Lộ diện cặp linh vật ‘nhiêm xà’, tạo hình thân thiện ở Huế
Linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại thành phố Huế đã được hoàn thiện và đặt tại khu vực trước quảng trường Bia Quốc Học, thu hút đông đảo người dân, du khách đến check-in, chiêm ngưỡng ngay trong ngày đầu ra mắt.
Năm nay, cặp linh vật rắn được thiết kế với chiều dài 30 mét, tương đương linh vật rồng năm 2024, và được đặt tại quảng trường Bia Quốc Học trên đường Lê Lợi. Ảnh: Xuân Đạt
Linh vật rắn được tạo hình dựa trên cảm hứng từ hình tượng “Nhiêm xà”, hay còn gọi là Mai cảnh xà… Ảnh: Xuân Đạt
…hình tượng này được chạm khắc trên Anh đỉnh, chiếc đỉnh đồng thứ ba trong bộ Cửu đỉnh Huế – Di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2024. Ảnh: Xuân Đạt
Cặp linh vật rắn được làm bằng khung thép đảm bảo cố định chắc chắn. Ảnh: Xuân Đạt
Ngoài ra, các bộ phận khác được thiết kế mềm mại, hài hòa. Ảnh: Xuân Đạt
Linh vật này xuất hiện theo đôi, vừa mang lại cảm giác thân thiện vừa tạo sự hoành tráng, được tô điểm bằng họa tiết và màu sắc đặc trưng của Huế. Ảnh: Xuân Đạt
Video đang HOT
Công nhân môi trường đô thị tưới nước nhằm giữ cho hoa trưng bày được tươi; qua đó tạo nên điểm nhấn rực rỡ cho cặp linh vật rắn. Ảnh: Xuân Đạt
Những chữ được cắt dán thanh thoát bài trí xung quanh cặp linh vật rắn… Ảnh: Xuân Đạt
… cùng với đó rất nhiều chậu hoa, tiểu cảnh phụ trợ. Ảnh: Xuân Đạt
Sau khi hoàn thiện, rất đông người dân và du khách đã ghé đến check-in cặp linh vật rắn… Ảnh: Xuân Đạt
…và lưu lại hình ảnh của linh vật năm nay. Ảnh: Xuân Đạt
Cặp linh vật rắn là điểm check-in, chụp hình lưu niệm và tham quan lý tưởng dành cho người dân và du khách. Ảnh: Xuân Đạt
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2025: Nàng Tỵ mang nét duyên ngầm của người con gái miền Nam
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa" sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân TPHCM và du khách từ 19 giờ ngày 27/1/2025 (28 Tết) đến 21 giờ ngày 2/2/2025 (mùng 5 Tết).
Nàng Tỵ mang nét duyên ngầm của người con gái miền Nam trong trang phục đặc trưng, với "phụ kiện" khăn rằn và nón lá
Ngày 1/1, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) - đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện Đường hoa Nguyễn Huệ Tết - cho biết, đường hoa Tết năm nay sử dụng một khối lượng lớn nền hoa, ước tính tổng cộng lên đến 109.000 giỏ hoa các loại. Thời gian thi công diễn ra từ ngày 9/1/2025 đến ngày 27/1/2025.
Kể từ lần thực hiện đầu tiên vào năm 2004, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2025 đã bước sang tuổ.i 22. Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay được chia thành 3 phân đoạn "Kết đoàn", "Chuyển mình" và "Phát triển". Đại cảnh cổng mở Đường hoa Nguyễn Huệ Tết năm nay tạo nên "Vũ điệu thống nhất" như vang dội khúc ca khải hoàn, hoành tráng, hào hùng, vững bước tiến lên Kỷ nguyên mới vì quê hương Việt Nam, "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa".
Đại cảnh cổng mở Đường hoa Nguyễn Huệ Tết năm nay tạo nên "Vũ điệu thống nhất" như vang dội khúc ca khải hoàn, hoành tráng, hào hùng, vững bước tiến lên Kỷ nguyên mới vì quê hương Việt Nam, "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa".
Tại vị trí cổng chào Đường hoa Nguyễn Huệ 2025 là cặp đôi Kim Tỵ, Ngân Tỵ. Trong đó, Ngân Tỵ (con cái) dài 25m và Kim Tỵ (con đực) dài 42m toàn thân uốn lượn 3 vòng đan xen lẫn nhau, tạo thành đế rộng hơn 11m, với độ cao tính từ phần thân tiếp giáp với nền hoa đến đỉnh đầu cao trên 6m.
Những bụi tre sau cặp Ngân Tỵ - Kim Tỵ cũng là tác phẩm chế tác thân thiện môi trường, với thân cây tre cao từ 2,5 -12m do mành và mây tre phủ bên ngoài thép hộp uốn tròn, sơn phủ luân phiên hai màu xanh non và vàng ngà.
Khác với Kim Tỵ và Ngân Tỵ tỏa sáng lung linh kể cả dưới ánh nắng mặt trời hay đêm về rực rỡ, nàng Tỵ mang nét duyên ngầm của người con gái miền Nam trong trang phục đặc trưng, với "phụ kiện" khăn rằn và nón lá. Được mô phỏng theo hình dáng của rắn hổ mang chúa trong tư thế ngẩng cao đầu, toàn thân phủ màu xanh, là màu của sự sống và sự tăng trưởng, nàng Tỵ đạt kích thước ấn tượng với chiều dài hơn 50m, cao hơn 10m.
Tuy mang kích thước "khủng", nàng Tỵ được chế tác hầu hết từ nguyên liệu có trọng lượng ở mức nhẹ và trung bình. Với chiều cao hơn 10m, cấu trúc nàng Tỵ chia thành hai phần chính là phần đầu và phần thân. Hai phần ba chiều dài nàng Tỵ nằm trên mặt đất, lấy vòng xoắn thân làm đế đỡ, một phần ba thân dài hơn 5m trong tư thế thẳng đứng, phần mang rắn dài hơn 3m được tạo bởi khung thép phủ lưới nhuyễn có kết cấu nhẹ và không cản gió.
90 tạo hình linh vật Tỵ với đa sắc thái, hình dáng
"Giọt xuân từ đất" là đại cảnh mang lại cái nhìn khá trừu tượng khi có hình dáng vừa giống tổ ong, vừa giống hang động.
Theo đơn vị tổ chức, đường hoa năm nay có khoảng 90 tạo hình linh vật Tỵ được thể hiện với đa dạng sắc thái và hình dáng, đa phần tập trung sau cổng chào Đường hoa (đảo rắn Kim Tỵ - Ngân Tỵ). Đây cũng là khu vực có các "bé Tỵ" nhí nhảnh với hình dáng đáng yêu với phần đầu có thể chuyển động như trong các tiểu cảnh "Tỵ trẩy hội", "Tỵ đồng hành"...
Khu vực ruộng đồng được thể hiện khác hơn so với các năm trước, với ruộng bậc thang và mái che bằng bắp, những mái che vàng rực với phần mái phủ được gắn những trái bắp đã được sấy khô, xen lẫn với những trụ được trang trí họa tiết thổ cẩm tạo điểm nhấn sặc sỡ xen lẫn tô đậm tình quê hương Việt Nam.
Bên cạnh đó, tiểu cảnh chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2025 của đất nước trên Đường hoa Nguyễn Huệ "Mừng tết năm mươi - Mừng xuân thống nhất" rực rỡ với sắc hoa, màu xanh quê hương được điểm xuyến nhẹ nhàng. Hình ảnh đoàn tàu metro đán.h dấu năm đầu tiên metro đi vào vận hành, cũng đán.h dấu thêm một bước tiến của Thành phố trong quá trình tiến vào kỷ nguyên mới.
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 sử dụng một khối lượng lớn nền hoa, ước tính tổng cộng lên đến 109.000 giỏ hoa các loại.
Trong số 12 con giáp, rắn là loài bò sát có má.u lạn.h và là một loài "đa tính cách" tồn tại đan xen. Nhắc đến rắn, ta thường cảm thấy có chút không an toàn. Nhưng ở khía cạnh khác, rắn lại mang đặc tính linh hoạt, giỏi ứng biến hoặc như ngành Y sử dụng biểu tượng hình ảnh một con rắn quấn mình quanh một cây gậy và đằng sau biểu tượng này là một truyền thuyết đặc biệt. Vượt qua những thử thách này, đơn vị thiết kế đã chăm chút, sáng tạo nên hình tượng linh vật của năm Ất Tỵ thành một tác phẩm nghệ thuật, nhẹ nhàng, uyển chuyển rất được chờ đợi trước dịp Tết Nguyên đán.
"Vũ điệu mừng xuân" là hình ảnh cách điệu của cánh rừng với đường kính tán phủ được tạo hình bởi thép, xốp nguyên khối và mành tre được sơn xen kẽ giữa màu xanh đậm và xanh nhạt, điểm xuyến với những quả cầu ánh sáng đa dạng kích thước tạo nên không gian huyền ảo, nhất là vào ban đêm, lúc thành phố lên đèn.
Chiêm ngưỡng linh vật rắn ở Quảng Bình Linh vật rắn ở Phong Nha-Kẻ Bàng được thiết kế nhằm tạo điểm nhấn cho du khách đến tham quan, check-in đến hết năm 2025. Linh vật rắn tại Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng được thiết kế nhằm tạo điểm nhấn cho du khách đến tham quan, check-in và cũng là một trong những công trình chào đón Tết Nguyên Đán...