Lỗ hổng trong bảo mật thông tin từ số điện thoại cá nhân
Chưa bao giờ vấn đề bảo mật thông tin của người tiêu dùng lại trở thành tâm điểm đáng chú ý thời gian gần đây.
Năm nay, Việt Nam hưởng ứng chủ đề của ngày tiêu dùng thế giới (15/3) bằng một khẩu hiệu: “Quyền được thông tin chính xác và bảo mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thời đại kĩ thuật số”.
Tin nhắn rác chính là 1 phần hậu quả của việc thiếu bảo mật thông tin điện thoại của người tiêu dùng. Dù đã có những chế tài xử lý nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để tình trạng này xảy ra. Cuối cùng, người tiêu dùng vẫn là đối tượng chịu thiệt.
Trung bình một ngày, chị Mai Thuý Hồng, phố Đê La Thành, Hà Nội nhận được vài ba tin nhắn rác. Hầu hết những tin nhắn này là quảng cáo sản phẩm, có nội dung dễ gây hiểu lầm… và những tin nhắn này xuất phát từ nhiều số điện thoại lạ.
Chị Mai Thuý Hồng nói: “Lúc làm việc mà nhận được những những tin rác, tôi cảm thấy rất bực mình, mất thời gian, đôi khi phải thao tác xoá nó đi. Chẳng hạn, tin nhắn như 1 người thương tặng cho bạn 1 lời chúc 1 bài hát. Với những người như mình chẳng biết người thương là ai và tin nhắn đến từ số máy lạ”.
Video đang HOT
Thậm chí nhiều người còn mất tiền oan vì làm theo nội dung của tin nhắn rác. Chị Nguyễn Thị Hiền (Phố Láng Hạ – Hà Nội): “Có tin nhắn nói là tặng cho tôi 1 bài hát. Tôi không hiểu là ai nên nhắn lại. Tôi chỉ mất vài nghìn thôi nhưng cảm giác bị lừa, rất bực mình”.
Một trong những lý do mà cơ quan chức năng đưa ra đó là do bản thân mỗi người dùng điện thoại đã vô tình để lộ thông tin từ địa chỉ email hay số điện thoại của mình cho những đối tượng chúng ta không biết được mục đích họ cần thông tin của mình để làm gì.
Vô tình để lộ thông tin cá nhân cũng đồng nghĩa với việc số điện thoại, tên tuổi của bạn dễ dàng trở thành thứ hàng hoá để trao đổi mua bán một cách công khai.
Gõ cụm từ “danh sách khách hàng” công cụ tìm kiếm Google sẽ cho ra hàng ngàn kết quả và rất dễ dàng có thể mua được thông tin cá nhân của mọi đối tượng khách hàng chỉ cần gọi theo số điện thoại quảng cáo trên mạng.
Tuy nhiên, cách thức giao dịch mua bán hiện nay lại chủ yếu qua mạng, chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, hiếm khi giao dịch trực tiếp nên dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý vi phạm.
Ông Đỗ Đình Rô, thanh tra Bộ Thông tin va Truyên thông cho biết: “Các đối tượng mua bán mua bán thông tin cá nhân có lẽ cũng hình dung ra được mình mua bán là vi phạm pháp luật nên tránh lộ diện việc thực hiện các giao dịch”.
Điều này dễ hiểu vì sao mà cả năm qua mặc dù đã kiểm tra, xử lý 41 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin mạng viễn thông, Internet nhưng tình trạng tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân của người khác vẫn cứ diễn ra 1 cách ngang nhiên…
Theo VTV
Sẽ lập lại trật tự về giá cước các đầu số tin nhắn
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận định rằng việc cấp phép đầu số hiện nay không hợp lý, thiếu quy củ, là nguyên nhân gây ra những hiện tượng như tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son yêu cầu lặp lại trật tự trong việc cấp phát đầu số. Ảnh: T.C
Trước đó, tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 3/2014, Thanh tra Bộ đã phản ánh tình trạng cấp đầu số không theo quy hoạch, làm nảy sinh những tình trạng như cùng một đầu số mà 3 doanh nghiệp viễn thông có thể cấp cho 3 nhà cung cấp nội dung (CSP) cùng lúc. "Hiện chưa có quy hoạch rõ ràng về đầu số và giá cước tương ứng nên cơ quan chức năng rất khó xem xét, quản lý", Chánh thanh tra Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.
Theo ghi nhận của thanh tra Bộ thì giá cước trước đây tối đa chỉ 15.000 đồng/tin nhắn, nhưng gần đây có những đầu số đã đẩy giá cước lên cao hơn nhiều. "Việc không minh bạch giá cước cũng như thiếu quy hoạch đầu số khiến Thanh tra rất khó xác định chính xác doanh nghiệp phát tán tin nhắn rác, còn người dùng thì bị thiệt về kinh tế", ông Hùng khuyến cáo.
Bên cạnh đó, một số nhà mạng đang lợi dụng quyền cấp đầu số cho CSP theo kiểu "quyền sinh quyền sát", hoặc thiếu kiểm soát đối với các đầu số đã cấp dẫn đến tình trạng loạn tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo trong thời gian qua.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết dứt điểm tình trạng này và lặp lại trật tự cho thị trường đầu số, công tác cấp phép đầu số cho các CSP nên được chuyển từ doanh nghiệp viễn thông về cho Bộ TT&TT. Việc quy toàn bộ đầu số về một đầu mối là cơ quan quản lý sẽ giúp đầu số không "trôi nổi", khó quản lý như thời điểm này. Đồng thời, giá cước cũng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, tránh tình trạng thiếu minh bạch, "đội cước âm thầm" và móc túi người dùng như hiện nay.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng chia sẻ rằng chủ trương đưa đầu số về Bộ đã được đưa ra từ một hai năm nay, song vẫn chưa triển khai được vì một số lý do, vướng mắc. Cụ thể, ngay từ tháng 7/2013, Cục Viễn thông đã xây dựng dự thảo mới, quy định Bộ TT&TT sẽ là đơn vị đứng ra cấp đầu số trực tiếp cho các doanh nghiệp nội dung. Với đầu số này, một CSP sẽ có thể kết nối với tất cả các nhà mạng khác nhau chứ không phải đi đàm phán với từng mạng riêng như trước. Đồng thời, Bộ cũng sẽ công khai quy hoạch đầu số trên mạng, đầu số nào đã cấp, đầu số nào chưa cấp đều được niêm yết rõ ràng.
Để tháo gỡ những vướng mắc này, Bộ trưởng Son chỉ đạo Cục Viễn thông sớm tổ chức một hội nghị doanh nghiệp với các nhà mạng, các CSP để đề xuất phương án cấp phép hợp lý nhất.
"Cần nghiên cứu việc cấp phép đầu số nên tiến hành ở cấp nào, doanh nghiệp hay Bộ TT&TT, thì hợp lý hơn, hiệu quả hơn, tránh tiếp tục gây bức xúc trong xã hội", Bộ trưởng kết luận.
Theo Vietnamnet
Loạn dịch vụ Quà tặng âm nhạc lừa đảo Những ngày sau tết, hàng loạt khách hàng bức xúc khi nhận được tin nhắn lừa đảo mang tên "Tổng đài Quà tặng âm nhạc". Mất tiền oan vì tổng đài "Qùa tặng âm nhạc" Phản ánh tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Minh Khang (Hà Nội) cho biết: "Vừa rồi, tôi có nhận được một tin nhắn từ số...