Lộ diện sự ‘độc ác’ của Charlie Chaplin trong hồ sơ ly dị
Hồ sơ ly dị của Charlie Chaplin, được tìm thấy tại một ngân hàng ở Mỹ, đã làm sáng tỏ những góc khuất lớn nhất trong cuộc hôn nhân giữa ông với người vợ thứ 2 là Lita Grey.
Vào năm 1924, Chaplin, khi đó 35 tuổi, đã kết hôn với người vợ thứ hai là Grey, 16 tuổi. Tuy nhiên cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài vỏn vẹn 3 năm.
Theo hồ sơ mới được tìm thấy, Chaplin đã cố tình quan hệ tình dục với Grey, một người “non nớt và ít kinh nghiệm”. Tài tử hứa hẹn sẽ kết hôn, dù khi ấy Grey đang ở tuổi vị thành niên.
Nhưng ngay trong đêm tân hôn, Chaplin đã tuyên bố với bạn bè rằng đám cưới này chỉ là một lựa chọn “tốt hơn so với việc phải vào tù”. Chaplin cũng nói thẳng với vợ rằng “cuộc hôn nhân của họ sẽ không kéo dài lâu, và ông sẽ khiến vợ phát bệnh về mình, tới mức đôi bên không thể cùng chung sống”.
Charlie Chaplin (trái) và Lita Grey.
Một đoạn trong hồ sơ ly dị cho thấy Grey buộc tội Chaplin cố tính trì hoãn việc kết hôn nhằm ép cô phá thai, sau khi biết cô mang trong mình giọt máu của ông.
Video đang HOT
Về phía mình, Chaplin gọi cô vợ trẻ là “kẻ đào mỏ” và cố gắng phá hỏng sự nghiệp của ông.Năm 1927, Grey và Chaplin chính thức ly dị. Cô nhận được phần tài sản trị giá 800.000 USD – con số lớn nhất vào thời điểm đó. Grey vẫn còn rất trẻ sau khi ly hôn nên nhanh chóng có cuộc sống mới. Còn Chaplin vẫn duy trì sự nghiệp tuyệt vời của ông sau cuộc hôn nhân.
Bìa ngoài hồ sơ vụ ly hôn của Chaplin.
Sau khi vụ ly hôn kết thúc, có khoảng 16 bản sao gốc của vụ ly hôn được in ra. Một bản được chuyển cho Chaplin lưu giữ, còn các bản khác được gửi tới các hãng phim và ngân hàng liên quan tới công việc của ông, bao gồm bản được tìm thấy tại ngân hàng Mỹ kể trên. Hiện nó đang được cửa hàng đồ cổ Parade Antiques rao bán với giá khoảng 20.000 USD.
John Cabello, chủ sở hữu cửa hàng đồ cổ này, cho biết: “Chúng tôi đã có hồ sơ ly dị từ một người ở Mỹ. Người này tìm thấy hồ sơ trong khi đang dọn dẹp một số vật tư và các văn bản cũ tại ngân hàng, để loại bỏ những gì không cần thiết”.
Theo Phan Vân Anh/ Thể thao văn hóa
100 năm sinh nhật Charlot
Ra đời từ một khoảnh khắc ngẫu hứng của Charlie Chaplin, nhân vật Gã lang thang đã nhanh chóng đi vào lịch sử điện ảnh.
Nhân vật điện ảnh nổi tiếng, được biết đến bậc nhất ở khắp thế giới là kẻ lừng danh với tên gọi quen thuộc Little Tramp (Gã lang thang bé nhỏ), hay The Tramp. Nhưng "hắn ta" cũng còn có một cái tên khác nổi tiếng không kém và thân quen với người Việt hơn, Charlot (theo tiếng Pháp, Ý là Charlie bé nhỏ). Hãy cùng nhớ về khoảnh khắc nhân vật Charlot được khai sinh cách đây 100 năm (1914).
Đây là lần đầu tiên nhân vật Gã lang thang xuất hiện trước công chúng.
Sáng tạo để đời
Chàng hề đến từ nước Anh Charlie Chaplin chính thức ky hợp đồng với hãng phim Keystone Studios năm 1914 để xuất hiện trong những bộ phim hài ngắn.
Nhân vật Gã lang thang (The Tramp) được tạo ra một cách tình cờ khi Chaplin chuẩn bị vai diễn trong phim ngắn Mabel's strange predicamentcủa đạo diễn Henry Lehrman. Chaplin không thấy thoải mái trong bộ dạng của một phóng viên báo chí ở bộ phim trước đó. Nhà sản xuất Mack Sennett cho phép Chaplin tự xây dựng hình ảnh nhân vật một cách nhanh nhất, miễn trông buồn cười là được.
Thấy trong phòng phục trang chỉ còn vài món đồ ngoại cỡ. Chaplin bèn nảy ra y tưởng xây dựng một nhân vật mâu thuẫn hoàn toàn về ngoại hình. Anh mặc áo gi-lê và áo khoác chật bó sát người, đi kèm theo là chiếc quần rộng thùng thình của diễn viên hài Arbuckle. Chiếc mũ quả dưa nhỏ đi kèm là đôi giày to quá khổ của ngôi sao Ford Sterling. Để nhân vật tăng thêm phần chững chạc, Chaplin trang bị thêm cho mình chiếc gậy tre nhỏ cầm tay.
Do đôi giày quá to, Chaplin đã phải xỏ trái chân để nó khỏi rớt, vì thế vô tình tăng thêm sự khôi hài cho nhân vật khi tạo ra một dáng đi với hai gót chân hướng vào và hai đầu bàn chân hướng ra (người Việt gọi là dáng đi chữ bát).
Hãng phim Keystone và đạo diễn Henry Lehrman hết sức bất ngờ và phấn khích với bộ dạng mới ngộ nghĩnh của Chaplin. Họ gọi nhân vật này là Gã lang thang chứ không đặt một cái tên cụ thể.
Và mãi mãi bất tử
Tuy nhiên, Mabel's Strange Predicament không phải là bộ phim giới thiệu nhân vật Gã lang thang với khán giả. Vào ngày 7/2/1914, bộ phimKid auto races in Venice, California (Cuộc đua xe trẻ em ở Venice, California) được hãng Keystone phát hành trước.
Sau đó, liên tiếp những bộ phim ngắn của hãng Keystone về Gã lang thang công chiếu và trong chớp mắt biến nhân vật này thành một thương hiệu khổng lồ. Từ cuối tháng 4/1914, Chaplin trực tiếp chỉ đạo các bộ phim của mình và sống trong hình hài của Gã lang thang suốt 22 năm (kết thúc nhân vật này với phim Modern times năm 1936).
Bộ phim đầu tiên về Gã lang thang
Kid auto races in Venice, California là phim có độ dài 11 phút với khoảng 20 cảnh, được quay tại chính nơi diễn ra cuộc đua xe cho trẻ em thường niên ở Venice, California nhằm đạt hiệu quả tự nhiên. Chaplin đóng vai Gã lang thang cố tình phá đám một đoàn quay phim tài liệu, hắn ta tìm mọi cách lượn qua lượn lại trước máy quay, khiến ông đạo diễn muốn phát khùng (do chính đạo diễn Henry Lehrman thủ vai).
Theo Bá Vũ/Thegioivanhoa
20 bản sao hoàn hảo của người nổi tiếng trên phim Nhờ ngoại hình tương đồng, cộng thêm phục trang và trang điểm, các diễn viên này đã hóa thân xuất sắc thành những nhân vật có thật. Daniel DayLewis (trái) hóa thân xuất sắc thành cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln trong phim Lincoln. Thật khó mà nhận ra đâu là Robert Downey Jr. (trái), đâu là Charlie Chaplin xịn trong 2 bức...