Lo học sinh, sinh viên dễ sa ngã trong ngày tết

Theo dõi VGT trên

Một số học sinh, sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày sinh ra không ít thói hư tật xấu… làm liên lụy đến nhà trường, thầy cô giáo.

LTS: Ngày Tết Nguyên đán của dân tộc đang đến gần, đây cũng là thời điểm các em học sinh, sinh viên được nghỉ ngơi dài ngày.

Bày tỏ sự lo lắng khi một số em học sinh, sinh viên vì vui chơi quá đà mà tham gia uống rượu bia, c.hơi b.ài bạc, vi phạm an toàn giao thông…, thầy Sông Trà đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Hàng chục năm nay, các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thường cho học sinh, sinh viên và thầy cô giáo nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày (từ 10 ngày đến trên 20 ngày) để có thời gian nghỉ ngơi, dọn dẹp nhà cửa, phụ giúp công việc gia đình, vui xuân, đón Tết… sau một thời gian dài học hành, làm việc vất vả, mệt nhọc.

Các thầy cô giáo, sinh viên và học sinh đều có chung tâm trạng rất phấn khởi, vui mừng vì được nghỉ dài ngày như thế.

Bên cạnh, biết bao cái tốt đẹp, niềm vui thì một bộ phận học sinh, sinh viên nảy sinh những hành vi, việc làm chưa tốt, tiêu cực trong dịp Tết Nguyên đán khiến các bậc phụ huynh và thầy cô giáo phải lo lắng, đau đầu.

Lo học sinh, sinh viên dễ sa ngã trong ngày tết - Hình 1

Thầy cô giáo lo học sinh, sinh viên dễ sa ngã trong ngày tết (Ảnh minh họa: cand.com.vn).

Ông Nguyễn Quang Tuấn, 45 t.uổi, một phụ huynh ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bày tỏ:

Thực tế, đang diễn ra ngoài giờ học tập thì về nhà, về địa phương, nhiều sinh viên, học sinh, thanh thiếu niên, không biết làm gì, tham gia cái gì, vì hết hầu các nhà trường, tổ chức đoàn, đội, chính quyền ở địa phương rất ít có hoặc không có hoạt động để thu hút.

Nhiều học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên lúc rảnh rỗi, ngày hè, nhất là ngày Tết Nguyên đán nghỉ dài ngày dễ sa vào lạm dụng bia, rượu, gây gổ đ.ánh n.hau, phóng nhanh vượt ẩu gây mất trật tự an ninh, an toàn giao thông hoặc mải đến quán game, tụ tập ăn chơi, bài bạc, c.á đ.ộ ăn t.iền thâu đêm suốt sáng.

Biết bao vụ việc đáng tiếc, đau lòng từng nảy ra liên quan đến đối tượng học sinh, sinh viên.

Theo tôi, vai trò, trách nhiệm của gia đình, cha mẹ trong việc nhắc nhở, giáo dục, ngăn cản con em uống bia, rượu, đi xe máy… cần đặt lên vị trí hàng đầu.

Video đang HOT

Công tác tuần tra, xử lý vi phạm của công an giao thông, thanh tra giao thông nên tăng cường ở tầng suất cao, để kịp thời răn đe, chấn chỉnh những trường hợp giới trẻ khinh nhờn, coi thường pháp luật.

Bệnh cạnh đó, việc cần làm của chúng ta hiện nay là ngoài đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên về tác hại của bia, rượu cùng các tệ nạn xã hội khác thì nhà trường, địa phương nên tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, như tuần đọc sách, tuần công tác xã hội, tổ chức các hội thi như thể thao, văn nghệ…

Từ đó, thu hút đông đảo thanh thiếu niên hưởng ứng, tham gia… để giảm dần và tránh xa với lạm dụng bia, rượu và các tệ nạn tai hại khác khi mà Tết Nguyên đán năm nay đang đến gần.

Chúng ta phải có những biện pháp, cách làm cụ thể, hiệu quả trong dịp trước, trong và sau Tết chứ không nên để những sự việc nghiêm trọng đã xảy ra rồi mới đến xử lý, giải quyết…như vậy là quá muộn, ông Tuấn nêu đề xuất, kiến nghị.

Ăn Tết Nguyên đán xong trở lại trường lớp, các cán bộ quản lý giáo dục, thầy cô giáo ở hải đảo, miền núi, vùng khó khăn thường “gánh” thêm nỗi lo khác, không ít học sinh con em của đồng bào dân tộc thiểu số đi học theo kiểu “giã gạo”, thậm chí bỏ học theo cha mẹ, bạn bè vào rừng hái đót, chặt keo, đi biển…

Nhiều năm nay, sau Tết, 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi từng “nhức mình” về tình trạng ấy.

Thầy Phạm Văn Tiên, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Sơn Màu, huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) cho biết:

Trường tôi và các trường bạn, từ tiểu học đến trung học phổ thông ở huyện này thường rơi vào tình cảnh, trường lớp vắng học sinh, nhiều khi giáo viên đông hơn học sinh, trong thời gian tuần đầu dạy học trở lại sau nghỉ Tết.

Ban giám hiệu và các thầy cô giáo phải mất nhiều ngày, lặn lội đến từng nhà phụ huynh, học sinh ở các bản làng xa xôi để vận động, thuyết phục các em ra lớp.

Có em tỉnh ngộ ra, mấy ngày sau xuất hiện tại lớp. Còn một số em thì bỏ học luôn, theo chúng bạn đi làm nghề.

Sĩ số học sinh giảm sút mạnh lại bị cấp trên phê bình, kiểm điểm…

Dạy học ở miền núi, khổ sở, vất vả trăm bề. Nhiều lúc chúng tôi nghĩ thà không có nghỉ hoặc nghỉ ít Tết Nguyên đán còn sướng hơn. Sau Tết là vật vã với nạn nghỉ học, bỏ học của học sinh“.

Các trường ở miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tuần đầu tiên sau Tết, dường như không có hoạt động dạy học ở trên lớp mà chủ yếu vận động học sinh ra lớp và nhà trường cố gắng tổ chức nhiều hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi, văn nghệ, cắm trại… để thu hút học sinh đến tham gia, nhằm giảm dần “bệnh” ham chơi, chán học của các em.

Phải đến tuần thứ 2 sau Tết thì sĩ số học sinh trên từng lớp mới ổn định, các thầy cô giáo bắt đầu dạy học.

Các thầy cô giáo ở Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) cho biết:

Chúng tôi đã quen với những nhiệm vụ, công việc tại trường sau Tết Nguyên đán. Chỉ có cách trên mới “kéo” được con em đồng bào ra lớp.

Vài năm nay, nhận thức về chuyện học hành của phụ huynh và con em đồng bào nơi đây có chuyển biến, đỡ hơn, số học sinh nghỉ học “giã gạo” và nghỉ học luôn giảm dần, thầy cô giáo chúng tôi bớt lo, bớt cực nhọc một phần nào đó”.

Không riêng gì các trường ở miền núi, các trường ở đồng bằng, thành thị, hiện tượng học sinh sao nhãng việc học hành, bê trễ về giờ giấc, nghỉ học “giã gạo”, tác phong, đầu tóc, giày dép lôi thôi, không đúng quy định… thường gia tăng đột biến.

Các nhà trường, thầy cô đành phải “mạnh tay” chỉnh đốn cả tuần để đưa các lớp, học sinh trở về “quỹ đạo” được thiết lập trước Tết.

Có cán bộ, công chức, viên chức ngành nghề khác bảo các thầy cô giáo bây giờ sướng thật, tỉ phú về thời gian, được nghỉ Tết dài ngày theo học sinh, sinh viên, được nghỉ hè hơn 2 tháng.

Nhưng họ chưa biết, chưa hiểu rằng, một số học sinh, sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày sinh ra không ít thói hư tật xấu… làm liên lụy đến nhà trường, thầy cô giáo.

Tuấn “mọt sách” và ước mơ 3000 tủ sách cho học sinh xứ gió Lào

Chàng trai trẻ t.uổi Tân Mùi (1991), kỹ sư xây dựng Lê Minh Tuấn luôn cháy bỏng ước mơ "phủ sóng" 3.000 tủ sách cho tất cả trường tiểu học ở xứ gió Lào, cát trắng Quảng Trị.

Tuấn mọt sách và ước mơ 3000 tủ sách cho học sinh xứ gió Lào - Hình 1

Tuấn mọt sách tặng sách học sinh dân tộc vùng cao Húc Nghì, Đakrông

ƯỚC MƠ 3.000 TỦ SÁCH

Năm 2013, Tuấn tốt nghiệp kỹ sư ngành Xây dựng Đại học Giao thông vận tải TPHCM rồi làm việc tại một Cty Thủy lợi ở Quảng Trị. Từ nhỏ, Tuấn được chúng bạn gọi là "mọt sách". Ngoài thời gian học, tham gia các chương trình thiện nguyện, Tuấn dành phần lớn tình yêu với sách.

Chương trình sách hóa nông thôn Tuấn biết từ lâu, song mãi tới năm 2015, lúc thấy anh Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập chương trình Sách hóa nông thôn đi bộ xuyên Việt để kêu gọi ủng hộ sách cho t.rẻ e.m nông thôn, lúc đó Tuấn mới thực sự xúc động và làm theo.

Tuấn mọt sách và ước mơ 3000 tủ sách cho học sinh xứ gió Lào - Hình 2

Tuấn mọt sách tặng sách t.rẻ e.m đêm giao thừa trên đường Hùng Vương, TP Đông Hà

Tuấn kể, tháng 8/2015, Tuấn khởi động chương trình sách hóa nông thôn Quảng Trị bằng cách bỏ t.iền túi từ đồng lương của mình lặn lội vào TPHCM mua một vài tủ sách đem tặng các trường tiểu học. Ban đầu, khi nghe Tuấn giới thiệu sách hóa nông thôn, nhiều trường học không hiểu, sợ tuyên truyền không đúng nên từ chối. Có trường còn thông tin: "Học sinh học nặng quá rồi, chỉ cần đọc sách giáo khoa là đủ". Nhưng rồi bằng nhiệt huyết của mình, Tuấn đã chứng minh cái hay, cái tốt của sách hóa nông thôn. Nhận sách, thấy học sinh say sưa đọc nhà trường đã xin thêm sách.

Từ đó, Tuấn vận động bạn bè, các Mạnh Thường Quân đóng góp vào quỹ sách. Khi ai đó muốn tặng sách, Tuấn liên hệ với nhà trường rồi lên danh sách số lượng, loại sách cần mua. "Mạnh Thường Quân" căn cứ danh sách đó tự liên hệ với nhà sách và chỉ cần thông tin "mua sách đóng góp chương trình sách hóa nông thôn" sẽ được giảm giá 30 - 40%. Nhận sách, Tuấn kêu gọi bạn bè cùng trao tận trường và đặt ngay tại các lớp học để học sinh thuận tiện đọc.

Mỗi lớp Tuấn đặt 1 tủ sách từ 40 đến 50 đầu sách, trị giá khoảng 1,5 triệu đồng. Đến nay, Tuấn đã trao 150 tủ sách cho 18 trường tiểu học. Tuấn bảo, mục tiêu của Tuấn đến năm 2020 kêu gọi được 3.000 tủ sách "phủ sóng" sách hóa nông thôn đến tất cả các trường tiểu học trên địa bàn. Trong mỗi cuốn sách ngoài tri thức còn được Tuấn đóng dấu dòng chữ "Chia sẻ trách nhiệm xã hội" nhằm in vào tiềm thức trẻ thơ, để lớn lên các em sẽ có trách nhiệm chia sẻ với những người cần giúp đỡ, ít nhất là chia sẻ sách.

ĐỌC SÁCH CHO TƯƠNG LAI

Sách trong chương trình sách hóa nông thôn của Tuấn rất phong phú, gồm danh nhân văn hóa thế giới, văn học kinh điển, lịch sử Việt Nam, sách kỹ năng, khoa học đơn giản, tình cảm gia đình, sách dạy cách làm đồ chơi tự tạo niềm vui cho trẻ... Để t.rẻ e.m say thú đọc sách, Tuấn chọn đúng loại sách theo từng lứa t.uổi. Học sinh tiểu học cần đọc sách có nhiều hình ảnh hơn chữ viết. Đối với học sinh lớp 1, Tuấn lựa chọn sách có tỷ lệ 80% hình ảnh, 20% chữ và tăng dần số chữ lên theo từng lớp học.

Tuấn bảo, nhìn thanh niên các nước phát triển như Nhật Bản ngồi ở bến xe, ga tàu điện chăm chú đọc sách, Tuấn lại buồn khi nghĩ về lớp trẻ Việt Nam. Mỗi năm người Nhật Bản đọc khoảng 20 cuốn sách, còn người Việt chỉ 0,8 cuốn. Do Thái là dân tộc đọc sách nhiều nhất thế giới, bởi vậy dù chỉ chiếm 0,19% dân số thế giới (năm 2013) nhưng họ chiếm đến 1/5 số g.iải t.hưởng trên thế giới. Lúc mang thai, người mẹ Do Thái thường đọc sách, làm toán. Sinh con xong, bà mẹ quệt mật ong vào sách cho con liếm để con có tiềm thức sách rất ngọt ngào. Trong mỗi gia đình người Do Thái đều có tủ sách lưu truyền nhiều thế hệ... Mỗi tiệc khai trương, ăn mừng thay vì tặng hoa, bánh trái hay thứ khác thì họ tặng sách.

"Khơi dậy văn hóa đọc cho các bạn nhỏ là một trong những điều tuyệt vời nhất. Bởi chính từ lứa t.uổi này, nếu thực sự tạo thành thói quen đọc sách thì các em sẽ có thật nhiều hành trang về tri thức để vào đời, xây dựng tương lai". Lê Minh Tuấn
Tuấn bảo, ở Việt Nam, thói quen đọc sách chưa được hình thành. T.rẻ e.m nông thôn khó khăn nên thiếu sách, còn t.rẻ e.m thành phố lại bị hấp dẫn bởi điện thoại, game..., nên lúc nhận mỗi tủ sách, Tuấn cẩn thận từ khâu trao tặng đến quản lý sách để tâm huyết của mình sinh lời. Với Tuấn, thói quen đọc sách không sinh lời ngay mà có thể 10 hay 20 năm sau mới phát huy giá trị, đó là giá trị tri thức.

Tuấn kể, mỗi lần trao sách đều có kỷ niệm riêng, song ấn tượng nhất là những lần trao sách cho t.rẻ e.m miền ngược. Một lần, vừa trao sách cho học sinh trường tiểu học miền núi A Bung (xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị), Tuấn thấy các em đọc ngấu nghiến. Có những em sinh chỉ lớp 3, lớp 4 đi học còn mang theo em nhỏ tới lớp để trông cho cha mẹ lên rẫy. Buổi trưa, sau khi cho em ăn và ngủ, học sinh lại đem sách ra đọc. Hình ảnh Tuấn không thể quên là 4 em học sinh trường tiểu học A Bung cầm cuốn sách ngồi dựa cọc tiêu bên vệ đường Hồ Chí Minh đọc xuyên trưa. Tuấn bảo, học sinh miền núi khát sách lắm, mình ước sẽ có thật nhiều sách cho các em.

RA ĐƯỜNG ĐÊM GIAO THỪA... LÌ XÌ SÁCH

Đến hẹn lại lên, đêm 30 Tết, Tuấn và những người bạn của mình ra đường để lì xì sách cho các em nhỏ... Để thực hiện chương trình, Tuấn và các đồng sự đã mất nhiều ngày đi quyên góp sách. Với sự "mát tay" của mình, năm nay Tuấn chuẩn bị được 300 đầu sách về danh nhân thế giới, sách tranh lịch sử Việt Nam chống giặc ngoại xâm, bộ sách tập làm nhà phát minh... để lì xì cho t.rẻ e.m trong đêm giao thừa. Tất tật các đầu sách này đều được Tuấn tỉ mẩn đóng dấu lưu niệm lên đó.

Tôi nhớ năm ngoái 20 giờ 30 đêm 30 tháng Chạp, Tuấn cùng các đồng sự của mình có mặt tại ngã tư Hùng Vương-Lý Thường Kiệt ở TP Đông Hà, chờ các bạn nhỏ đi ngang qua để lì xì sách. Được một lúc, nhóm của Tuấn lại cuốc bộ dọc đường Hùng Vương, tiếp tục việc "trao tri thức" của mình đến các em nhỏ. Tuấn bảo, mình chọn lì xì sách mà không lì xì...tiền vì như nhiều người đều biết, sách có những giá trị mà không bạc t.iền nào mua nổi.

Tuấn bảo, mình lì xì sách là mang lại niềm vui, tri thức và nhận thức trân quý sách cho mọi người. Tuấn còn lập nên thư viện online. Mọi người chỉ cần vào Facebook Sách hóa nông thôn Quảng Trị sẽ thấy đường link dẫn đến thư viện Lê Minh Tuấn.

Ở đây sẽ liệt kê ra khoảng 1.000 đầu sách bao gồm tên sách, thông tin tác giả, năm xuất bản, thể loại và tình trạng sách đã được mượn hay chưa. Mọi người có thể mượn sách ở thư viện online mà không cần tốn bất cứ khoản phí hay loại giấy tờ nào, chỉ dựa vào niềm tin. "Mất sách cũng là điều tốt, chứng tỏ cuốn sách đó có giá trị, bạn đọc nó".

Theo T.iền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

3 người đàn ông thế lực chống lưng cho Lưu Diệc Phi
18:01:51 05/07/2024
Một Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cưới gấp để "chạy bầu"?
20:05:20 05/07/2024
Phì cười với biểu cảm hài hước của cặp sinh đôi nhà Phương Oanh, ai cũng bình luận: Sao y bản chính bố Bình
20:01:15 05/07/2024
Bác dâu giàu có nhưng lại mang 2 lon sữa ông thọ đến để nhờ tôi xin việc cho con gái mình vào tập đoàn lớn
17:27:44 05/07/2024
Rần rần clip Nam Thư bị tát 50 cái vì tội giật chồng, chia sẻ của "kiều nữ làng hài" mới là điều bất ngờ
21:47:49 05/07/2024
Lâm Tâm Như hé lộ tình trạng Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu, vô tình làm lộ bằng chứng cặp sao đổ vỡ?
19:38:18 05/07/2024
Vụ hotgirl 22 t.uổi ở HN qua đời ở sinh nhật bạn: Mẹ khóc ngất, kể cuộc gọi cuối
17:29:02 05/07/2024
Chu Thanh Huyền cố bắt chước Doãn Hải My, Quang Hải thái độ mệt mỏi ra mặt?
17:38:09 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cây hài sân khấu: NSND Ngọc Giàu - sóng ngầm gây trận bão cười

Sao việt

23:30:26 05/07/2024
Trong số các danh hài cải lương lấn sân sang kịch nói thì NSND Ngọc Giàu là một tên t.uổi độc đáo. Bà là cô đào thương lừng lẫy, không thể ngờ bà có cái duyên đóng hài chinh phục người ta đến vậy.

Lộ bằng chứng nữ TikToker nổi tiếng có hành động "đi quá giới hạn" dù mới lên xe hoa?

Netizen

23:27:16 05/07/2024
Sau thời gian yên ắng hậu đường ai nấy đi , cặp đôi S và D bất ngờ trở thành chủ đề bàn luận của cộng đồng mạng.

Giá trị của hạt sen với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng

Sức khỏe

23:26:43 05/07/2024
Do tâm sen có hàm lượng alkaloid cao nên sẽ tác động lực mạnh và ảnh hưởng đến tim. Vì vậy, những người bị bệnh tim nên chú ý chỉ nên dùng hạt sen bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.

Thánh nữ cosplay quay lại nghiệp cũ, fan nam vẫn đắm đuối như thuở nào

Cosplay

23:21:29 05/07/2024
Sau thời gian tập trung cho gia đình và dự án cá nhân, nữ coser nức tiếng quay lại sân chơi với những màn biến hình ấn tượng.

Không nhiều lời thoại, "Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một" vẫn âm thầm phá đảo phòng vé

Phim âu mỹ

23:15:58 05/07/2024
Ngay từ khi ra mắt, những lời khen ngợi dành cho VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG: NGÀY MỘT (tựa gốc: A QUIET PLACE: DAY ONE) đã được minh chứng bằng màn trình diễn tại phòng vé.

Chuyện tình ngọt ngào của Nine Naphat - Baifern Pimchanok trước khi chia tay

Sao châu á

23:10:48 05/07/2024
Từ bạn diễn ăn ý, Nine Naphat - Baifern Pimchanok trở thành đôi tình nhân được săn đón hàng đầu Thái Lan. Chuyện tình ngọt ngào của họ từng đốn tim bao khán giả trước khi cả hai chia tay trong tiếc nuối.

Phương Oanh sau sinh có làn da sáng, khỏe mạnh nhờ một cách chăm sóc đáng tham khảo

Làm đẹp

23:05:28 05/07/2024
Phương Oanh sau sinh không chỉ giảm cân thành công, cô còn sở hữu làn da sáng, khỏe mạnh nhờ biết cách chăm sóc.

'Bản sao NSND Thu Hiền' khiến Đại Nghĩa 'xấu hổ' nhớ chuyện cũ

Tv show

23:04:57 05/07/2024
Phần trình diễn của thí sinh Phạm Dương Gia Hân trên sân khấu Biến hóa bất ngờ khiến MC Đại Nghĩa nhớ lại màn hóa thân thành NSND Thu Hiền của mình.

Khlóe Kardashian bị chỉ trích vì để con gái 6 t.uổi trang điểm quá đậm

Sao âu mỹ

23:01:20 05/07/2024
Dù bị khán giả la ó khi để con gái 6 t.uổi - True trang điểm lòe loẹt trong buổi biểu diễn khiêu vũ gần đây nhưng Khlóe Kardashian không hề quan tâm.

Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất

Thế giới

22:42:21 05/07/2024
Một nghĩa trang của cộng đồng người Hoa ở Thái Lan đã tổ chức chiếu phim cho người đã khuất nhằm mục đích xoa dịu linh hồn của họ ở thế giới bên kia.

Nàng Diệp 'Người một nhà' cực quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng

Phong cách sao

22:41:50 05/07/2024
Đầm dạ hội không chỉ là thời trang mà còn là về phong cách và sự tự tin. Các thiết kế dành riêng cho các buổi tiệc sang trọng trong bộ sưu tập Eternal Elegance cho người phụ nữ tỏa sáng từ chính nét đẹp độc đáo của riêng mình.