Lỗ hổng trong hệ thống phân loại bão của Mỹ
Việc phân chia cấp độ bão hiện nay của Mỹ chưa thể xử lý được thách thức trong cảnh báo công chúng về rủi ro mà bão có thể gây ra cho đất liền, cũng như điều khiến chúng ngày càng nguy hiểm.
Cảnh tàn phá sau bão Helene tại Swannanoa, North Carolina, Mỹ, ngày 2/10. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ông Carl Schreck, nhà nghiên cứu bão tại Đại học North Carolina, cho biết trước khi bão đổ bộ, các tiêu đề tin tức thường nêu bật về cấp độ của bão và tốc độ gió. Nhưng sau khi bão đổ bộ, quan tâm chính chủ yếu về mưa.
Bảng xếp hạng bão năm cấp độ, được các chuyên gia gọi là thang Saffir-Simpson, là kênh chính để công chúng Mỹ hiểu được sức mạnh của một cơn bão. Nhưng xếp hạng cấp độ chỉ dựa trên tốc độ gió. Xếp hạng này bỏ qua tất cả các tác động khác mà bão có thể gây ra thiệt hại, bao gồm cả nước dâng theo bão, lốc xoáy và lũ lụt do mưa lớn. Những yếu tố này có thể gây tử vong nhiều hơn gió.
Theo Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ, trong số 455 ca tử vong do bão trực tiếp gây ra trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2023, 12% là do gió và 11% là do nước dâng theo bão. Nhưng 55%, tương đương 252 ca tử vong, liên quan đến lũ lụt do mưa.
Gần đây nhất, đêm 26/9 (giờ địa phương), bão Helene đã đổ bộ vào khu vực thuộc bờ biển phía Tây Bắc bang Florida với cường độ đạt cấp 4 trong thang bão 5 cấp của nước này. Ngày 3/10, các quan chức Mỹ xác nhận trên 210 người đã thiệt mạng do bão Helene, hơn một nửa trong đó là người dân tại North Carolina, nơi dòng nước cao chảy xiết đã phá hủy nhiều cộng đồng. Điều này khiến khiến Helene trở thành cơn bão gây mức thương vong lớn thứ hai tấn công đất liền Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
Video đang HOT
Các nhà khí tượng đánh giá bão Helene đã gây ra trận lũ lụt nghiêm trọng nhất từng được ghi nhận tại North Carolina. Kích thước lớn bất thường đồng nghĩa với việc cơn bão mất nhiều thời gian hơn để di chuyển qua trên cao, và do đó mưa kéo dài hơn. Khi các sườn núi đẩy độ ẩm của cơn bão lên cao, nó ngưng tụ thành nhiều mưa hơn nữa chảy xuống các thung lũng, dẫn đến lũ lụt kỷ lục.
Khi khí hậu ấm lên, người Mỹ có thể phải đối mặt với nhiều cơn bão mạnh, di chuyển chậm hơn, có khả năng xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Tuy nhiên, không có thang số đơn giản, được sử dụng rộng rãi để phản ánh khả năng gây ra lũ lụt của một cơn bão. Thang Saffir-Simpson chỉ phản ánh tốc độ gió của bão.
Một số nhà khoa học đã phát triển các số liệu mới để nắm bắt rủi ro mưa của bão. Nhưng ông Schreck cho biết Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ không muốn gây nhầm lẫn cho công chúng bằng nhiều thang đánh giá.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hy vọng nâng cao nhận thức của công chúng vượt ra ngoài phạm vi xếp hạng bão. “Chúng ta cần phải suy nghĩ lại về cách chúng ta đặt tên, phân loại và nói về những điều này bởi có quá nhiều người đang tử vong”, bà Kathie Dello, nhà khí hậu học của North Carolina cho biết. Bà Dello bổ sung: “Khi nói đến những cơn bão lớn, tôi không bao giờ nghĩ đến phạm trù”.
Các chuyên gia thời tiết đã thành thạo hơn nhiều trong những năm qua trong việc dự báo các cơn bão lớn. Nhưng họ không thể dễ dàng vượt qua được hệ thống phân loại bão đã ăn sâu vào nhận thức rủi ro của công chúng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã đưa ra thông cáo báo chí cảnh báo về “lũ lụt thảm khốc, đe dọa tính mạng”. Và Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ đã bổ sung thang phân loại của mình bằng nhiều thông tin hơn về các mối nguy hiểm khác nhau của bão, bao gồm cả lượng mưa.
Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) cũng dự báo về nguy cơ mưa cực lớn ở một địa điểm nhất định với bốn mức độ: rủi ro thấp, nhẹ, trung bình và cao.
Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene
Sau cuộc "tấn công dữ dội" của bão cấp 4 Helene, tiểu bang North Carolina đã chịu tổn thất nặng nề về người và của.
Nước ngập tại khu vực Asheville, North Carolina sau bão Helene ngày 28/9. Ảnh: Getty Images
Hàng trăm người dân bang North Carolina đã mắc kẹt tại nhà, bệnh viện, hệ thống giao thông... và đang chờ được giải cứu sau khi bão cuồng phong Helene càn quét qua nơi đây. Thống đốc North Carolina Roy Cooper chia sẻ với kênh CNN (Mỹ): "Ưu tiên hàng đầu là giải cứu mọi người và cung cấp hàng viện trợ. Tuy nhiên, mọi thứ đều ngập trong nước. Rất khó để lực lượng chức năng nhận ra chính xác vấn đề là gì".
Bão cấp 4 Helene đã đổ bộ vào Florida đêm 26/9 với sức gió 225km/giờ. Tính đến nay, bão đã quét qua nhiều bang, trong đó có Florida, Georgia, North Carolina, South Carolina và Tennessee. Mặc dù Helene đã suy yếu thành bão nhiệt đới, nhưng nó cũng để lại hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản.
Kênh CNN đưa tin, bão Helene đã khiến 93 người tử vong trên 6 tiểu bang tại Mỹ, bao gồm South Carolina, Georgia, Florida, North Carolina, Virginia và Tennessee. Trong đó, North Carolina là bang chịu thiệt hại nặng nề nhất về người, với 36 trường hợp tử vong.
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp tử vong, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.
Tuy nhiên, cựu lãnh đạo Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang (FEMA) Craig Fugate đã trấn an mọi người không mất hy vọng. Việc mất liên lạc và không thể liên lạc với người thân không nhất thiết đồng nghĩa với điều tồi tệ nhất đã xảy ra. Ông đồng thời nói thêm rằng mọi người sẽ được đoàn tụ khi sóng điện thoại di động và internet được khôi phục.
Trong khi đó, bão Helene khiến khoảng 300 con đường bị đóng cửa ở North Carolina và 150 con đường khác bị đóng ở South Carolina. Giới chức North Carolina vào ngày 29/9 thừa nhận rằng những đợt đóng cửa đó đã cản trở việc cung cấp nước cho các cộng đồng đang có nhu cầu.
Ngoài ra, khoảng 2,1 triệu khách hàng sử dụng điện đang trong tình trạng mất điện ở South Carolina, North Carolina, Georgia, Florida và Virginia. Cuối tuần qua, các công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại của bão Helene có thể từ 15 tỷ đến hơn 100 tỷ USD.
Từ hôm 29/9, North Carolina đã bắt đầu "gượng dậy", tiến hành khắc phục hậu quả sau bão.
Helene là cơn bão thứ 8 được đặt tên, của mùa bão Đại Tây Dương, bắt đầu từ ngày 1/6. Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ dự đoán mùa bão Đại Tây Dương năm nay sẽ mạnh hơn mức trung bình do nhiệt độ đại dương ấm kỷ lục.
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu đang góp phần làm gia tăng sức mạnh và tần suất của các cơn bão. Nhiệt độ nước biển ấm lên là một trong những nhân tố khiến các cơn bão tăng cấp độ nhanh chóng.
Vào tối 29/9, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Joe Biden đã được lãnh đạo FEMA và Cố vấn An ninh Nội địa báo cáo về nỗ lực khắc phục hậu quả bão Helene. Ông Biden dự kiến vào cuối tuần này đến thăm những khu vực chịu ảnh hưởng của bão Helene.
Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ thị sát các khu vực chịu ảnh hưởng bởi bão Helene Ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới bang North Carolina và South Carolina, trong khi Phó Tổng thống Kamala Harris tới bang Georgia, thị sát những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Helene, đồng thời phân phát viện trợ cho người dân. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp báo về ứng phó với...