Lộ diện top 10 ứng cử viên “nặng ký” cho ngôi vị Quán quân Speak Up 2021
Cuộc thi Tìm kiếm Người dẫn chương trình tài năng trên toàn miền Bắc: Speak Up 2021 – “What Is The Color Of Your Voice ?” đang bước vào giai đoạn nước rút đầy hấp dẫn.
Trải qua vòng thi sơ loại và bán kết đầy thử thách, Speak Up 2021 đã tìm ra Top 10 tài năng MC nổi bật nhất.
Là cuộc thi được tổ chức bởi Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Speak Up trải qua 3 mùa thi đã trở thành sân chơi đầy thử thách dành cho các tài năng trẻ có đam mê với nghề MC trên toàn miền Bắc. Nối tiếp thành công của ba mùa trước, SPEAK UP năm nay với chủ đề là “What Is The Color Of Your Voice?” hứa hẹn nhiều điều thú vị về những màu sắc khác nhau, những cá tính phong cách ấn tượng của các thí sinh tài năng.
Trong màn tranh tài Vòng Bán kết đầy kịch tính ngày 1/4 vừa qua, truơc nhưng đê bai mang tinh bao chi cao, cac ban thi sinh đã xuất sắc thê hiẹn gam mau riêng thong qua viẹc tranh biẹn đê bao vẹ quan điêm, đạc biẹt la lam nôi bạt mau săc cua minh. Từ đó, Ban Giám khảo đã lựa chọn ra 10 gương mặt sáng giá nhất bước tiếp vào vòng Chung kết.
Nguyễn Xuân Hiếu – SBD 17 – Đại học Ngoại thương
Nằm trong cặp thí sinh đầu tiên mở màn vòng bán kết, Nguyễn Xuân Hiếu – chàng sinh viên điển trai đến từ Đại học Ngoại thương không hề lộ ra vẻ căng thẳng, bối rối mà luôn toát lên phong thái tự tin, bình tĩnh. Xuân Hiếu ghi điểm với ban giám khảo bằng vốn kiến thức xã hội phong phú và phong cách dẫn sống động, gần gũi.
Lê Minh Đức – SBD 02 – Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Vốn là thành viên tích cực tại câu lạc bộ MC của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chàng trai Hà Nội Lê Minh Đức sở hữu phong thái tự tin và khả năng ứng biến linh hoạt. Có cách dẫn chuyện tốt, hấp dẫn, Minh Đức còn được MC, BTV Thư Hiền đánh giá là “first pick” của ban giám khảo khi lựa chọn thí sinh vào chung kết.
Nguyễn Thị Quỳnh Như – SBD 20 – Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Sở hữu gương mặt xinh xắn cùng chất giọng ngọt ngào, Quỳnh Như đã chiếm trọn tình cảm của khán giả và Ban giám khảo. Cả MC, BTV Thư Hiền và MC, BTV Thu Hà đều không tiếc lời khen cô gái này “có sự chuẩn bị, phát triển nội dung tốt, cách dẫn chắc chắn”.
Trần Lê Trúc – SBD 15 – Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Trần Lê Trúc – thí sinh với phần thể hiện nội dung dẫn về thiên tai ở miền Trung đã để lại nhiều ấn tượng với BGK và khán giả bởi phong thái dẫn tự tin và sự khéo léo trong lồng ghép câu nói trending “đi đường quyền”.
Nguyễn Thị Hồng Vân – SBD 13 – Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Chủ đề về từ thiện cùng câu nói trending “vài lần lệ đổ để đổi về độ nể” đã không làm khó được Hồng Vân – thí sinh đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với sự tương tác tốt với bạn dẫn, Hồng Vân đã tự tin thể hiện trọn vẹn phần thi của mình, không làm BGK và khán giả thất vọng.
Trương Diệu Anh – SBD 06 – Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Video đang HOT
Một trong những gương mặt nổi bật của Speak Up năm nay là cô nàng có cái tên rất đẹp Trương Diệu Anh đến từ khoa Phát thanh Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sở hữu phong cách dẫn khá nhẹ nhàng và chất giọng được BTV Trương Anh Ngọc đánh giá là khá hợp trong các lĩnh vực truyền thông, truyền hình, Diệu Anh đã xuất sắc giành được tấm vé vào chung kết Speak Up 2021.
Nguyễn Thu Hằng – SBD 12 – Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Cùng cặp thi với Trương Diệu Anh, Nguyễn Thu Hằng lại mang một màu sắc dẫn riêng biệt, độc đáo. Cô gái xinh đẹp đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền này hiện đang là thành viên của câu lạc bộ AMC – Đội Văn nghệ Xung kích. Với giọng nói truyền cảm, ngoại hình sáng sân khấu, Nguyễn Thu Hằng được đánh giá là MC triển vọng sẽ tỏa sáng trong tương lai.
Nguyễn Vũ Quỳnh Đan – SBD 16 – Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Nguyễn Vũ Quỳnh Đan – Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những thí sinh được yêu thích nhất trong cuộc thi. Cô gái Đà Nẵng có ngoại hình xinh xắn, dễ thương nhưng khi bước lên sân khấu lại vô cùng tự tin và cuốn hút là một mảnh ghép thú vị trong Top 10 của Speak Up năm nay.
Vũ Tiến Long – SBD 07 – Đại học Kinh tế Quốc dân
Được đánh giá là thí sinh có khả năng khuấy động sân khấu, Vũ Tiến Long cũng là một cái tên để lại nhiều ấn tượng đối với Ban giám khảo ở vòng bán kết năm nay. Chàng sinh viên Kinh tế quốc dân nhận được không ngớt lời khen của Ban giám khảo về chất giọng truyền cảm, khả năng diễn tốt của mình. MC, BTV Thu Hà còn không ngần ngại thể hiện sự hài lòng và khẳng định đây là thí sinh cô thích nhất từ đầu chương trình.
Nguyễn Quang Hưng – SBD 18 – Đại học Mở Hà Nội
Với đề bài khá “khoai” về hiện tượng mạng Thơ Nguyễn và câu nói “Vài lần lệ đổ để đổi về độ nể”. ngay từ khi cất tiếng nói đầu tiên, Quang Hưng đã ghi dấu ấn bằng chất giọng trầm ấm. Không chỉ ” độc” về chất giọng, lạ về phong cách, Quang Hưng còn có cách truyền tải thông điệp hết sức thuyết phục và hợp lý. Chàng trai đến từ Đại học Mở là miếng ghép cuối cùng hoàn thiện bức tranh Top 10 của Speak Up 2021.
10 gương mặt, 10 màu sắc cá tính khác nhau nhưng quán quân chỉ có một. Ai sẽ trở thành quán quân Speak Up 2021? Hãy cùng chờ đón những hoạt động thú vị, đặc sắc của SPEAK UP 2021 trong thời gian tới, đặc biệt là vòng chung kết sẽ được tổ chức vào ngày 19/4 tới đây nhé!
Học ngành Truyền thông chính sách ra trường có thể ứng tuyển các vị trí nào?
Truyền thông chính sách đang trở thành ngành nghề quan trọng và cần thiết đối với nhu cầu thực tiễn hiện nay. Vậy ngành Truyền thông chính sách là ngành gì?
Truyền thông chính sách là một khái niệm khá mới ở nước ta và thường xuyên được nhắc tới thời gian qua.
Để làm rõ hơn về chuyên ngành mới mẻ này, phóng viên Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam có trao đổi với Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm - Phó Trưởng khoa Tuyên truyền, đồng thời đang là chủ nhiệm lớp truyền thông chính sách K38 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm- Phó Trưởng khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên Truyền
Phóng viên: Tiến sĩ có thể cho biết có điểm gì mới ở chuyên ngành truyền thông chính sách - Khoa Tuyên truyền ?
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm: Truyền thông chính sách là một phần trong hoạt động của chính phủ nhằm đưa thông tin về chính sách đến người dân, thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành vi đúng pháp luật, là kênh để chính phủ lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng chính sách mới, điều chỉnh chính sách hiện tại, tạo ra sự đồng thuận xã hội.
Quá trình truyền thông chính sách không chỉ là quá trình áp đặt mong muốn của chủ thể chính sách hay chủ thể truyền thông chính sách đối với công chúng.
Truyền thông chính sách cần là quá trình đối thoại chính sách, kích thích sự tham gia tích cực, chủ động của công chúng. Sự tham gia của công chúng không chỉ dựa trên nền tảng lợi ích mà cả hiểu biết và trách nhiệm xã hội.
Năng lực truyền thông và trách nhiệm truyền thông khi đó trở thành hai mặt của một vấn đề với mối quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau.
Nhận thức rõ vai trò của truyền thông chính sách sẽ giúp chính phủ và các nhà truyền thông có chiến lược phù hợp, xây dựng sự đồng thuận xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, truyền thông chính sách của các cơ quan nhà nước càng trở nên quan trọng và cấp thiết, là nhiệm vụ quan trọng trong công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước, là khâu không thể thiếu được trong quá trình tổ chức, thực thi chính sách trong giai đoạn hiện nay tuy nhiên vấn đề này lại chưa được quan tâm đúng mức.
Tuy vậy, Truyền thông chính sách là một chuyên ngành rất mới mẻ ở nước ta việc nhu cầu nhân lực cho ngành này rất lớn.
Tại Việt Nam đã có rất nhiều trường dạy về truyền thông, quảng cáo, báo chí..., nhưng riêng với chuyên ngành truyền thông chính sách thì có rất ít trường đào tạo chuyên sâu.
Có thể nói rằng, các vấn đề xây dựng, ban hành, thực thi chính sách và truyền thông chính sách ở nước ta đang phát triển ngày càng gây được sự chú ý, thậm chí quan tâm cao độ của công chúng và dư luận xã hội.
Vì vậy, chú trọng đào tạo truyền thông chính sách là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức rõ ý nghĩa to lớn đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa Truyền thông chính sách vào thành chuyên ngành giảng dạy từ năm 2018 và đến nay đã dần khẳng định được tầm quan trọng của lĩnh vực này.
Các cán bộ Giảng viên khoa Tuyên truyền. Ảnh Khoa Tuyên truyền
Phóng viên : Đối với một cử nhân chuyên ngành Truyền thông chính sách, sinh viên ra trường sẽ được trang bị những kỹ năng gì thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm : Theo học Truyền thông chính sách tại Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên tuyền, các học viên sẽ được trau dồi những kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội...; kĩ năng thẩm định, tổ chức, triền khai thực hiện để đánh giá các dự án, kế hoạch, dịch vụ và đặc biệt là sáng tạo những sản phẩm truyền thông chính sách qua quá trình học tập và hoạt động ngoại khóa tại trường.
Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được củng cố thêm về kĩ năng giao tiếp, phát ngôn, thuyết trình trước công chúng và soạn thảo được các văn bản truyền thông chính sách.
Ngoài ra, quá trình học tập sẽ giúp các bạn có kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thích ứng với sự sáng tạo của công việc.
Phóng viên: Tiến sĩ có thể cho biết Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông chính sách có thể ứng tuyển ở các vị trí nào?
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm : Truyền thông chính sách là ngành học có sự giao thoa kiến thức của nhiều lĩnh vực như : Truyền thông, tuyên truyền, báo chí, văn hóa chính trị - xã hội... nên cơ hội việc làm sau khi ra trường là khá đa dạng, hấp dẫn.
Đối với sinh viên thuộc chuyên ngành Truyền thông chính sách, khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển ở các vị trí sau: cán bộ tuyên truyền giáo dục trong các cơ quan từ trung ương đến cơ sở; cán bộ truyền thông ở các văn phòng chính phủ, các bộ ngành Ủy ban nhân dân các cấp.
Người phát ngôn phụ trách giao tiếp báo chí của các cơ quan chính quyền, của lực lượng vũ trang, của các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về lĩnh vực truyền thông chính sách.
Phụ trách các mảng truyền thông ở những cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, hoặc là hoạt động truyền thông nội bộ ở trong các doanh nghiệp....
Sinh viên chuyên ngành Truyền thông chính sách K38. Ảnh Khoa Tuyên truyền
Phóng viên: Đối với ngành Truyền thông chính sách, sinh viên muốn đăng ký vào ngành này cần đáp ứng những yêu cầu gì thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm : Trước hết, để ứng tuyển vào ngành này vẫn phải theo những quy định đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tốt nghiệp Trung học phổ thông, đủ điểm xét tuyển, ...)
Ngoài ra, sinh viên cần phát huy tính tích cực trong các hoạt động dạy và học; tăng cường trao đổi, thảo luận, tạo sự hứng thú và nâng cao hiệu quả môn học.
Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất đối với người học ngành này là phải có sự đam mê, say mê, năng động sáng tạo, muốn thử nghiệm mình để công tác trong những lĩnh vực về truyền thông thì hoàn toàn có thể tham gia ứng tuyển vào lĩnh vực này.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!
Chương trình đào tạo, môi trường thực hành
Với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm cùng mô hình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong và ngoài nước, chuyên ngành Truyền thông chính sách thuộc học viện Báo chí và Tuyên truyền hướng đến mục tiêu đào tạo sinh viên có kiến thức, đạo đức, kỹ năng và năng lực toàn diện để phù hợp với các tổ chức chính trị, đơn vị truyền thông hay cơ quan báo chí.
Các học viên sẽ được thực tập tại các trung tâm truyền thông thuộc các sở, ban ngành. Ngoài ra có thể tham gia làm việc tại các mảng truyền thông của các cơ quan, doanh nghiệp.
Một số môn học tiêu biểu của chương trình cử nhân chuyên ngành Truyền thông chính sách:
Lý thuyết truyền thông và vận động chính sách, lý thuyết và kỹ năng truyền thông trực tiếp, quản lý truyền thông đại chúng và phương tiện truyền thông mới, cổ động và tổ chức sự kiện... cùng nhiều môn học khác.
Với tổng cộng 130 tín chỉ tích lũy - tương đương với 4 năm đào tạo, sinh viên có thể hoàn thành khóa học và sẵn sàng làm việc trong môi trường thực tế.
Đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường đại học duy nhất trên cả nước đào tạo về chuyên ngành Truyền thông chính sách bậc cử nhân.
Năm 2021, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh 50 chỉ tiêu với ngành Truyền thông chính sách.
Đối với các thí sinh muốn ứng tuyển có thể tham gia xét tuyển bằng 4 phương thức sau: Xét tuyển học bạ; Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét tuyển kết hợp; Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến thi năng khiếu vào 10 11/7 Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến thi năng khiếu báo chí vào ngày 10 - 11/7. Trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu từ ngày 1/4 đến hết 20/6. Ảnh minh họa Năm 2021, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh theo 4 phương thức là: Xét tuyển học bạ, Xet tuyên căn...