Lo ngại khi bác sĩ “tráng men” ra trường

Theo dõi VGT trên

Năm 2019, lứa sinh viên đầu tiên của ngành Y đa khoa (ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) bắt đầu đi thực hành tại các bệnh viện.

Điều đáng tiếc là một nhóm sinh viên đã bị y tá, bác sĩ phản ánh là “không biết gì”. Điều này một lần nữa xới lại cuộc tranh luận từ cách đây 4 năm, khi ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y – ngành đặc thù liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người.

Lo lắng về thế hệ bác sĩ… không biết gì

Khối Y đa khoa của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ký kết để sinh viên đến thực hành ở Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Xanh – Pôn, Bệnh viện 198. Đối với ngành Răng Hàm Mặt thì trường ký kết với Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Việt Nam – Cuba, Bệnh viện Đống Đa.

Lo ngại khi bác sĩ tráng men ra trường - Hình 1

PGS TS Phạm Dương Châu giới thiệu phòng thực hành dành cho sinh viên khối ngành sức khoẻ, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: LV.

Một bác sĩ (xin giấu tên của Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết: Sinh viên Y đa khoa của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đi lâm sàng nhưng Xquang không biết đọc, điện tim cũng không. Khi bác sĩ hỏi về kiến thức lâm sàng thì sinh viên trả lời không biết.

“Bệnh nhân vào viện làm ECG, tôi hỏi đây là trục gì, có vấn đề gì đặc biệt không thì không một sinh viên nào trả lời được. Khi đọc Xquang, tràn dịch từ góc sườn hoành rõ ràng nhưng sinh viên cũng không biết. Đã là Y4 (năm học thứ tư) rồi mà đi lâm sàng là con số 0 tròn trĩnh, cận lâm sàng cũng không hiểu. Chẳng biết với tiến độ này thì khi ra trường các bạn sinh viên trường này sẽ làm gì”, vị bác sĩ lo lắng.

Bác sĩ này còn đánh giá các sinh viên về mặt ý thức: “Các bạn tự do mặc áo blouse đi ăn sáng (không đúng quy định – PV), tụ tập ở căng – tin từ 8 giờ – 10 giờ sáng bàn tán hoặc bấm điện thoại. Chỉ khi các khoa gọi, các bạn mới hớt hải chạy vào. Trong khi, chỗ dành cho những sinh viên đi lâm sàng là ở bệnh phòng, hỏi bệnh nhân, quan sát và học hỏi các tình huống xử lý tại bệnh viện”.

Tình trạng này cũng được một bác sĩ (xin giấu tên) ở Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội xác định: “Thời gian trực buổi sáng là 7 giờ nhưng 8 giờ 30 phút các em mới đến. Khi trực, có vài em chỉ ngồi gõ điện thoại và cười vang. Chưa kể, có em hút thuốc khói thuốc nghi ngút bay mùi đầy hành lang”.

“Các em không biết thì phải quan sát. Tiến độ làm việc của các bác sĩ rất nhanh, thường là không có thời gian giải thích cặn kẽ. Quan sát, lắng nghe, ghi chép, sẽ bổ ích với các em”, một bác sĩ khác tại bệnh viện này chia sẻ.

Khi được hỏi về thực trạng này, PGS. TS Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nêu quan điểm: “Những phản ánh trên chưa nói lên được điều gì. Điều tôi quan tâm là điểm thi lâm sàng của các em có đạt hay không. Sau 3 tháng đi thực hành, sinh viên sẽ thi hết môn lâm sàng, thi bình bệnh án, thi chẩn đoán bệnh, thi giải quyết bệnh… Không đủ điểm lâm sàng sẽ không lấy được bằng”.

“Tôi xin nhấn mạnh, người dạy trong trường là những GS, PGS từng công tác tại các vị trí chủ chốt tại các bệnh viện lớn và là giảng viên nhiều năm của ĐH Y Hà Nội, như GS. TS Nguyễn Thị Dụ, một chuyên gia nổi tiếng về Nội khoa, PGS. TS Đoàn Hữu Nghị, nguyên Giám đốc Bệnh viện E phụ trách ngoại khoa, cùng nhiều tên tuổi khác. Làm sao những người này cho các em đỗ được nếu không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng”, PGS. TS Phạm Dương Châu nói.

PGS. TS Phạm Dương Châu trải lòng về việc học y khoa nhiều năm trước: “Sinh viên đi lâm sàng buổi sáng ở Bệnh viện Việt Đức, sang Bệnh viện Bạch Mai, chiều về Bệnh viện Xanh Pôn. Vất vả là thế nhưng sau 6 năm học, trình độ mới chỉ “i-tờ”. Trong 100 sinh viên đi lâm sàng thì giỏi được 1 hoặc 2 người. Đừng hỏi rằng các em có biết đọc phim, có biết đọc điện tâm đồ hay không. Thậm chí, có học trò của tôi tốt nghiệp mười mấy năm còn đọc phim sai”.

“Nếu sinh viên chưa biết, các bác sĩ tại bệnh viện các em thực tập nên gọi các em ra chỉ bảo”, PGS. TS Phạm Dương Châu chia sẻ.

Video đang HOT

Tuy nhiên, lãnh đạo một trường đại học đào tạo có tiếng về ngành y (xin giấu tên) lại khẳng định: Sinh viên Y3, Y4 đã nắm được các kiến thức cơ bản, biết đọc phim với những bệnh thông thường. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nên có bệnh viện thực hành trước thì mới mở ngành đào tạo. Nhưng họ lại làm ngược lại, đây là việc làm thiếu trách nhiệm. Chưa kể, nếu sinh viên đi thực tập ở những bệnh viện có chất lượng không tốt thì kết quả lại càng kém.

Phải có “cửa kiểm soát” chất lượng

Ngay từ khi ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành đào tạo Y đa khoa và Dược học năm 2015, đã có các ý kiến lo ngại về chất lượng đào tạo. Trước tiên là mức điểm đầu vào của ngành y đa khoa trường này dao động từ 18 – 23 điểm, chênh lệch đến 5 – 10 điểm đối với các trường đào tạo Y khoa khác.

“Chỉ cần đào tạo 1 sinh viên y khoa, bác sĩ liên quan đến sức khoẻ con người thì không thể nhân nhượng và nới lỏng được” GS TS Nguyễn Anh Trí chia sẻ

GS. TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nêu quan điểm: Những trường đào tạo về y khoa lâu năm có hệ thống bệnh viện trường, là nơi rất tốt cho các em thực hành. Đây là những bệnh viện lớn có đầy đủ các mặt bệnh, có các thầy giáo có kiến thức lâm sàng đầy kinh nghiệm.

“Rất cần có một kỳ thi quốc gia sát hạch, đòi hỏi tất cả bác sĩ ra trường thực hành lâm sàng đều phải đạt trình độ lý thuyết, am hiểu kỹ năng, có trình độ lâm sàng nhất định mới được “động” vào người bệnh. Hiện nay, Việt Nam còn đang quá dễ dãi so với nhiều nước. Đơn cử như Hoa Kỳ, những bác sĩ của bang này chưa chắc đã được điều trị cho bệnh nhân ở bang khác nếu như chưa có chứng chỉ hành nghề của bang đó”, GS TS Nguyễn Quang Tuấn nói.

Đồng tình với ý kiến này, thầy thuốc nhân dân, GS. TS Nguyễn Anh Trí cho rằng: Thực hành trong y khoa là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, hoạt động trực với bác sĩ là rất quan trọng. Nếu sinh viên được thực tập, thực hành ở cơ sở có điều kiện không đủ, đặc biệt là không có thầy giỏi thì khó đảm bảo.

“Khi nghe trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đào tạo bác sĩ đa khoa với các cơ sở thực tập tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Đống Đa…, tôi lo lắng vô cùng. Kinh nghiệm cho thấy, những sinh viên chăm thực hành, được phụ làm việc với thầy thì giỏi rất nhanh còn những sinh viên ít “động” vào bệnh nhân thì chất lượng kém. Mong Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT có kế hoạch để siết chặt công tác đào tạo bác sĩ đa khoa vì việc này rất quan trọng”, GS. TS Nguyễn Anh Trí nói.

GS. TS Nguyễn Anh Trí đề nghị Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT phải xem lại đội ngũ giáo viên cơ hữu thực sự làm việc tại cơ sở đào tạo. Trên thế giới, nhiều nước vẫn đào tạo bác sĩ đa khoa ở các cơ sở tư nhân nhưng những cơ sở đó thường đáp ứng các điều kiện: Có bệnh viện riêng, bệnh viện đó phải rất lớn, có tên tuổi, được ghi danh, có nhiều giáo sư giỏi giảng dạy, có nhiều bệnh nhân, nhiều điều kiện để thực hành… Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thiếu những điều kiện này.

Nhìn ở khía cạnh khác, GS. TS Nguyễn Anh Trí cũng cho rằng, bệnh viện tiếp nhận sinh viên thực tập phải có ý kiến với trường.

Qua khảo sát, Bộ GD&ĐT khẳng định, việc tuyển sinh của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đáp ứng theo quy định. Còn ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, một trong những đề xuất sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh là người muốn hành nghề khám chữa bệnh phải trải qua kỳ thi quốc gia lấy chứng chỉ hành nghề, nhằm nâng cao kỹ năng thực hành y khoa cho người hành nghề gắn với đổi mới đào tạo, trong đó có đào tạo bác sĩ chuyên khoa sâu. Luật khám chữa bệnh sửa đổi sẽ đề xuất thi quốc gia đối với người tốt nghiệp các trường học, yêu cầu phải trải qua kỳ thi quốc gia mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là biện pháp bắt buộc để kiểm soát chất lượng hành nghề phù hợp với kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo.

Tuy nhiên, trong khi chờ hợp thức hoá kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ thì thế hệ bác sĩ từ những trường mới mở y đa khoa đã ra trường. Thực tế này rất cần sự vào cuộc hơn nữa của các bộ, ngành, đặc biệt sự ý thức từ chính nơi đào tạo thì mới có được lứa bác sĩ đáp ứng được yêu cầu của việc khám chữa bệnh cho người dân.

GS. Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội: Kỳ thi sát hạch của bệnh viện

Với bệnh viện thì rất đơn giản để lọc năng lực bác sĩ. Chúng tôi không quan tâm nhiều lắm đến bằng cấp, ai muốn làm việc tại bệnh viện thì phải trải qua kỳ thi tuyển sát hạch tại bệnh viện. Tất cả các em sẽ được lọc qua bộ lọc câu hỏi của bệnh viện và những bác sĩ được nhận vào làm việc ký hợp đồng là giám đốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn, thái độ, kỹ năng của họ… Do vậy, họ phải đưa ra những tiêu chuẩn nhất định để các sinh viên mới được chấp nhận vào làm việc. Còn nếu bệnh viện nào “nới lỏng” quy trình lựa tuyển đầu vào thì chính bệnh viện đó cũng phải chịu hậu quả, nhất là trong giai đoạn các bệnh viện đang hướng tới tự chủ về thu chi. Trước thực trạng mở rộng đào tạo y khoa, rất cần thiết phải đẩy nhanh việc tổ chức kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ quốc gia cần lộ trình và sự quyết tâm, đầu tư không chỉ tâm huyết mà cả tài chính.

PGS. TS Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ: Tiến tới 2025 – 2030, nhà trường có bệnh viện thực hành

Chúng tôi đang tiếp tục xây dựng phòng khám đa khoa, Bệnh viện Đa khoa của ĐH kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ban Giám hiệu đồng ý phương án là từ năm 2025 – 2030 phải có. Phòng khám Đa khoa của trường trong 2 năm nữa thực hiện xong. Chúng tôi cũng hướng tới đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế là chuyên khoa I, chuyên khoa II hay theo Bộ GD&ĐT là thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng yêu cầu là phải có một khoá bác sĩ ra trường thì mới được mở. Sắp tới, trường cũng mở một trung tâm đào tạo liên tục để đào tạo chính bác sĩ, sinh viên của trường theo hình thức thực hành nhiều hơn.

Theo Vân Nguyên/Báo Tin tức

Không ghi hình thức đào tạo, xếp loại trên văn bằng: Phù hợp với thông lệ quốc tế

Dự thảo "Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học" đang được dư luận quan tâm góp ý; đặc biệt việc không ghi hình thức đào tạo và ghi xếp loại trên văn bằng.

Không ghi hình thức đào tạo, xếp loại trên văn bằng: Phù hợp với thông lệ quốc tế - Hình 1

Đơn vị tuyển dụng hoàn toàn có thể yêu cầu người dự tuyển nộp bảng điểm, qua đây, xem xét kỹ hơn về quá trình học của người học. Ảnh minh họa

Rà soát lại nội dung ghi trên văn bằng

Góp ý cho dự thảo Thông tư nói trên, TS Tôn Quang Cường - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - nhận định: Việc rà soát lại nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ là cần thiết với lý giải:

Điểm qua một số bằng tốt nghiệp của các trường mới thấy sự không thống nhất về format, nội dung chi tiết chính, mỗi nơi ghi một kiểu, mỗi cấp ghi một kiểu. Đơn cử, thật khó hiểu nếu bằng cử nhân ghi: "Bác sĩ Răng hàm mặt", "Thạc sĩ Răng hàm mặt"... Như vậy, bác sĩ được hiểu là ngang với cử nhân; vậy thạc sĩ có hơn bác sĩ không? Đây là 2 phạm trù khác nhau. Các nước có sự đa dạng nhưng về cơ bản nội dung ghi trên bằng rất ngắn gọn, dễ hiểu: Ai cấp cho ai, trình độ nào, ngành gì...

Theo TS Tôn Quang Cường, chúng ta bị ảnh hưởng phong cách của Liên Xô (cũ). Trước đây, các trường đại học đào tạo đơn ngành, nên học xong ngành nào được vào làm việc trong lĩnh vực đó, theo đúng ngành được đào tạo. Trong bằng tốt nghiệp đại học không có bậc tốt nghiệp mà thường ghi là đã hoàn thành khóa đào tạo ngành "...", được công nhận làm nghề "....".

Cách ghi và hiểu nội dung theo kiểu này ít nhiều ảnh hưởng đến chuyện "danh xưng tốt nghiệp" trùng với "danh xưng nghề nghiệp" (hoặc vị trí việc làm) mà thực tế của ta đang mắc phải. Từ việc có bằng đào tạo theo ngành/chuyên ngành đến khi được làm việc theo đúng ngành/chuyên ngành đào tạo còn khá xa trong thực tế. Tốt nghiệp sư phạm thì gọi là "cử nhân sư phạm", Y thì gọi là "cử nhân y khoa", tương tự với "cử nhân luật", "cử nhân kĩ thuật"... chứ không nên gán ngay "bác sĩ", "luật sư", "kĩ sư"....

Về việc không nên ghi hình thức đào tạo, TS Tôn Quang Cường cũng hoàn toàn đồng ý với các lý do:

Thứ nhất: Cần loại bỏ sự phân biệt (thậm chí kì thị) về hình thức đào tạo. Vấn đề chất lượng đào tạo có liên quan nhưng không phải là kết quả bản chất của loại hình chính qui hay không chính qui (vừa làm vừa học, từ xa, mở...). Việc loại bỏ nội dung ghi hình thức đào tạo sẽ tạo nên cơ hội công bằng, mang tính cạnh tranh tích cực trong việc nâng cao chất lượng nội tại của mỗi trường, mỗi chương trình đào tạo; đồng thời mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp.

Thứ 2: Phù hợp với thông lệ quốc tế (nhất là ghi dịch, chuyển đổi bằng để đi học tiếp ở nước ngoài).

Thứ 3: Tạo cơ hội thúc đẩy việc học tập thường xuyên, suốt đời; động viên khuyến khích các nhà trường chú ý đảm bảo chất lượng trong đào tạo, mạnh dạn áp dụng các phương thức đào tạo mới phù hợp với xu thế, chịu trách nhiêm về sản phẩm đầu ra...

"Thật nực cười nếu như sau 3 năm, ứng viên đi xin việc và giơ tấm bằng ra có ghi "Loại xuất sắc". Có thể tham khảo một số nước: trên bằng có ghi: Bằng này cấp kèm với bảng điểm; cá biệt, có nơi ghi: Bằng không có giá trị nếu không đi kèm bảng điểm..." - TS Tôn Quang Cường chia sẻ.

Cũng đồng ý không nên ghi đạt xếp loại gì trên bằng, TS Tôn Quang Cường đưa lý giải bằng loạt "câu hỏi": Thực tế, bằng thạc sĩ đã không ghi thì tại sao bằng cử nhân cứ phải ghi? Ghi để làm gì? Trên thực tế, nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến những năng lực thật của ứng viên chứ không phải là kết quả đạt loại gì khi tốt nghiệp.

Không ghi hình thức đào tạo, xếp loại trên văn bằng: Phù hợp với thông lệ quốc tế - Hình 2

Các loại văn bằng cần thống nhất theo chuẩn. (Ảnh minh họa)

Không nhất thiết phải ghi xếp loại

PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - cho rằng: Việc bỏ ghi xếp loại trên văn bằng giáo dục đại học là phù hợp với quy định trong Luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học, được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng. Không nhất thiết phải ghi xếp loại trên văn bằng, nhưng như vậy không có nghĩa là không có sự xếp loại kết quả học tập của người học.

Việc xếp loại được thể hiện trong bảng điểm. Bảng điểm mới thể hiện được lực học của người học ở từng môn khác nhau. Thường thì khi nộp hồ sơ xin việc hay dự tuyển vị trí công việc, người học sẽ nộp bằng cùng với bảng điểm. Đơn vị tuyển dụng hoàn toàn có thể yêu cầu người dự tuyển nộp bảng điểm, qua đây, xem xét kỹ hơn về quá trình học của người học.

Tôi cũng muốn nói thêm, lâu nay chúng ta vẫn kêu về việc sính bằng cấp, quá coi trọng bằng cấp mà coi nhẹ năng lực thực sự, việc xóa bỏ ghi xếp loại trên văn bằng sẽ dần xóa bỏ thói quen đánh giá năng lực qua văn bằng, để đánh giá thông qua năng lực làm việc, sự phù hợp với vị trí việc làm mà người tuyển dụng mong muốn. Doanh nghiệp hiện nay không còn tuyển dụng chỉ dựa vào văn bằng nữa mà thông qua đánh giá năng lực.

Theo dự thảo mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành, nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ còn 10 mục; không còn phân loại chính quy hay vừa học vừa làm, loại khá hay giỏi; không còn những cách gọi như "bằng kỹ sư", "bằng bác sĩ"... Về cơ bản, PGS.TS Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương - cho biết đồng tình với thay đổi trong dự thảo này.

Ông lý giải: Trước hết, việc không phân loại chính quy hay vừa học vừa làm... là theo quy định trong Luật. Đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa chỉ là hình thức tổ chức đào tạo khác nhau. Dù theo hình thức nào, sinh viên cũng phải học hết chương trình đào tạo theo quy định để tốt nghiệp - người học phải tích lũy đủ các tín chỉ của chương trình đào tạo mới được cấp bằng. Vấn đề là các trường tổ chức, quản lý đào tạo như thế nào để các hình thức đào tạo có chất lượng như nhau. Do đó, không cần ghi cụ thể hình thức đào tạo trên văn bằng theo luật giáo dục sửa đổi mới ban hành là hợp lý.

Về việc ghi xếp loại, dù trên văn bằng không cụ thể loại "giỏi", "khá", "trung bình"... nhưng những thông tin này đã có, cụ thể trên bảng điểm của sinh viên. Mỗi sinh viên ra trường đều được cấp bằng và kèm theo bảng điểm. Thực tế, không cơ quan, doanh nghiệp nào khi tuyển dụng chỉ yêu cầu cần mỗi văn bằng mà phải kèm theo cả bảng điểm, thậm chí còn tổ chức thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp theo thực lực của sinh viên. Do đó, giảm bớt thông tin về xếp loại trên văn bằng cũng là chấp nhận được.

"Chưa kể, người học khi tốt nghiệp, bên cạnh bằng, còn được cấp đồng thời cả phụ lục văn bằng. Ở phụ lục này có đầy đủ thông tin quá trình đào tạo, kết quả học tập, hình thức đào tạo... của người học" - PGS Đào Đăng Phượng cho hay.

Thảo Đan

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xaNóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xa
10:15:34 08/02/2025
Đi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đờiĐi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đời
05:52:40 08/02/2025
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yênUông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên
07:47:04 08/02/2025
Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?
07:41:39 08/02/2025
Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầuSao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu
08:10:10 08/02/2025
Chồng Hàn đăng ảnh kỷ niệm 3 năm ngày cưới Từ Hy Viên, cộng đồng mạng không cầm được nước mắtChồng Hàn đăng ảnh kỷ niệm 3 năm ngày cưới Từ Hy Viên, cộng đồng mạng không cầm được nước mắt
10:21:34 08/02/2025
Anh rể rủ đi leo núi đầu xuân, tôi hớn hở chuẩn bị cả ba lô đồ đạc, đến nơi, anh đề nghị một việc khiến tôi tức giận bỏ vềAnh rể rủ đi leo núi đầu xuân, tôi hớn hở chuẩn bị cả ba lô đồ đạc, đến nơi, anh đề nghị một việc khiến tôi tức giận bỏ về
06:05:35 08/02/2025
Bị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàngBị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàng
05:46:17 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt

Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt

Lạ vui

12:15:04 08/02/2025
Một chiếc đĩa đựng khoảng 15-20 quả chuối đã bóc vỏ xuất hiện ở Beeston (Nottinghamshire, Anh) hàng tháng trong hơn một năm qua khiến cư dân địa phương bối rối.
Ruud van Nistelrooy tức giận vì bàn thắng của MU việt vị cả mét

Ruud van Nistelrooy tức giận vì bàn thắng của MU việt vị cả mét

Sao thể thao

12:14:56 08/02/2025
Ruud van Nistelrooy than thở về bàn thắng quyết định của trung vệ Harry Maguire, khi anh đánh đầu ghi bàn thắng trong thời gian bù giờ từ vị trí việt vị để đưa Manchester United vào vòng năm FA Cup.
Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?

Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?

Pháp luật

12:01:33 08/02/2025
Lực lượng chức năng sau khi nhận được tin báo đã có mặt tại hiện trường, phát hiện thi thể anh V trên xe và nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sức khỏe

11:49:06 08/02/2025
Cảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
Drama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mang

Drama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mang

Sao châu á

11:43:23 08/02/2025
Động thái lạ của nữ người mẫu bóc phốt Uông Tiểu Phi, bảo vệ Từ Hy Viên sau khi minh tinh Vườn Sao Băng qua đời, đang khiến dân tình xôn xao.
Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên

Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên

Tin nổi bật

11:42:04 08/02/2025
Theo Ban ATGT tỉnh Phú Yên, nguyên nhân vụ tai nạn là do xe khách tự tông vào dải phân cách khiến xe bị lật. Vụ tai nạn khiến xe khách hư hỏng nặng. Một bộ biển báo hư hại và hơn 20m dải phân cách văng ra khỏi vị trí.
Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý

Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý

Trắc nghiệm

11:11:19 08/02/2025
Chuyên gia phong thủy người Trung Quốc - Tạ Vịnh cho biết nhà ở có 6 dấu hiệu này được cho là mang lại may mắn, tài lộc, và sự thịnh vượng cho gia chủ và con cái.
Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú

Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú

Sao việt

11:08:08 08/02/2025
Trong 4 năm qua, Hải Tú và Sơn Tùng nhiều lần bị soi hint diện đồ đôi, ở chung nhà nhưng cả hai không lên tiếng phản hồi về mối quan hệ.
Cháu trai gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam 'đưa cả mùa xuân vào nhà', một chi tiết khiến cộng đồng 'choáng váng'

Cháu trai gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam 'đưa cả mùa xuân vào nhà', một chi tiết khiến cộng đồng 'choáng váng'

Sáng tạo

10:51:22 08/02/2025
Gia tộc Lý Quí nắm giữ chuỗi nhà hàng xa hoa, biệt thự và khối tài sản khổng lồ. Những nhà hàng, cafe nổi tiếng như Ciao, Terrace, Ibox, Goody, Paris Deli, Fly Cupcake Garden, Maxim s Nam An, An, An Viên,
Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

Mọt game

10:32:11 08/02/2025
Nhóm khoa họcdẫn đầu bởi nhà khảocổ Clément Zanolli từ Đại học Bordeaux (Pháp) đã dùng các phương tiện hiện đại để phân tích lại SK 15, một hàm răng khá giống răng con người hiện đại,
Nhan sắc gây sốc của Jisoo (BLACKPINK)

Nhan sắc gây sốc của Jisoo (BLACKPINK)

Phim châu á

10:30:33 08/02/2025
Ngày 7/2, sau một thời gian dài khiến khán giả chờ đợi không yên, cuối cùng bộ phim Newtopia của Jisoo (BLACKPINK) cũng đã chính thức lên sóng 2 tập đầu tiên.