Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi

Theo dõi VGT trên

Nhiều người Sudan lo ngại đập Đại Phục Hưng khổng lồ mà Ethiopa xây dựng giữa biên giới hai nước ảnh hưởng tới sinh kế của họ.

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 1

Nước chảy qua đập Đại Phục Hưng ở Ethiopia trong quá trình xây dựng trên sông NileGuba, Ethiopia, hôm 26/9/2019.

Người dân trên đảo Tuti ở thủ đô Khartoum của Sudan lo ngại con đập khổng lồ Đại Phục Hưng mà Ethiopia xây dựng ở thượng nguồn có thể làm suy yếu dòng Nile Xanh, đe dọa ngành công nghiệp nung gạch của địa phương, ngành đã cung cấp những viên gạch đầu tiên cho các tòa nhà công hiện đại đầu tiên tại Khartoum khoảng một thế kỷ trước.

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 2

Thợ làm gạch ở đảo Tuti, Khartoum, chuẩn bị gạch đem nung trong một lò nung ngoài trời hôm 12/2.

Trong một xưởng gạch ngoài trời ven sông, nơi sông Nile Xanh và Nile Trắng giao nhau ở Sudan, Mohamed Ahmed al Ameen, 60 tuổi, và đồng nghiệp đúc hàng nghìn viên gạch mỗi ngày từ bùn đất do các trận lũ mùa hè đưa tới.

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 3

Ameen ngồi uống trà ven sông.

“Tôi coi sông Nile là một phần máu thịt không thể chia xa từ lúc chào đời”, Ameen nói, trong lúc công nhân xung quanh ông đang đúc gạch thủ công bằng đôi tay phồng rộp, xếp gạch xuống đất hong khô dưới ánh mặt trời. “Tôi lấy nước từ dòng sông để ăn uống, lấy nước từ dòng sông để cấy cày. Tôi cũng đúc gạch từ dòng sông này”.

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 4

David Plantino, 35 tuổi, một thợ làm gốm 7 năm trong nghề, người Nam Sudan.

Ngư dân, nông dân, thợ gốm xung quanh sông Nile cũng có những lo ngại tương tự Ameen, dù nhiều người đã phải di dời do lũ lụt mùa hè năm trước nhận thấy lợi ích điều tiết nước sông mà con đập mang lại.

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 5

Mustasim al-Jeiry kiểm tra điện thoại trong xưởng gốm của mình.

“Đập sẽ ổn định sông Nile, chúng tôi sẽ ít gặp lũ hơn”, Mustasim al-Jeiry, 50 tuổi, thợ làm gốm tại một ngôi làng ngoại ô thành phố Omdurman, đối diện thủ đô Khartoum ở bên bờ kia sông, nói. Đây là làng sản xuất gốm, đất sét khai thác từ lòng sông.

“Nhưng mặt khác, đất sét và nước sẽ ít đi. Nông dân, thợ làm gạch và làm gốm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Video đang HOT

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 6

Một phụ nữ ngồi thuyền taxi trên đoạn sông hội tụ giữa Nile Xanh và Nile Trắng.

Những góc nhìn trên của người dân Sudan phản ánh hy vọng và nỗi sợ kéo dài dọc sông Nile bởi dự án thủy điện lớn nhất châu Phi, dự án đã gây căng thẳng ngoại giao giữa Ethiopia và Ai Cập ở hạ lưu.

Ethiopia khẳng định có quyền khai thác nước sông Nile Xanh làm thủy điện để phục vụ phát triển kinh tế, hứa hẹn sẽ lấp đầy hồ chứa của đập vào cuối tháng này. Còn Ai Cập, nơi có nguy cơ đối diện khan hiếm nguồn nước, đang cố gắng đạt được thỏa thuận đảm bảo dòng chảy tối thiểu từ sông Nile Xanh, nơi cung cấp 86% lượng nước cho sông Nile, chảy vào Địa Trung Hải.

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 7

Một con chim bay giữa nơi giao nhau giữa hai dòng Nile Xanh và Nile Trắng.

Chính quyền Sudan cho rằng con đập có thể đe dọa sự an toàn của khoảng 20 triệu người dân Sudan sống ở hạ lưu và phá hủy hệ thống nông nghiệp dựa vào nguồn nước lũ của Sudan, nếu không được xây dựng và vận hành chính xác. Nhưng dự án cũng mang lợi ích tiềm năng trong việc kiểm soát lũ mùa mưa và cải thiện hiệu suất các đập của chính Sudan.

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 8

Tường của một ngôi nhà bị phá hủy bởi nước lũ sông Nile hồi tháng 9/2019.

Mâu thuẫn này thể hiện ở làng Wad Ramli, cách Khartoum khoảng 60 km về phía hạ lưu, nơi từng xảy ra lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng vào mùa hè năm ngoái. Nhiều người dân mất nhà cửa đã được bố trí ở tạm trong lều bạt gần đó.

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 9

Lều bạt của những người mất nhà cửa do lũ sông Nile năm 2019.

“Đúng là Đập Phục Hưng sẽ hạ thấp mực nước sông Nile và ngăn lũ”, Manal Abdelnaay, 23 tuổi, sống trong một căn lều, nói. “Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng tới canh tác nông nghiệp, mà vùng Wad Ramli là nơi sống nhờ nghề nông”.

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 10

Mussa Adam Bakr (áo trắng) thu hoạch cà tím cùng công nhân trên ruộng của mình.

Trên đảo Tuti, nông dân và chủ đất lo lắng nếu con đập làm suy yếu dòng sông, trồng trọt sẽ thiếu nước tưới tiêu và đất đai thiếu phù sa bồi đắp.

“Tôi đến Tuti năm 1988 vì đất ở đây là nơi lý tưởng để canh tác nông nghiệp, khoảng cách cũng đủ gần để đưa sản phẩm ra thị trường, đem lại thu nhập tốt”, Mussa Adam Bakr, một người trồng rau, xoài và quýt cạnh khu vực xưởng gạch, nói. “Suốt năm, người dân trên Tuti trồng các loại rau như khoai tây, hành tây, cà tím, để cung cấp cho thị trường”

Lo ngại quanh Đại Phục Hưng, đập lớn nhất châu Phi - Hình 11

Ngư dân kéo lưới trên sông Nile.

Sudan từ lâu bị lu mờ giữa tranh chấp về con đập bởi hai nước láng giềng lớn hơn, nhưng gần đây đã đóng vai trò trung gian đẩy mạnh đàm phán giữa ba nước. Người dân Sudan đang theo dõi sát sao bất kỳ thay đổi nào về vùng nước mà họ phụ thuộc vào nó để sinh sống

Đòn "bão lửa" Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile

Siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia được coi là công trình có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế của quốc gia châu Phi này, nhưng bị được coi là mối đe dọa với sự tồn vong của Ai Cập.

Đòn bão lửa Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile - Hình 1

Chiến đấu cơ F-16 của không quân Ai Cập.

Ethiopia sở hữu sông Nile xanh, cung cấp tới 90% lượng nước đổ vào sông Nile - nguồn nước chính nuôi sống 100 triệu người dân Ai Cập.

Siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng trị giá 4,6 tỉ USD của Ethiopia sẽ sớm đi vào hoạt động trong năm nay, với công suất phát điện tối đa lên tới 6.500 MW.

Công trình thủy điện lớn nhất châu Phi và lớn thứ 7 trên thế giới không chỉ đáp ứng toàn bộ nhu cầu điện năng của Ethiopia, mà còn giúp quốc gia này thu lời lớn nhờ bán điện sang nước khác.

Ở chiều ngược lại, hồ thủy điện của đập cần tích một lượng nước khổng lồ, đe dọa trực tiếp đến hoạt động nông nghiệp và an ninh nguồn nước của Ai Cập và Sudan.

Ai Cập viện lý do Ethiopia đã ký thỏa thuận năm 1929, trong đó cam kết không làm thay đổi lưu lượng dòng nước sông Nile.

Đòn bão lửa Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile - Hình 2

90% lượng nước chảy vào sông Nile ở Ai Cập bắt nguồn từ sông Nile Xanh ở Ethiopia.

Chính phủ Ethiopia cho rằng thỏa thuận không có giá trị vì được ký ở thời điểm các nước trong khu vực còn là thuộc địa của Anh, Ý.

Năm 2015, bản ghi nhớ ba bên giữa Ai Cập, Sudan và Ethiopia công nhận Ethiopia có quyền xây đập thủy điện. Nhưng các bên không đạt thỏa thuận quốc tế về giải quyết tranh chấp liên quan đến nguồn nước sông Nile.

Ai Cập đã nhiều lần thuyết phục Ethiopia tìm cách khác để khai thác điện mà không làm chặn dòng sông Nile, nhưng Ethiopia đã quyết tâm xây dựng công trình thủy điện lớn nhất châu Phi.

"Ethiopia không chỉ muốn thu lời lớn từ thủy điện, mà còn muốn dùng công trình này để gây sức ép với các nước khác. Đây là hành động cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến nguồn sống của 100 triệu người Ai Cập vì sông Nile là nguồn cung cấp nước duy nhất", các quan chức chính phủ Ai Cập từng nhiều lần cảnh báo, theo Uwidata.

Đòn bão lửa Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile - Hình 3

Ethiopia tuyên bố sẽ bắt đầu tích nước cho siêu đập thủy điện từ tháng này, bất kể Ai Cập có đồng ý hay không.

Đầu năm 2020, Mỹ từng cố gắng làm trung gian hòa giải cho mẫu thuẫn nguồn nước giữa Ai Cập và Ethiopia, nhưng không đạt kết quả.

Ai Cập cho rằng, Ethiopia đang tạo ra tiền lệ nguy hiểm, khiến các quốc gia châu Phi khác cũng muốn đổ xô xây đập thủy điện, chặn nguồn nước của các nước láng giềng.

Hồi tháng 3.2020, Tham mưu trưởng Các lực lượng Vũ trang Ethiopia, Trung tướng Adam Mohamed tuyên bố sẵn sàng đáp trả mọi đòn tấn công của Ai Cập nhằm vào đập Đại Phục Hưng.

Nhưng quân đội Ethiopia thực sự quá lép vế trước đội quân hùng mạnh nhất châu Phi của Ai Cập.

Theo phân tích của Uwidata, với tư cách là Nguyên soái quân đội Ai Cập, Tổng thống Fattah el-Sisi - một người nổi tiếng cứng rắn, nhiều khả năng sẽ theo bước của những người tiền nhiệm, tìm kiếm giải pháp quân sự chấm dứt mối đe dọa từ đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia.

Trong trường hợp phát động chiến dịch quân sự, Ai Cập sẽ phải nhờ đến sân bay của Sudan để làm bàn đạp không kích vào lãnh thổ Ethiopia. Các chiến đấu cơ Ai Cập cũng có thể bay thẳng từ căn cứ đến đập Đại Phục Hưng nếu sử dụng bình nhiên liệu phụ.

Đòn bão lửa Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile - Hình 4

Các tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud B.

Trong trường hợp này, các chiến đấu cơ F-16 của Ai Cập rất phù hợp với nhiệm vụ ném bom đập Đại Phục Hưng.

Giải pháp khác an toàn hơn là Ai Cập phóng các tên lửa đạn đạo Scud-B, tầm bắn vươn tới lãnh thổ Ethiopia. Để tăng độ chính xác, Ai Cập cũng có thể gắn bệ phóng tên lửa đạn đạo lên tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Romeo, giống như cách Triều Tiên đang làm.

Theo Uwidata, Ai Cập có thể dựa vào ảnh hưởng với Sudan và Eritrea để trực tiếp phá hủy đập Đại Phục Hưng, hoặc gây sức ép buộc Ethiopia phải ngừng dự án.

Đối với Ethiopia, quốc gia này không có quan hệ tốt với các nước láng giềng. Vũ khí phòng không cũng hết sức lạc hậu, đa số từ thời Liên Xô.

Tính đến cuối năm 2019, các tổ hợp phòng không Pantsir S1 của Nga đã xuất hiện ở Ethiopia. Nhưng chỉ một vài tổ hợp Pantsir S1 là không đủ để Ethiopia ngăn Ai Cập tấn công phủ đầu.

Về năng lực không quân, Ethiopia có 36 chiến đấu cơ, trong đó 18 chiếc là Su-27. Nhưng không rõ năng lực chiến đấu của các máy bay này hiện nay.

Theo Uwidata, trong trường hợp Ai Cập quyết tâm phá hủy đập Đại Phục Hưng, Ethiopia khó có thể ngăn chặn bằng quân sự mà chỉ có thể dựa vào sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chứcBáo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức
07:52:53 20/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?
22:07:32 21/01/2025

Tin đang nóng

Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlightThảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlight
23:29:01 21/01/2025
Quốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàngQuốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàng
23:20:04 21/01/2025
Lời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầuLời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầu
22:44:58 21/01/2025
Cách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộCách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộ
23:23:24 21/01/2025
Thái Thiếu Phân đóng vai mẹ Tiêu Chiến trong 'Anh hùng xạ điêu' bản 2025Thái Thiếu Phân đóng vai mẹ Tiêu Chiến trong 'Anh hùng xạ điêu' bản 2025
22:51:10 21/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025

Tin mới nhất

'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?

'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?

07:32:30 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump chia sẻ những hiểu biết của mình về chuyện yêu đương của con trai.
Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

07:20:34 22/01/2025
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

07:16:59 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một số sắc lệnh hành pháp và hủy vài lệnh của chính quyền trước ngay sau khi nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của nước này.
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

05:38:36 22/01/2025
Nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ vui mừng đã gặp lại nhà lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 10 tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan (Nga).
Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

22:23:34 21/01/2025
Ít nhất 66 người thiệt mạng và 51 người bị thương khi hỏa hoạn bùng lên tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

21:50:09 21/01/2025
Nước Mỹ đang trải qua tình trạng thời tiết lưỡng cực, với một bên là giá rét sâu dưới âm độ C, còn một bên tiếp tục cháy rừng.
Di sản của nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden

Di sản của nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden

21:47:21 21/01/2025
Khi nhậm chức vào năm 2021, tỷ lệ ủng hộ ông Biden vào tháng 2 năm đó là 61%. Tuy nhiên, sau quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 8 cùng năm, ông Biden bị tụt dần sự ủng hộ.
Bóc tách bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Trump

Bóc tách bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Trump

21:41:15 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình bày hàng loạt kế hoạch chính sách của ông trong bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 20.1.
Houthi ngừng tấn công tàu nước ngoài sau lệnh ngừng bắn Gaza, trừ tàu Israel

Houthi ngừng tấn công tàu nước ngoài sau lệnh ngừng bắn Gaza, trừ tàu Israel

21:33:03 21/01/2025
Lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các tàu liên quan Israel đến khi nào thỏa thuận ngừng bắn gần đây tại Dải Gaza được thi hành đủ các giai đoạn.
Indonesia: Lũ quét, lở đất ở Trung Java, ít nhất 16 người tử vong

Indonesia: Lũ quét, lở đất ở Trung Java, ít nhất 16 người tử vong

21:16:54 21/01/2025
Theo giới chức địa phương, mưa lớn và gió mạnh từ đêm 20/1 đến sáng 21/1 đã gây ra lũ quét và lở đất, trong đó Petungkriono là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Vali hạt nhân sẽ được chuyển từ ông Biden sang ông Trump thế nào?

Vali hạt nhân sẽ được chuyển từ ông Biden sang ông Trump thế nào?

21:15:32 21/01/2025
Nhìn bề ngoài bình thường, vali hạt nhân lại biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực to lớn. Tổng thống Mỹ đương nhiệm có thể thông qua vali để ra lệnh tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn ngủi.
Panama phản đối tuyên bố lấy lại Kênh đào Panama của Tổng thống Donald Trump

Panama phản đối tuyên bố lấy lại Kênh đào Panama của Tổng thống Donald Trump

21:12:08 21/01/2025
Ông Mulino cũng khẳng định không có sự hiện diện và can thiệp của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đối với Kênh đào Panama, nhằm phản bác tuyên bố của ông Trump cho rằng Trung Quốc đang điều hành kênh đào này.

Có thể bạn quan tâm

Chiêm ngưỡng hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Chiêm ngưỡng hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Du lịch

07:39:23 22/01/2025
Những ngày này, du khách đến với Mộc Châu (Sơn La) sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa anh đào cùng các loại hoa mận, mơ, cải đang bung nở khắp vùng cao nguyên.
'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

Phim châu á

07:17:49 22/01/2025
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Anh hùng xạ điêu có Tiêu Chiến - Trang Đạt Phi đóng chính vẫn là phim tết được mong chờ nhất tại Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán.
Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng trên thảm đỏ Hàn Quốc, nhìn mãi không hiểu đang làm gì

Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng trên thảm đỏ Hàn Quốc, nhìn mãi không hiểu đang làm gì

Sao âu mỹ

07:16:30 22/01/2025
Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng khi tạo dáng, khiến 1 bộ phận khán giả không hiểu anh muốn làm điều gì trước ống kính.
Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Sáng tạo

06:43:02 22/01/2025
Tuyết mai nngày càng được ưa chuộng để trang trí nhà cửa mỗi dịp Tết; dưới đây là bí quyết giúp bạn cắm cành tuyết mai nở đều, khoe sắc thắm và giữ được độ tươi lâu.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.
Pogba hé lộ bến đỗ mới

Pogba hé lộ bến đỗ mới

Sao thể thao

06:41:31 22/01/2025
Paul Pogba từ chối lời đề nghị chuyển nhượng từ Nga trong thời gian chịu án cấm thi đấu vì doping, đồng thời ưu tiên khoác áo CLB có suất dự Champions League.
Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Sức khỏe

06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Sao việt

06:20:55 22/01/2025
Bất ngờ được Sơn Tùng gọi tên đầu tiên, Hải Tú không khỏi bẽn lẽn và che mặt cười. Sau đó hot girl sinh năm 1997 lên bục giảng, đặt những câu hỏi vui nhộn cho các em nhỏ
Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Ẩm thực

06:04:35 22/01/2025
Hãy tưởng tượng, khi món canh trứng cuộn nhân tôm thịt thơm ngon này được bưng ra bàn, tất cả mọi người đều bị kích thích bởi mùi thơm và hình thức ấn tượng.