Lơ là với biến chứng cao huyết áp ở người trẻ!
Đang trong giờ làm việc, anh N.Q.B ( 25 tuổi, Đồng Nai) bỗng lên cơn đau thắt ngực và ho ra đàm máu. Sau khi được cấp cứu tại địa phương, anh được chuyển ngay lên bệnh viện tuyến trên vì bệnh suy tim có nguyên nhân từ cao huyết áp.
Trường hợp khác là chị T.T.N.M (29 tuổi), phó phòng của một công ty bất động sản ở TP HCM. Một năm trở lại đây, chị M thường xuyên bị buồn nôn, người mệt mỏi, da vàng tái, thân sưng phù và xuất huyết đường tiêu hóa. Thậm chí, có lần chị bất tỉnh ngay trên bàn làm việc. Đi khám, chị được chẩn đoán bị suy thận mạn tính do huyết áp cao đi kèm với rối loạn mỡ máu gây nên. Hiện chị phải lọc máu thường xuyên để kéo dài sự sống (!).
Rối loạn mỡ máu làm tăng các biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp.
Triệu chứng mờ nhạt, dễ nh ầm lẫn
Theo các bác sĩ, bệnh lý cao huyết áp đang ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ các biến chứng của cao huyết áp như tai biến mạch máu não, suy thận, nhồi máu cơ tim… cũng tăng nhanh với mức độ nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50% trong 24 giờ đầu tiên nếu bệnh nhân không được xử lý cấp cứu kịp thời. Tại Mỹ, hơn 58 triệu người từ 6 tuổi trở lên bị cao huyết áp, tức là cứ 5 người thì có 1 người mắc bệnh này. Riêng ở Việt Nam, thống kê gần đây của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp từ tuổi trưởng thành trở lên tăng hơn 25% mỗi năm và người trẻ bị cao huyết áp thường không có triệu chứng điển hình.
Chính vì vậy, phải kiểm tra huyết áp thường xuyên và nghĩ ngay đến cao huyết áp khi có những triệu chứng sau: Đau đầu vùng sau gáy, chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mất ngủ, gặp vấn đề về tầm nhìn…
Video đang HOT
Mỡ máu “gặp loạn”, huyết áp dễ tăng cao
Các chuyên gia tim mạch cho biết, rối loạn mỡ máu hiện được xem như yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ. Chính lối sống tĩnh tại, ít vận động, chế độ ăn mặn, giàu chất béo, ít chất xơ, uống nhiều rượu bia, thức khuya, thuốc lá và stress… khiến cho các thành phần mỡ máu dễ gặp loạn.
Đáng nói hơn, 80% lượng cholesterol được tổng hợp bằng con đường nội sinh nên dù không ăn nhiều chất mỡ, cơ thể cũng liên tục sản xuất cholesterol. Vì thế, khi cơ thể suy yếu, các receptor tế bào (là những cánh cổng có chức năng tiếp nhận LDL-cholesterol từ trong máu vào các mô và cơ quan) bị giảm cả về số lượng lẫn chức năng hoạt động. Điều này khiến cholesterol khó được hấp thu vào tế bào dẫn đến dư thừa trong máu, làm hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp, tắc động mạch.
Cần điều trị rối loạn mỡ máu song song với cao huyết áp
Dù rất nguy hiểm nhưng hiện nay, bệnh cao huyết áp chưa được quan tâm đúng mức ở người trẻ. Tại Việt Nam, có đến hơn 70% bệnh nhân không được kiểm soát tốt và việc điều trị bằng thuốc hạ áp lại thường làm tăng rối loạn các thành phần mỡ máu. Rối loạn mỡ máu và cao huyết áp vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nhau. Đặc biệt, khi cơ thể cùng tồn tại cao huyết áp và rối loạn mỡ máu, mức độ “công phá” của chúng trở nên nặng nề gấp nhiều lần so với chỉ bị một bệnh đơn thuần. Do đó, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu song song với điều trị cao huyết áp.
Ngay cả việc điều trị rối loạn mỡ máu cũng gặp nhiều khó khăn khi hầu hết các thuốc trực tiếp hạn chế sự hấp thu hay ức chế tổng hợp cholesterol v.v… nên không thể sử dụng lâu dài vì gây ra nhiều tác dụng phụ như: suy tế bào gan, viêm cơ, tiêu chảy, đau đầu…
Khuynh hướng dự phòng và điều trị rối loạn mỡ máu hiện nay là sử dụng thảo dược thiên nhiên có khả năng điều hòa cholesterol, ổn định các thành phần mỡ máu nhằm giữ lượng cholesterol ở mức cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Vì vậy, khuynh hướng này mang tính hiệu quả, an toàn khi sử dụng.
Theo VNE
Đột quỵ ở người trẻ
Không phải vì bạn đang ở độ tuổi 20 hoặc 30 mà miễn nhiễm với đột quỵ, bởi thực tế căn bệnh này không chừa một ai.
Những cơn đau bất thường có thể là cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề trầm trọng - Ảnh: Shutterstock
Thực tế, cứ 5 nạn nhân của đột quỵ thì có 1 người dưới 45 tuổi. Theo bảng tổng hợp nghiên cứu được Học viện Thần kinh học Mỹ tài trợ và đăng trên tạp chí Thần kinh học, thì tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng. Các yếu tố như cholesterol cao, tăng huyết áp, stress, đái tháo đường - những tác nhân của cuộc sống hiện đại đã góp phần làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Điều đáng sợ là triệu chứng đột quỵ ở những người ở độ tuổi 20 có thể hơi khác so với người lớn tuổi nên thường bị chẩn đoán nhầm.
Triệu chứng bị hiểu lầm
Aneesh Singhal, chuyên gia nghiên cứu đột quỵ ở người trẻ tuổi, cho biết 83.000 người ở độ tuổi 20 bị đột qụy mỗi năm, đồng thời bệnh đột quỵ đang "trẻ hóa" nếu chúng ta không cải thiện lối sống.
Nếu như triệu chứng dẫn đến đột quỵ ở người lớn tuổi là tê hoặc yếu đột ngột ở mặt, tay, chân đặc biệt là một bên cơ thể; rối loạn hoặc lẫn lộn về lời nói, thị giác; thì triệu chứng ở người trẻ đôi khi bị hiểu lầm là dấu hiệu của một bệnh khác. Theo
Womenshealthmag - trang web của Mỹ, những người trẻ có nguy cơ đột quỵ thường bị chẩn đoán nhầm thành đau nửa đầu, động kinh, đa xơ cứng, hoặc lo âu quá mức. Sự thật, triệu chứng báo hiệu nguy cơ đột quỵ ở người trẻ là: lú lẫn, mê sảng, co giật, đột ngột buồn ngủ cùng cực, buồn nôn và nôn. Nói cách khác, khi xuất hiện các triệu chứng này, không ai nhận thấy nguy cơ một cơn đột quỵ có thể xảy ra chỉ vì các biểu hiện của nó quá khác so với ông bà hay cha mẹ - vốn là những người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Đột quỵ ở người trẻ có xu hướng gia tăng phần lớn do lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia, sử dụng cần sa, chế độ ăn uống thiếu khoa học... Ngoài ra, việc sử dụng thuốc ngừa thai chứa estrogen còn làm tăng xác suất máu đông gây tắc mạch, nếu bạn đang chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân gây đột quỵ khác. Điều này không có nghĩa bạn tránh dùng thuốc ngừa thai loại này, nhưng nếu gia đình có tiền sử bị đột quỵ, tốt nhất nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ. Theo nhiều thống kê, nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do xuất huyết não, mà phần lớn là do vỡ động tĩnh mạch hoặc vỡ phình mạch.
Biện pháp ngăn chặn
Các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng bệnh tật, đau ốm và tử vong do đột quỵ gây ra sẽ tăng gấp đôi trên toàn thế giới vào năm 2030, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Cách đơn giản để phòng bệnh là cần thay đổi lối sống: vận động nhiều hơn, ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, tránh các chất gây nghiện... Đột quỵ ở người trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu phát hiện sớm các bất thường về mạch máu thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo TNO
Người trẻ khó ngủ coi chừng mắc trầm cảm Mới 23 tuổi, chưa lập gia đình nhưng Lan Hà (Bình Thạnh, TP HCM) lại mắc chứng "khó ngủ như người già". Dù vừa ra trường đã có công việc ổn định nhưng Hà vẫn thường xuyên bồn chồn, lo lắng, buồn chán không rõ nguyên nhân. Đêm nào cô cũng cố hết sức vẫn không dỗ được giấc ngủ, trằn trọc mãi....