“Lò luyện thi” giữa… đình
Cùng nhau ôn luyện những kiến thức cũ, cùng giải những bộ đề thi thử, các “anh chị” giáo viên thức từng đêm miệt mài bên bàn học cùng với các sĩ tử cùng làng chuẩn bị cho kì thi ĐH, THPT sắp tới.
Cứ đến mùa thi, hình ảnh những sĩ tử thi vượt cấp ôm sách ra đình luyện thi không còn xa lạ với người các bậc phụ huynh làng Lại Đà, xã Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội). Thầy cô giáo là gần 19 anh chị học sinh, sinh viên trong làng.
Tuần 4 buổi, 30 em học sinh lớp 9 và 19 em lớp 12 được phụ đạo những môn Toán, Anh Văn, Văn, Hóa và Lý. Với phương pháp dạy và học độc đáo như cùng làm bài, cùng thảo luận và liên tục giải các đề thi từng năm… lớp học đã đem lại những hiệu quả ôn luyện thực sự. Không chỉ phụ huynh làng Lại Đà an tâm gửi gắm con cái họ đến đây, nhiều học sinh làng bên cũng nô nức theo học:
Các em học sinh lớp 9 ngồi học trong khuôn viên đình làng.
Nhóm trưởng Nguyễn Tiến Phương người tổ chức lên lớp học.
Một thầy một trò.
Video đang HOT
Thầy và trò cùng học.
Lớp 9, chia làm hai nhóm, học học kém hơn luôn được thầy cô chăm sóc đặc biệt hơn.
Lớp 12 học tại nhà văn hóa các đó không xa.
Các em được giảng giải tận tình và hướng dẫn phương pháp làm bài rất kĩ.
Hệ thống đèn và quạt hoạt động hết công suất phục vụ các sĩ tử.
Theo Thanh Hòa
CAND
Cô giáo bận dạy thêm, nhờ nhân viên y tế đứng lớp
Có lần, cô giáo bận dạy thêm ở nhà, nhưng cùng thời điểm đó, cô vẫn tổ chức một ca ở trường nên phải giao bài tập cho học sinh. Cô đưa đề cho nhân viên Y tế đem xuống và trông lớp hộ.
Đó chỉ là 1 trong 1001 kiểu dạy thêm ôn luyên vào lớp 10 đang diễn ra tràn lan ở Hà Nội khiến học sinh thì quá tải còn phụ huynh thì bức xúc.
Giờ học "qua loa"- Chết nắng thì có!
Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THCS, nhiều trường đã tổ chức tiết "0" cho học sinh cuối cấp. Tiết học "0" có nghĩa là nhà trường tập trung toàn bộ học sinh cuối cấp dưới sân trường, cô giáo đứng trên sân khấu giảng bài bằng loa. Mỗi một tiết như vậy, có 5-10 học sinh được gọi lên trả bài. Số học sinh còn lại ngồi dưới nghe cô giảng bài qua loa. Thông thường, mỗi buổi sáng sẽ ôn tập một môn học.
Chỉ có số học sinh được gọi lên trả lời những câu hỏi nhỏ trong đề cương ôn tập là làm việc nghiêm túc. Khi cô giáo và học sinh ở trên sân khấu làm việc thì ở dưới số học sinh còn lại cười đùa và bình luận khi bạn mình trả lời.
Chỉ một số ít học sinh được gọi lên trả bài thì tham gia học chăm chỉ
Khi hỏi về chất lượng buổi học, một học sinh trường THCS Thanh Xuân Nam, nói: "Cô nói thì cứ việc nói, chứ có bạn nào nghe đâu. Có muốn nghe cũng chẳng nghe được, vì hàng trăm học sinh tập trung trước một không gian rộng, loa nói thì oang oang, chẳng rõ cô nói gì. Mà không nghe được thì làm sao chúng cháu hiểu được. Nhà trường cứ làm trò, ôn thi kiểu này làm sao mà có hiệu quả, chết nắng thì có".
Trước thực trạng trên, một phụ huynh trường THCS Thanh Xuân Nam (Thanh Xuân - Hà Nội), bức xúc nói: "Trường THCS Thanh Xuân Nam sân rộng, cây nhỏ và ít, nắng thế này mà tập trung học sinh giữa sân trường, người lớn còn không chịu được huống gì các cháu. Kết quả thì chưa thấy, nhưng con bé nhà tôi đã bị cảm nắng vì tiết "0" rồi".
Còn đa số học sinh ngồi dưới... thích làm gì thì làm
Nhân viên y tế đứng lớp dạy thêm
Tuy không có lò luyện thi ở các trung tâm luyện thi lớn như bậc đại học, nhưng giáo viên dạy lớp 9 tự mở "lò".
Chị Mai Anh (Tây Hồ, Hà Nội) nhiều tháng nay như "ngồi trên đống lửa" tìm thầy luyện cho con thi vào lớp 10 trường Hà Nội - Amsterdam. Chị cho biết: Theo lời bạn bè, tôi tìm được cho con "lò" của một thầy tên V - giáo viên của trường Trường Hà Nội - Amsterdam (phố Núi Trúc - Hà Nội), một tuần con học 1 buổi 3 tiếng", học phí đóng theo buổi. Sĩ số học sinh không giới hạn, chẳng kém gì "lò" luyện thi của mấy trung tâm luyện thi đại học".
Thực tế, quy định của ngành GD-ĐT, đối với THCS, không được bắt học sinh học thêm quá 3 buổi/tuần (bao gồm tất cả các môn), mỗi buổi không quá 2 tiết (90 phút). Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn tổ chức ca 1, ca 2 cho các môn Văn, Toán và mỗi buổi 4 tiết (180 phút).
Học sinh một trường THCS ở quận Thanh Xuân, phản ánh: "Quy định của trường là mỗi tuần chúng em học 3 buổi (Văn , Toán, Anh văn (hoặc môn khác). Nhưng cô Vũ H., giáo viên Toán trường này, dạy 3 buổi Toán/tuần. Chúng em rất căng thẳng.
Phụ huynh lớp em cũng bức xúc có đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường. Chưa hết, có lần cô dạy thêm ở nhà, nhưng cùng thời điểm đó, cô vẫn tổ chức một ca ở trường nên phải giao bài tập cho học sinh. Cô đưa đề cho nhân viên Y tế đem xuống và trông lớp hộ".
Học phí ngất trời
Học phí học thêm các trường thu ít nhất từ 500 đến 700.000đ/tháng. Riêng trường THCS Khương Thượng (Than Xuân - Hà Nội) học phí có lớp thu tới 1.300.000đ/tháng.
Một phụ huynh trường THCS Khương Thượng, phàn nàn: "Giáo viên chủ nhiệm lớp con tôi hàng tháng thu tiền học thêm ngoài nhà trường là 1.300.000đ/tháng, nhưng riêng tháng 5,6 thu liền 2 tháng, cộng với 1.000.000đ tiền học thêm ở trường và 400.000đ tiền liên hoan lớp, tổng cộng là 4.000.000đ...".
Phụ huynh chóng mặt vì đóng góp, còn học sinh mệt mỏi" vì "sự học". Một học sinh trường THCS Đền Lừ (Hai Bà Trưng - Hà Nội), phàn nàn: "Đối với các cô giáo môn nào cũng quan trọng, nên môn nào cũng tăng tiết, tăng giờ. Học nhiều, nhưng hiệu quả lại ít mà chúng em rất mệt mỏi. Nhất là mấy ngày hôm nay trời nắng nóng, di chuyển nhiều. Học ở lớp vừa tan, e vội vàng đạp vội về nhà ăn cơm, rồi lại cấp tốc đạp xe đến nhà cô học thêm buổi chiều. Nhiều hôm, đến trường mắt cứ nhắm tít lại, vì thèm ngủ cô ạ!".
Có thể nói luyện thi vào 10 ngày càng "nóng" không kém giới luyện thi vào ĐH. Các "lò" luyện thi vào lớp 10 còn sôi động hơn luyện thi đại học, và không loại trừ có "lò" mượn danh thầy X, cô Y....để thu hút học sinh kiếm lời.
Theo GDVN
Ôn luyện thi cùng các thủ khoa, á khoa đại học Nhằm giúp thí sinh thi đại học, cao đẳng năm 2012 đạt kết quả tốt, Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam đã mở lớp luyện thi chất lượng cao. Đặc biệt, có sự tham gia của các thủ khoa, á khoa đại học. Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho biết:...