Lo điện thoại thông minh vào lớp học
Hiện nhiều giáo viên ở Mỹ, Canada đang kêu gọi học sinh trung học dùng điện thoại thông minh làm bài tập ở nhà cũng như các chương trình học trên lớp.
Nhiều học sinh trung học ở Mỹ đang dùng điện thoại như công cụ số một cho việc làm bài tập, đề tài nghiên cứu ở lớp. Hiện trạng này dấy lên mối quan ngại sẽ dẫn đến “chứng nghiện nặng điện thoại thông minh” dù giới giáo viên đảm bảo rằng họ vẫn kiểm soát được thời gian dùng của các em.
“Hiện nay, ngành giáo dục chưa bắt kịp cách mà học sinh, sinh viên sử dụng các thiết bị công nghệ” – báo Wall Street Journal dẫn lời ông John Kim – giảng viên Trường kinh doanh Harvard.
Ông Kim cho biết, hiện trường này đang giới thiệu mô hình học theo kiểu truyền thống phối hợp kiểu học trực tuyến, cho phép sinh viên tự dùng thiết bị công nghệ của họ mang theo khi đi học. Giảng viên Kim nhận thấy có 3/4 số sinh viên sử dụng điện thoại thông minh thay vì dùng máy tính.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một lần đến thăm một lớp học ở Washington. Ảnh:AFP .
Tiện dụng và gọn ghẽ
Trong một lớp sinh học biển ở Trường trung học Clarkstown ở New City (New York), nữ sinh 17 tuổi Ashley Garcia dùng ứng dụng Hyperlapse Mobile của Microsoft trong điện thoại của mình để tạo một đoạn phim giới thiệu về một loài cá. Tiếp đến, cô dùng ứng dụng WeVideo có cả giọng nói và nhạc nền để biên tập đoạn phim dài 2 phút vừa mới hoàn thành.
Tương tự, học sinh 16 tuổi Daniel Self của Trường trung học Raleigh Magnet ở đông nam North Carolina cũng miệt mài dùng chiếc điện thoại thông minh của em để soạn bài thuyết trình trên lớp. Em tìm kiếm tài liệu và dựng cả một loạt hình ảnh động về ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và làm nhiều bài tập khác theo yêu cầu của giáo viên.
Video đang HOT
Daniel giải thích rằng, em dùng điện thoại vì có thể mang theo bên mình đi bất cứ đâu, có thể làm việc ngay khi đang đi trên xe buýt, trong xe hơi, lúc ăn trưa hoặc đang ở nhà. “Với điện thoại thông minh tôi hoàn thành bài tập dễ hơn khi làm trên máy tính” – Daniel trả lời rất thẳng thắn.
Daniel và Ashley là hai trong số hàng triệu học sinh đang sử dụng điện thoại thông minh ở Mỹ.
Heidi Bernasconi, giáo viên dạy môn khoa học của Ashley, cho biết hiện cô đang tăng cường khuyến khích học sinh của mình làm bài tập bằng điện thoại. Cô giải thích tư duy giảng dạy của cô cũng rất mới: đó là cách cô có thể hòa nhịp với giới trẻ hiện nay và có thể kết nối với học sinh của mình theo cách thoải mái nhất, để hiểu học sinh của mình nhanh nhất.
Lợi bất cập hại?
Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy “có điều gì đó không ổn” trong việc khuyến khích học sinh dùng điện thoại trong học hành. Họ không thấy thoải mái khi con cái của họ dành quá nhiều thời gian vào chiếc điện thoại của chúng.
Ông Charles Houseworth, một phụ huynh người Mỹ, cho rằng có thể đối với mọi người thì những học sinh “kiểu mới” này được xem là thông minh khi sử dụng điện thoại ứng dụng vào việc học. Tuy nhiên, với ông thì không phải vậy: chúng đang được cho quá nhiều thời gian lạm dụng đặc quyền sử dụng điện thoại này.
“Về cơ bản, tôi không tin đây là một ý tưởng tốt khi cho học sinh dùng điện thoại thông minh trong lớp học” – ông Houseworth bình luận.
Một số ý kiến khác cho rằng, việc tìm kiếm, cắt và dán bằng ứng dụng điện thoại không phải là học. Học sinh đang mất dần những kỹ năng đọc, nghiên cứu, hấp thụ những kiến thức học thuật cũng như cách tư duy.
Nhiều phụ huynh cho biết việc cho phép sử dụng điện thoại thông minh trong lớp học cũng đang góp phần tạo thói quen gian lận cho các em.
Ông Stephen Browning kể rằng, nhiều học sinh trong lớp học của con trai ông đã dùng điện thoại chụp màn hình các bài kiểm tra và chuyển nội dung cho các buổi kiểm tra sau đó, một hình thức làm lộ đề bài.
“Một số giáo viên buộc phải quay lại hình thức kiểm tra trắc nghiệm sau khi phát hiện vấn đề” – ông Browning nói.
Google vào cuộc
Theo Wall Street Journal, nhiều học sinh sinh viên nói họ dùng các sản phẩm dựa trên nền tảng điện toán đám mây của Google trong điện thoại của họ như Docs để soạn tài liệu, Slides để làm bài thuyết trình.
Tuy nhiên, Google cho biết chỉ mới cung cấp những ứng dụng này cho giới giáo viên dùng cho các bài giảng trên lớp. Có hàng ngàn giáo viên và nhà quản lý đã tham dự các lớp huấn luyện sử dụng các ứng dụng này.
Sau khi hoàn thành khóa học, Google cung cấp chứng chỉ cho những giáo viên trên để họ về hỗ trợ cho những đồng nghiệp khác.
Theo Zing
Forbes: Việt Nam ngập tràn cơ hội cho quảng cáo trên di động
Việt Nam là nước có kết nối internet rộng rãi và với sự hiện diện ngày một dày của smartphone, những nhà tiếp thị trên điện thoại di động ngày càng có nhiều cơ hội hơn, theo Forbes.
Gần như mỗi quán cà phê hay nhà hàng đều trở thành một điểm truy cập internet ở Việt Nam - Ảnh: AFP
Tờ Forbes mới đây có bài viết nhận định về cơ hội tiếp thị trên nền tảng di động ở Việt Nam khi điện thoại thông minh (smartphone) xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống người dân.
Tờ báo đánh giá một trong những điều tuyệt vời về cuộc sống ở Việt Nam là mọi người luôn có thể dễ dàng lên mạng dù họ đang ở đâu. Việt Nam có lợi thế khi tiếp nhận công nghệ internet muộn hơn. Các thiết bị như router không dây và khả năng truy cập mạng giá rẻ đồng nghĩa với việc không chỉ có nhà riêng, mà gần như mỗi quán cà phê hay nhà hàng đều trở thành một điểm truy cập internet.
Cùng với đó, 36% dân số Việt Nam hiện sở hữu điện thoại thông minh và tỷ lệ này cao hơn nhiều ở các khu vực đô thị. Theo nghiên cứu từ hãng DI Marketing, 9/10 người dùng smartphone cho hay điện thoại là phương tiện truy cập internet duy nhất của họ. 80% người lên mạng qua smartphone cho biết truy cập mạng xã hội là hoạt động chính.
Hai yếu tố trên đồng nghĩa với cơ hội to lớn dành cho các thương hiệu muốn tiếp cận người tiêu dùng thông qua thiết bị di động. Song giữa hàng loạt thông tin trực tuyến, loại hình quảng cáo nào thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Việt? Báo cáo của Omnicom Media và hãng nghiên cứu Epinion xem xét các kênh và nội dung có hiệu quả nhất ở thị trường Việt Nam để trả lời câu hỏi này.
Như đã đề cập ở trên, các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook và Instagram, cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Khảo sát đưa ra kết quả 60% người được hỏi cho hay họ cảm thấy vô cùng khó chịu nếu không cầm smartphone và 44% không thể rời mắt khỏi điện thoại di động hơn 1 giờ đồng hồ. Rất nhiều thời gian sử dụng smartphone là dành cho mạng xã hội.
Khi nói đến nội dung, khẩu vị người Việt khá khác biệt so với các nước láng giềng Đông Nam Á. Nội dung gây cười hoặc hữu ích, chẳng hạn như hướng dẫn trang điểm hay tính năng lập bản đồ, là phổ biến nhất với người Việt. Nếu nội dung trên được truyền tải dưới dạng video thì càng hiệu quả hơn.
Giám đốc điều hành công ty sáng tạo Dinosaur Sumesh Peringeth ở TP.HCM cho hay một đoạn phim ngắn, truyền tải ý tưởng đơn giản, dễ dàng và đôi khi kỳ quặc có thể đặc biệt hiệu quả. "Trong những tình huống trên, hài hước đem lại kết quả cao nhất. Ai lại không thích một câu chuyện vui?", ông Peringeth nói.
Khi smartphone đang ở trên tay hàng chục triệu người Việt, những nhà tiếp thị thông minh, có hiểu biết có thể tận dụng cơ hội này để gặt hái nhiều thành công.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Những chiếc iPhone cũ kết thúc vòng đời ra sao? iPhone không thể sử dụng sẽ được đem đến các nhà máy tái chế, nơi Apple kiểm soát chặt chẽ không kém gì quy trình xuất xưởng sản phẩm. Ngay cả khi tái chế sản phẩm, Apple cũng cho thấy sự nghiêm ngặt của mình. Ảnh: Bloomberg. Tại một nhà máy với chế độ bảo mật 24/24 thuộc địa điểm bí mật ở...