Lo ngại gián điệp Mỹ, TQ và Nga rủ nhau làm hệ điều hành riêng
Hệ điều hành Astra Linux được phát triển bởi Nga hứa hẹn thay thế cho nền tảng máy tính Windows của Microsoft cung cấp trong nhiều năm qua.
Vào tháng 4, Dịch vụ Kiểm soát Xuất khẩu và Kỹ thuật Liên bang Nga (FSTEC) đã cấp cho Astra Linux chứng chỉ bảo mật mức “quan trọng đặc biệt”. Điều này có nghĩa hệ điều hành này sẽ được sử dụng để xử lý thông tin của chính phủ Nga ở mức độ bảo mật cao nhất.
Cho đến nay, chính phủ Nga chỉ sử dụng các phiên bản Windows đặc biệt đã được tùy chỉnh lại và được kiểm tra, phê duyệt bởi FSB, cơ quan tình báo hàng đầu của nước này.
Hệ điều hành do Nga phát triển sẽ được sử dụng trong các cơ quan chính phủ của nước này.
Từ tháng 4, quân đội Nga có thể đã chuyển sang Astra Linux, một công cụ phái sinh được phát triển bởi công ty RusBITech từ năm 2008.
Video đang HOT
Ban đầu, RusBITech phát triển hệ điều hành để sử dụng cho thị trường tư nhân Nga, nhưng họ cũng mở rộng sang nhóm khách hàng là chính quyền địa phương và nhà thầu quân sự.
Vài năm trước, hệ điều hành này đã nhận được chứng nhận để xử lý thông tin của chính phủ Nga, dán nhãn “bí mật” và “bí mật hàng đầu” – hai mức độ bảo mật dữ liệu”quan trọng đặc biệt” theo luật pháp Nga.
Kể từ đó, Astra Linux dần xâm nhập vào các cơ quan chính phủ . Hệ điều hành này hiện được sử dụng tại Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Nga.
Vào tháng 1/2018, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố kế hoạch chuyển các hệ thống quân sự từ Windows sang Astra Linux với lý do lo ngại tình báo Mỹ theo dõi các hoạt động của chính phủ Nga.
Ngoài chứng nhận FSTEC, Astra Linux còn nhận được giấy chứng nhận phù hợp từ FSB và Bộ Quốc phòng. Điều này mở ra cơ hội cho các cơ quan quân sự và tình báo hàng đầu của Nga chấp nhận Astra Linux.
Đầu tuần, quân đội Trung Quốc cũng được cho đang thực hiện các bước tương tự để thay thế hệ điều hành Windows trên các hệ thống quân sự trong bối cảnh lo ngại về việc hack của Mỹ. Quân đội Trung Quốc đã không dùng bản phân phối Linux mà thay vào đó, họ ám chỉ đến kế hoạch phát triển một hệ điều hành tùy chỉnh riêng.
Theo Zing
Cảnh báo lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng trong bộ vi xử lý của Intel
Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và truyền thông vừa phát ra cảnh báo về lỗ hổng, điểm yếu an toàn thông tin nghiêm trọng trong bộ vi xử lý của Intel có thể bị các cuộc tấn công mạng lợi dụng.
Có bốn điểm yếu an toàn thông tin nghiêm trọng trong bộ vi xử lý Intel
Các chuyên gia về an toàn thông tin thuộc Đại học Công nghệ Graz của Áo và Đại học Công giáo Leuven của Bỉ vừa công bố bốn điểm yếu an toàn thông tin trong bộ vi xử lý Intel.
Bốn điểm yếu an toàn thông tin có mã lỗi quốc tế là: CVE-2018-12126; CVE-2018-12130; CVE-2018-12127; CVE-2019-11091.
Các điểm yếu an toàn thông tin này được các chuyên gia đánh giá là nghiêm trọng và có ảnh hưởng tới nhiều thiết bị đang sử dụng bộ vi xử lý của Intel bao gồm như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chủ, điện thoại di động sử dụng các hệ điều hành Linux, Windows, MacOS, Android...
Các hình thức tấn công lợi dụng bốn điểm yếu an toàn thông tin trên được các chuyên gia công bố và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sâu hơn bao gồm: tấn công ZombieLoad sử dụng điểm yếu CVE-2018-12130, tấn công RIDL sử dụng điểm yếu CVE-2018-12127 và CVE-2019-11091, tấn công Fallout sử dụng điểm yếu CVE - 2018-12126.
Cục An toàn thông tin cho biết, hiện tại Intel đã công bố danh sách sản phẩm bị ảnh hưởng và kế hoạch cập nhật, đồng thời làm việc với các doanh nghiệp sản xuất hệ điều hành, firmware, thiết bị để hỗ trợ cập nhật bản vá.
Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh việc đối tượng tấn công lợi dụng điểm yếu an toàn thông tin để thực hiện những cuộc tấn công mạng nguy hiểm, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các quản trị viên tại các cơ quan, đơn vị và người dùng kiểm tra, rà soát, xác định các máy tính bị ảnh hưởng bởi các điểm yếu trên, đồng thời cập nhật bản vá hoặc nâng cấp các hệ điều hành để tạm thời vá các điểm yếu.
Đối với các hệ điều hành chưa có thông tin về bản vá, cần theo dõi thường xuyên để nâng cấp ngay khi có biện pháp xử lý. Đối với những dòng sản phẩm mà Intel không có kế hoạch cập nhật, Cục An toàn thông tin khuyến cáo cần lên kế hoạch thay thế trong thời gian tới.
Theo theleader
Bất chấp lệnh cấm của Mỹ, Huawei không từ bỏ chương trình phát triển thiết bị 5G Huawei vẫn tự tin vào chương trình sản xuất thiết bị 5G bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, với việc tiếp tục hoạt động bình thường trong các phòng thí nghiệm. "Nếu Huawei không được phép cung cấp thiết bị 5G cho Mỹ, thì những người cuối cùng phải chịu thiệt sẽ lại chính là người Mỹ, những người sẽ không được...