan chức y tế công cộng của tiểu bang và địa phương, ước tính rằng một phần ba số tiểu bang đang chạy đua mua thiết bị bảo quản vaccine siêu lạnh. Các tủ đông chuyên dụng đảm bảo yêu cầu bảo quản vaccine Pfizer có thể có giá từ 5.000 đến 15.000 USD.
Video đang HOT
Ít nhất khoảng 6 tiểu bang, bao gồm California, Rhode Island và New Mexico, dự kiến sẽ đối mặt với những thách thức lớn do nguồn cung cấp tủ đông siêu lạnh còn hạn chế.
Thống đốc Kentucky Andy Beshear hôm 12/11 đã kêu gọi tài trợ liên bang trong việc bảo quản vaccine. Ông hy vọng các loại vaccine khác có yêu cầu bảo quản dễ dàng hơn sẽ được chấp thuận. Hãng dược Moderna cũng sắp đạt được kết quả về hiệu quả đối với vaccine tương tự, loại vắc xin này yêu cầu nhiệt độ bảo quản dễ dàng hơn là – 20 độ C.
Ngày 9/11, các tập đoàn Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo loại vaccine COVID-19 do 2 doanh nghiệp này phối hợp phát triển có mức độ hiệu quả lên tới hơn 90%. Ảnh: Reuters
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ, các bang đã buộc phải cạnh tranh nhau về mọi thiết bị phòng dịch do không có sự phối hợp chặt chẽ, từ khẩu trang bảo hộ N95, nhân viên y tế, máy thở đến thiết bị xét nghiệm.
“Dù nhu cầu tủ đông siêu lạnh đang ngày càng gia tăng, nhưng nó vẫn chưa bước vào giai đoạn khủng hoảng như cuộc khủng hoảng máy thở trong giai đoạn đầu của đại dịch. Khi đó, khoảng thời gian đặt hàng đến khi nhận máy thở là 18 tháng”, Rebecca Gayden, người giám sát nguồn cung cấp tủ đông và các thiết bị khác tại Vizient, cho biết.
Northwell Health, hệ thống bệnh viện lớn nhất bang New York, cho biết họ đã thuê khoảng 20 chiếc tủ đông siêu lạnh để bảo quản vaccine Pfizer.
Công ty sản xuất tủ đông Thermo Fisher cho biết họ đã tích trữ hàng trước khi nhu cầu gia tăng và không bị ảnh hưởng bởi tình trạng giảm công suất. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất nhỏ hơn thừa nhận các vấn đề do nhu cầu tăng vọt. Helmer Scientific có trụ sở tại bang Indiana cho biết việc sản xuất theo đơn đặt hàng mới sẽ được đẩy mạnh vào năm tới.
Công ty Stirling Ultracold tại Ohio đã bán một tủ siêu đông lạnh di động có thể chứa khoảng 6.000 liều vaccine cho bang Bắc Dakota. Tuy nhiên, công ty này cho biết thời gian chờ giao hàng có thể kéo dài tới hai tháng.
Ông George Gerhardt, đại diện chương trình chuẩn bị khẩn cấp của North Dakota, nơi đại dịch đang bùng phát mạnh mẽ, cho biết bang của ông đã đặt mua 10 chiếc tủ đông siêu lạnh từ mùa hè.
Bộ Y tế Wyoming không may mắn như vậy. Nhân viên của cơ quan y tế này cho biết đơn hàng của họ vẫn đang trong trạng thái “đơn hàng dự trữ” cho đến cuối tháng 12.
Trong khi đó, bang Phidelphia đã chi khoảng 19.000 USD cho 2 chiếc tủ đông y tế dự kiến sẽ được lắp đặt vào cuối tháng này.
Một nhân viên y tế bảo quản huyết tương trong đá khô tại Trung tâm Nghiên cứu ở Florida, Mỹ. Ảnh: Reuters
Vaccine của Pfizer có thể nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trong vòng vài tuần. Dự kiến sau đó, vaccine sẽ được phân phối ngay lập tức. Vaccine sẽ được vận chuyển trong các thùng đá khô, kích thước chỉ bằng một chiếc vali, chỉ có thể mở hai lần một ngày và thời gian bảo quản tối đa 2 tuần. Đá khô cũng được coi là một giải pháp tiềm năng cho các quốc gia không có điều kiện bảo quản đặc biệt trong các trung tâm tiêm chủng.
“Lãng phí là một mối quan tâm lớn. Bạn có thể từ chối bệnh nhân vì không thể mở tủ đông vào lần thứ ba trong ngày hôm đó?” bà Soumi Saha, phó chủ tịch vận động của Premier Inc, công ty điều phối việc mua hàng cho hàng nghìn bệnh viện và hệ thống y tế của Mỹ, cho biết.
Tây Ban Nha tự tin về vaccine Pfizer phòng chống Covid-19
Dự kiến đến đầu năm 2021, Tây Ban Nha sẽ nhận được khoảng 20 triệu liều vaccine đầu tiên để phòng chống virus SARS-CoV-2.
Ngày 10/11, chính phủ Tây Ban Nha cho biết, dự kiến đến đầu năm 2021, nước này sẽ nhận được khoảng 20 triệu liều vaccine đầu tiên để phòng chống virus SARS-CoV-2. Đây là loại vaccine được sản xuất bởi hãng dược phẩm của Mỹ Pfizer và đối tác BioNTech.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của chính phủ Tây Ban Nha Maria Jesus Montero cho biết: "Chúng tôi ước tính Tây Ban Nha có thể sẽ nhận được khoảng 20 triệu liều vaccine Pfizer nếu vượt qua tất cả các thử nghiệm và những liều vaccine này sẽ được phục vụ việc tiêm chủng cho khoảng 10 triệu người. Đây sẽ là những liều vaccine miễn phí được phân phối thông qua hệ thống y tế quốc gia, các nhóm ưu tiên cụ thể sẽ do bộ y tế, các khu vực và hiệp hội khoa học xác định".
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa cũng khẳng định, để cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở Tây Ban Nha chuyển sang giai đoạn khác, giai đoạn kiểm soát và khống chế dịch, chính phủ nước này sẽ nỗ lực để có thể có đủ liều lượng vaccine tiêm phòng cho người dân vào thời điểm trước tháng 4-5/2021.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 10/11, Tây Ban Nha có 1.426.602 trường hợp được được xác nhận nhiễm Covid-19, trong đó có 39.345 trường hợp đã tử vong. Tây Ban Nha là quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao thứ 3 ở châu Âu và cao thứ 6 trên toàn thế giới./.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng. "Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến...