Màn trình diễn “mukbang” độc đáo của báo hoa mai
Hạn hán khiến cá trê bị mắc kẹt trong một vũng nước bùn. Khi một con báo đốm đi ngang qua, nó không thể cưỡng lại việc thử bắt một con, khiến tất cả các thành viên cư ngụ nơi đó náo loạn.
Candice Pappin, một người yêu thiên nhiên, đã may mắn được chứng kiến quá trình lớn lên của một chú báo hoa mai tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Klaserie. Điều này khiến cô nàng vô cùng thích thú và cảm thấy ý nghĩa mỗi khi nhìn thấy chú báo phát triển theo thời gian.
Bất ngờ, trong một dịp gần đây, Candice đã vô tình bắt gặp một cảnh tượng không thể quên. Theo đó, trong vài ngày của tháng 7, Candice nhận thấy con báo đốm liên tục loay hoay tại một vũng nước. Cứ khoảng vài tiếng đồng hồ, con vật lại đến kiểm tra mực nước ở đây. Và đến khi nước đủ cạn, cô nàng mới hiểu được lý do “thâm sâu” trong đó.
Thì ra, con báo lém lỉnh này đang chờ đợi thời cơ khi nước hạ xuống, tất cả các con cá sống ở đây sẽ phải tụ tập về một chỗ, đó sẽ là lúc nó quyết định hành động.
Một số loài cá trê ở châu Phi đã thích nghi để sống sót trong điều kiện gần như không có nước trong một thời gian nhất định. Chúng bước vào trạng thái ngủ đông gọi là “ aestivation” và hầu như không sử dụng năng lượng. Trong trường hợp xấu nhất, những con cá trê có thể sống sót bằng cách chui xuống bùn.
Tuy nhiên, chúng không phát triển khả năng để đối phó với tất cả các loài săn mồi mới mà sẽ phải đối mặt khi mực nước giảm. Và con báo đốm biết điều này!
Một buổi sáng, Candice đi kiểm tra xem con báo đốm có còn ở vũng nước không. Nó vẫn ở đó. Cô nàng đã dành ba tiếng đồng hồ để quan sát, song không có gì hấp dẫn xảy ra. Tuy nhiên, ngay khi cô ấy sắp rời đi, một cặp lợn rừng đến uống nước và sự hào hứng bắt đầu!
“Nó ngay lập tức chuyển sang tư thế rình mồi, nhưng lũ lợn rừng đã bắt được mùi của nó và chạy mất khi nó lao ra khỏi chỗ ẩn nấp.” Con báo đốm đã bỏ lỡ lũ lợn rừng, nhưng sự hỗn loạn từ cuộc chạy trốn của chúng khiến đàn cá xáo động, điều này chắc chắn thu hút sự chú ý của con báo đốm.
“Như một cái công tắc, nó kích hoạt điều gì đó bên trong nó. Nó chạy thẳng lên khúc gỗ và quyết định là bây giờ hoặc không bao giờ! Nhìn vào đàn cá, nó với tay vào nước bùn, và với một cử động nhanh chóng, nó đã bắt được một con!”
“Tôi không thể tin vào những gì mình vừa chứng kiến. Adrenaline đang dâng trào; ba giờ đó đã đáng giá, và thật là một màn trình diễn tuyệt vời! Nó lao vào bắt cá một cách điên cuồng…”
“Có lúc, nó quyết định đi thẳng vào nước bùn và nhúng đầu xuống, thật là thú vị! Cuối cùng, nó bị phủ đầy bùn đen từ đầu đến chân.”
“Đến khi nó xong, nó đã bắt được 11 con cá! Một số, nó mang vào chỗ ẩn nấp của chúng tôi hoặc đặt dưới bụi cây, số khác, nó để nằm trên bùn khô, và một vài con bị một con cò mỏ yên ngựa và một con đại bàng cá đán.h cắp.”
“‘Cuộc săn cá’ tiếp tục trong nhiều ngày sau đó, và tôi chắc chắn nó sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả cá đều biến mất và ‘vũng nước’ không còn nữa.”
Clip: Người đàn ông câu được cá trê bạch tạng khổng lồ trên sông
Yuri Grisendi và những người bạn của mình đã bắt được con cá trê bạch tạng khổng lồ nặng tới 90kg.
Nguồn clip: Catfish World
Khi đang đi câu trên sông Po ở Italia, cần thủ Yuri Grisendi và bạn của mình đã may mắn bắt được một con cá trê bạch tạng có kích thước khổng lồ. Con cá này nặng tới 90kg, dài 2,4m.
Grisendi phải tốn rất nhiều thời gian mới kéo được con cá quý hiếm này lên thuyền. Được biết, đây chỉ là trò câu cá giải trí để tìm kiếm kỷ lục nên sau khi bắt được con cá trê, Grisendi cùng bạn chụp ảnh làm kỷ niệm rồi thả nó về với dòng sông.
Sông Po trải dài hơn 640 km, bắt nguồn từ dãy núi Cottian Alps và đổ ra biển Adriatic. Đây là con sông dài nhất ở Italy. Sông Po được biết đến là nơi sinh sống của loài thủy quái đáng sợ nhất châu Âu. Đó chính là cá nheo châu Âu.
Vào tháng 6/2023, một cầu thủ người Italia cũng đã câu được một con cá da trơn khổng lồ dài 285m trên sông Po.
Cá trê 'dẫn lối' tới mộ cổ 2.000 tuổ.i, càng vào bên trong càng bất ngờ Những thứ được tìm thấy bên trong mộ cổ khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc. Sự việc xảy ra vào năm 2013, trong lúc nạo vét con kênh tại làng Đại Cừ thuộc thị trấn An Định, Bắc Kinh, Trung Quốc, dân làng nơi đây đã gặp tình huống bất ngờ. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc kênh của làng bị khô...