‘Lỗ hổng’ để tuyển thí sinh dưới điểm sàn
Trong quy chế tuyển sinh hiện hành, Bộ GD-ĐT chưa có quy định nào về việc nhân hệ số các môn thi, cũng như ngưỡng tối thiểu khi xác định điểm chuẩn các ngành khối năng khiếu.
Đây chính là “lỗ hổng” để các trường lách luật tuyển thí sinh (TS) dưới điểm sàn.
Thí sinh dự thi môn năng khiếu tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2013 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chỉ 1,8 điểm mỗi môn
Theo Quy chế thi và tuyển sinh, Bộ GD-ĐT chỉ quy định điểm sàn với các trường sử dụng chung đề thi của Bộ hoặc chung kết quả kỳ thi này để xét tuyển, cụ thể là các khối thi A, B, C và D. Trong khi đó, các khối thi năng khiếu không bị ràng buộc bởi quy định trên nên các trường được phép tự xác định điểm chuẩn, miễn sao cho điểm từng môn thi không bị liệt (tức 0 điểm). Do vậy, nhiều năm qua các trường đã tự xây dựng điểm trúng tuyển khối thi năng khiếu theo cách khác nhau, có trường mức điểm này thấp hơn nhiều so với điểm sàn chung.
Ngược lại, rất nhiều trường khác khi xây dựng điểm chuẩn trúng tuyển ngành thuộc khối năng khiếu lại nhân hệ số mà không quy định mức điểm tối thiểu các môn này. Kết quả, khi nhìn vào tổng điểm thì thấy bình thường nhưng thực ra điểm thi từng môn rất thấp. Chẳng hạn, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng điểm chuẩn năm 2012 khối T chỉ ở mức 13 (trong đó, điểm môn năng khiếu thể dục thể thao đã được nhân hệ số 2). Như vậy, tính điểm bình quân sau khi nhân hệ số cho 4 môn, mỗi môn chỉ đạt 3,25 điểm. Nếu trừ ra mức điểm ưu tiên tối đa một TS có thể được hưởng là 3,5 điểm, mỗi môn bình quân chỉ đạt 2,5 điểm.
Tương tự, Trường ĐH Yersin Đà Lạt năm 2012 ngành thiết kế nội thất điểm chuẩn sau khi nhân hệ số là 10 (trong đó môn năng khiếu đã nhân hệ số 2). Như vậy, TS chỉ cần đạt 2,5 điểm mỗi môn sẽ trúng tuyển, và với TS được hưởng ưu tiên tối đa thì chỉ cần đạt 1,8 điểm mỗi môn.
Sẽ đưa ra mức điểm thấp hơn năm ngoái!
Video đang HOT
Trao đổi vấn đề này, đại diện Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, thừa nhận: “Tuy không yêu cầu TS phải đạt từ 5 điểm trở lên môn năng khiếu, nhưng hầu hết TS trúng tuyển đều đạt mức này. Nếu môn năng khiếu không đạt điểm trung bình thì TS không thể trúng tuyển, vì điểm các môn văn hóa rất thấp. Chẳng hạn khối T, điểm môn toán và sinh hiếm có TS nào đạt mức trung bình”.
PGS-TS Phạm Bá Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Yersin Đà Lạt, cũng nói: “Theo quy định trường được phép tự xây dựng điểm chuẩn các ngành này, miễn sao đảm bảo điều kiện các môn thi không bị điểm liệt. Dù chưa thông qua hội đồng tuyển sinh, nhưng nếu tình hình tuyển sinh năm nay khó khăn trường có thể sẽ đưa ra mức điểm trúng tuyển ngành năng khiếu thấp hơn năm ngoái”. Đặt ra vấn đề chất lượng TS, tiến sĩ Phong cho rằng: “Sinh viên các ngành này của trường đầu vào tuy có thấp hơn các trường khác nhưng chất lượng đầu ra không đến nỗi nào. Điều này chứng tỏ chất lượng người học không chỉ phụ thuộc đầu vào, mà còn cả quá trình đào tạo”.
Tuy nhiên, thạc sĩ Ninh Quang Thăng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết nhiều năm nay, trường vẫn xác định điểm sàn cho các ngành năng khiếu bằng mức điểm sàn khối thi gần nhất theo quy định của Bộ nhằm đảm bảo chất lượng sinh viên đầu vào. Chẳng hạn, điểm sàn khối V sẽ là 13 giống khối A. Thạc sĩ Thăng nhấn mạnh: “Dù rất khó xác định điểm sàn chung cho các khối năng khiếu, nhưng Bộ cần phải quy định một ngưỡng tối thiểu thí sinh cần đạt được để trúng tuyển vào học nhằm đảm bảo chất lượng chung”
Nhất quyết không lấy điểm thấp dù không đủ chỉ tiêu Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM quy định TS thi khối V và H phải có điểm thi môn năng khiếu đạt từ 5 điểm trở lên mới được xét tuyển vào trường. Ngay cả TS thuộc diện tuyển thẳng muốn đăng ký vào các ngành này cũng phải thi môn năng khiếu và đạt từ 5 điểm trở lên mới trúng tuyển. Tương tự, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cũng quy định, TS dự thi khối V môn vẽ mỹ thuật sau khi nhân hệ số 1,5 phải đạt từ 7,5 điểm trở lên. Có nghĩa, trước khi nhân hệ số môn này phải đạt tối thiểu 5 điểm. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng quy định điểm môn năng khiếu phải đạt từ 5 trở lên mới trúng tuyển vào trường. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết: “Năm nào trường cũng quy định mức điểm điều kiện tối thiểu với môn năng khiếu. Điều này là cần thiết, sinh viên cần phải có năng khiếu từ mức trung bình trở lên mới học tập được, cũng như làm việc sau này”.
Theo Thanhnien
Gần 100% HS của cô giáo chuyển giới đỗ ĐH
Dựa vào điểm chuẩn dự kiến và kinh nghiệm của mình, cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm khẳng định gần 80 học trò của lớp luyện thi của mình sẽ đậu đại học.
Lớp luyện thi đại học của cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm mở từ tháng 10/2012 với 78 học sinh theo học. Sau khi biết điểm thi đại học, tất cả học sinh của lớp đều từ 14 điểm, cao nhất đạt 19,5 điểm. Cô Trâm cho biết: "Còn hai em vẫn chưa liên hệ được nên không biết điểm số ra sao, nhưng có thể khẳng định 95% sẽ đậu đại học vì những trường các em thi hầu hết lấy điểm bằng điểm sàn, điểm thi đều bằng và cao hơn điểm chuẩn của ngành năm ngoái".
Chỉ mong đậu tốt nghiệp là mãn nguyện
Những năm trước, khi còn luyện thi ở Bình Phước, thành phần học sinh của lớp cô Trâm hầu hết đều học lực trên trung bình. Năm đầu tiên mở lớp luyện thi miễn phí để "trả ơn đời" tại TP.HCM, cô Trâm chỉ nhận học sinh có học lực yếu, điểm trung bình dưới 5 và có gia cảnh khó khăn.
Vì thế, hầu hết những học sinh đến học lớp luyện thi cô giáo chuyển giới tâm sự với cô rằng chỉ mong đậu tốt nghiệp là quá đủ. Như em Lê Hồ Đoan Trinh (THPT Lê Thị Hồng Gấm), trước khi đến lớp luyện thi, học lực chỉ dưới trung bình. Trinh từng không tha thiết nhiều với học tập vì mất nhiều kiến thức căn bản, nỗi lo rớt tốt nghiệp luôn thường trực.
"Từ khi được bạn giới thiệu vô lớp cô Trâm, được cô dạy lại kiến thức căn bản, tạo động lực học tập nên học lực khá hẳn. Em từng nghĩ chỉ đậu tốt nghiệp là mừng nhưng bây giờ em còn đậu cả hai trường", Đoan Trinh vui mừng cho biết. Trinh thi vào hai trường ĐH Sài Gòn và CĐ Tài chính - Hải quan.
Cô giáo Quỳnh Trâm hướng dẫn học trò của mình các bước làm hồ sơ nhập học
Dưới sự kèm cặp của cô Trâm, không chỉ đậu tốt nghiệp mà Trinh còn đậu cả trường đại học, cao đẳng
Hoàng Đoàn Sơn Hải (Q.10, TP.HCM) năm ngoái thi đại học chỉ được 8 điểm. Sau một thời gian học cao đẳng không phù hợp, Hải quyết định thi lại. Đến với lớp luyện thi từ tháng 4, sau ba tháng ôn luyện Hải thi được 14 điểm. Theo Hải số điểm đó đủ giúp bạn đậu vào khoa Công nghệ thông tin, ĐH Công nghệ Sài Gòn vì điểm chuẩn năm ngoái chỉ lấy 13 điểm.
Trong số những học sinh đậu đại học, trường hợp của Nguyễn Tuấn Hào (Q.4, TP.HCM) khiến cô Trâm vui mừng nhất. Trong lớp, Hào là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất. Bố làm bốc vác nhưng đã nghỉ vì mất sức lao động, mẹ bán nước vỉa hè gần chợ Bình Điền (H.Bình Chành). Hào học yếu, nhiều lần đi họp phụ huynh thầy cô đều cảnh báo sẽ rớt tốt nghiệp. Mẹ Hào từng nghĩ sẽ cho con nghỉ học phụ gia đình.
Niềm vui của Nguyễn Tuấn Hào và cô giáo Quỳnh Trâm khi biết điểm thi
"Em nghĩ mình cố gắng cũng sẽ đậu tốt nghiệp. Em không đi học thêm thầy cô trong lớp vì cách dạy vẫn vậy, và em khá nản trong việc học. Trước khi học lớp cô Trâm, nằm mơ em cũng không nghĩ mình sẽ đậu đại học", Hào phân trần. Cuối cùng Hào đậu đại học thật, điểm thi 16,5 cả hai khối A và D có lẽ sẽ giúp Hào trở thành sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn.
Hào chia sẻ: "Em thi Kế toán và Quản trị kinh doanh nhưng chọn Quản trị vì thấy mình hợp với kinh doanh hơn. Ba mẹ, thầy cô khi biết tin em đậu thì vui lắm, gọi điện chúc mừng em". Ngay sau khi biết tin đậu, Hào liên làm hồ sơ xin đi làm nhân viên tiếp thị với mức lương 1,5 triệu/tháng để có thêm tiền trang trải học phí sắp tới.
Hết lòng vì học trò
Vừa biết điểm thi đạt 19,5 đủ đậu vào trường ĐH Mở TP.HCM, bạn Lê Thị Hoài Mỹ (Bình Phước) liền nhắn tin ngay cho cô giáo của mình: "Cô ơi, em thật sự cám ơn cô nhiều lắm, nhờ cô mà em mới được như vậy. Em rất biết ơn cô". Và rất nhiều tin nhắn cảm ơn của học trò được cô Trâm lưu lại trong điện thoại, không muốn xóa.
Nhiều học trò biết ơn cô không chỉ vì đậu đại học mà trên hết là sự hết lòng đối với học trò của cô. Không lấy tiền học phí với bạn có hoàn cảnh khó khăn, kèm căp kĩ cho từng bạn, tư vấn chọn trường, trước ngày thi cô Trâm lại mua hồ sơ dự thi về làm và nộp cho cả lớp. Đến ngày thi, cô đều dậy từ 4h để gọi cho từng bạn dậy vì sợ ngủ quên rồi đến trường thi động viên học trò mình. Thi xong, cô tập hợp cả lớp lại giải đề, rồi coi điểm thi, mua hồ sơ làm thủ tập nhập học cho cả lớp.
"Từ khi đi dạy đến giờ chưa khi nào cô thấy vui mừng, mãn nguyện với thành tích như ngày hôm nay. Nhiều em chỉ cần đậu tốt nghiệp là đủ nên khi đậu rồi có tâm lý nghỉ ngơi, không ôn thi đại học tiếp, khiến cô phải khuyên nhủ nhiều để các em ôn luyện tiếp. Nếu dạy học sinh bình thường mà đậu đại học thì đã nhàn hơn rất nhiều rồi", cô Trâm chia sẻ.
Vấn đề khó nhất khi dạy học sinh yếu theo cô Trâm không phải năm ở học lực mà là động lực học tập. Những học sinh học yếu rất dễ tự ti, chỉ cần một thất bại nhỏ sẽ khiến các em đánh mất nghị lực, dễ buông xuôi. Vì thế, phương pháp giảng dạy của cô Trâm là không đặt áp lực cho học trò của mình.
"Khi tiếp nhận một học sinh, cô không bắt các em phải giỏi bằng bạn này, được điểm cao mà chỉ cần trên điểm trung bình là đủ. Quan trọng là các em thực sự thấy thoải mái để vượt qua chính mình", cô Trâm cho biết.
Thời gian sắp tới, dù chưa biết sẽ có mở lớp tiếp không nhưng cô Trâm cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm dạy học, ôn luyện cho học sinh yếu của mình cho mọi người qua mail ngoclanletran@yahoo.com.
Theo Như Quỳnh (Infonet.vn)
Thí sinh đạt thủ khoa kép 2 đại học lớn Thí sinh quê Thanh Hoá đã bất ngờ trở thành thí sinh đầu tiên trên cả nước đạt danh hiệu thủ khoa "kép" ở 2 trường lớn, trường Đại học Y Hà Nội, số điểm 29,5 và Đại học Thuỷ lợi số điểm 28,5. Tối ngày 28/7, Đại học Y Hà Nội công bố điểm thi. Thí sinh Lê Xuân Hoàng ở xã...