Lộ diện loài quái vật ăn thịt mới dài đến 8 m ở Trung Á
Quái vật 165 triệu tuổi Alpkarakush kyrgyzicus là một loài chưa từng được biết đến trước đây.
Theo Newsweek, các nhà cổ sinh vật học đã khai quật được hóa thạch một phần cơ thể của hai quái vật kỷ Jura tại hệ tầng Balabansai phía Bắc vùng trũng Fergana ở Kyrgyzstan.
Chúng được xác định là hai con khủng long chân thú thuộc về một loài hoàn toàn chưa được ghi nhận ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Đây cũng là những mẫu vật khủng long chân thú kỷ Jura đầu tiên được tìm thấy ở Trung Á.
Một thành viên nhóm nghiên cứu nằm cạnh bộ xương con quái vật trưởng thành để so sánh kích thước – Ảnh: Oliver Rauhut/NEWSWEEK
Loài mới được các nhà khoa học đặt tên là Alpkarakush kyrgyzicus, là những quái vật ăn thịt khổng lồ.
Trong hai mẫu vật, con trưởng thành được xác định là khoảng 17 tuổi khi chết và có chiều dài cơ thể khi còn sống lên tới 7-8 m.
Video đang HOT
Theo bài mô tả trên tạp chí khoa học Zoological Journal of the Linnean Society, mẫu vật mà các nhà khoa học thu được bao gồm một số xương hộp sọ, đốt sống lưng và xương cùng, các mảnh xương vùng ngực, chậu và các chi.
Mặc dù không phải một bộ hài cốt quái vật nguyên vẹn, nhưng số xương này đã đủ để các nhà cổ sinh vật học hình dung và phân loại con vật.
Hai con Alpkarakush kyrgyzicus này đã sống vào khoảng 165 triệu năm trước, tức giữa kỷ Jura.
Việc xuất hiện hai mẫu vật cạnh nhau cho thấy loài này có hành vi sống theo bầy đàn.
Ảnh đồ họa cho thấy vẻ ngoài dữ tợn của loài quái vật ăn thịt kỷ Jura – Ảnh: Joschua Knüppe
Là khủng long chân thú, chúng sẽ có hình dạng giống như khủng long bạo chúa T-rex – loài khủng long chân thú nổi tiếng nhất – và các đặc trưng như xương rỗng và các chi có 3 ngón, chủ yếu đi bằng 2 chân sau và và ăn thịt, 2 chân trước teo nhỏ…
Nhóm khủng long đáng sợ này xuất hiện lần đầu khoảng 230 triệu năm trước, tức cuối kỷ Tam Điệp.
Loài mới này thuộc họ Metriacanthosauridae, một nhóm khủng long chân thú có kích thước từ trung bình đến lớn, đặc trưng bởi hộp sọ cong cao, gai thần kinh dài hình đĩa và chân sau thon.
Họ khủng long này có thể có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó phân tán vào khu vực Trung Quốc ngày nay – nơi rất nhiều mẫu vật từng được tìm thấy – và sau đó tiếp tục lan sang khu vực Trung Á.
Theo GS Oliver Rauhut từ Bộ sưu tập Cổ sinh vật học và địa chất của bang Bavaria – Đức, trưởng nhóm nghiên cứu đa quốc gia, phát hiện mới ở Kyrgyzstan đã lấp đầy khoảng trống lớn trong kiến thức của chúng ta về khủng long chân thú kỷ Jura.
Lộ diện quái vật bay 100 triệu tuổi, sải cánh gấp đôi đại bàng
Hàm răng cong và sải cánh lên đến 4,6 m, quái vật Haliskia peterseni là một trong những kẻ săn mồi đáng sợ nhất kỷ Phấn Trắng.
Theo Sci-News, loài quái vật mới Haliskia peterseni được xác định nhờ hóa thạch lộ ra ở khu vực ngày nay là Queensland, phía Đông Bắc nước Úc.
Nó là một loài bò sát bay khổng lồ, có mào trước hàm và hàm răng cong, sống vào khoảng 100 triệu năm về trước. Sải cánh của nó lên tới 4,6 m, tức khoảng gấp đôi một con đại bàng lớn thời hiện đại.
Loài quái vật bay mới của nước Úc - Ảnh: Gabriel N. Ugueto
Theo nhà cổ sinh vật học Adele Pentland từ Đại học Curtin (Úc), trưởng nhóm nghiên cứu, Haliskia peterseni có lẽ là một trong những loài đáng sợ nhất vào thời kỳ nó sinh sống.
Giai đoạn đó, phần lớn khu vực Trung Tây bang Queensland chìm dưới nước, được bao phủ bởi một vùng biển nội địa rộng lớn.
Dấu tích hóa thạch của Haliskia peterseni được ông Kevin Petersen, người phụ trách Bảo tàng Kronosaurus Korner, tìm thấy vào tháng 11 năm 2021 tại Hệ tầng Toolebuc của Lưu vực Eromanga.
Mẫu vật có độ hoàn thiện 22%, hoàn thiện hơn gấp đôi so với bộ xương thằn lằn bay trước đó từng được tìm thấy ở Úc. Haliskia peterseni là loài quái vật bay thứ hai của thời đại khủng long được tìm thấy trên khắp đất nước này.
"Mẫu vật bao gồm toàn bộ hàm dưới, chóp hàm trên, 43 chiếc răng, đốt sống, xương sườn, xương từ cả hai cánh và một phần của chân" - bài công bố trên Scientific Reports cho biết.
Loài mới này cũng được xác định là thuộc chi Anhanguera, một chi pterosaur (dực long) sống vào thế Phấn Trắng sớm, cách đây khoảng 145 đến 100 triệu năm.
Chi này được đặc trưng bởi đôi cánh dài, hẹp, hộp sọ thon dài và hàm răng sắc nhọn. Anhanguera là những kẻ bay lượn điêu luyện và được cho là ăn thịt, săn cá để sinh tồn.
Còn nhóm quái vật bay gọi là dực long mà quái vật mới này cũng như tất cả Anhanguera thuộc về có thể được xem như phiên bản biết bay của khủng long. Chúng hùng cứ bầu trời, nhưng vẫn là bò sát.
Các loài dực long xuất hiện từ thế Tam Điệp muộn của kỷ Tam Điệp (khoảng 220 triệu năm về trước) và biến mất khỏi hành tinh vào cuối kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm trước), khi tiểu hành tinh Chicxulub đâm vào Trái Đất và gây biến đổi khí hậu khắc nghiệt.
Phát hiện 'quái vật' rắn lớn nhất từng sống trên Trái Đất Các nhà khoa học ước tính Vasuki indicus dài tới 15 m, nặng 1 tấn và tấn công con mồi bằng cách siết chặt như trăn Anacondas. Một số đốt sống của Vasuki indicus được phát hiện ở Gujarat, đốt sống lớn nhất rộng khoảng 11 cm. Ảnh: Nature. Một số đốt sống của Vasuki indicus được phát hiện ở Gujarat, đốt sống...