Lở đất tại Indonesia khiến nhiều người thiệt mạng và mất tích
Giới chức Indonesia ngày 15/3 cho biết đã có 2 người thiệt mạng và 4 người khác mất tích trong vụ lở đất xảy ra trước đó một ngày tại thị trấn Bogor, cách thủ đô Jakarta khoảng 60km về phía Nam.
Hiện trường vụ lở đất tại làng Pangkalan ở huyện Natuna, Riau, Indonesia ngày 6/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trao đổi với báo giới, ông Ahmad Maulana, nhân viên của cơ quan quản lý thiên tai địa phương, cho biết vụ lở đất xảy ra vào khoảng 23h49 (giờ địa phương) ngày 14/3, phá hủy 6 ngôi nhà, một đền thờ Hồi giáo và làm gián đoạn giao thông đường sắt từ thị trấn Bogor đến huyện Sukabumi, tỉnh Tây Java. Nhiều người trong số 11 người sống sót cũng bị thương nặng. Các nhà chức trách cho biết mưa lớn là nguyên nhân chính gây lở đất.
Hiện công tác tìm kiếm người mất tích đang được khẩn trương tiến hành.
Tuần trước, vụ lở đất khác xảy ra tại đảo Serasan, huyện Natuna, tỉnh Riau, miền Tây Indonesia cũng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, với số người thiệt mạng hiện lên đến 50 người trong khi còn 4 người mất tích và hơn 2.200 người phải sơ tán.
Indonesia thường xuyên phải đối mặt với tình trạng sạt lở đất trong mùa mưa. Ở một số khu vực, tình trạng này trở nên trầm trọng hơn do nạn phá rừng và mưa xối xả kéo dài gây lũ lụt. Giới chuyên gia cho rằng các thảm họa liên quan đến thời tiết ở quốc gia Đông Nam Á này đang trở nên tồi tệ hơn do tình trạng biến đổi khí hậu.
Số người thiệt mạng trong vụ lở đất tại Indonesia tăng lên 30 người
Giới chức Indonesia ngày 9/3 cho biết tổng số người thiệt mạng trong thảm họa lở đất mới đây ở đảo Serasan, huyện Natuna, tỉnh Riau của nước này đã tăng lên 30 người, sau khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thêm nhiều thi thể.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân tại hiện trường lở đất ở đảo Serasan, tỉnh Riau, Indonesia ngày 8/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo người phát ngôn chính quyền địa phương Patli Muhamad, tính đến trưa 9/3 (giờ Việt Nam), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 9 thi thể bị chôn vùi dưới đống đổ nát tại làng Pangkalan, trong khi vẫn còn 24 người mất tích. Ông Muhamad cho biết công tác tìm kiếm, cứu nạn đang diễn ra thuận lợi hơn trong điều kiện thời tiết tốt. Hệ thống viễn thông cũng đang dần được khôi phục.
Thảm họa lở đất xảy ra trên đảo Serasan ngày 6/3 đến nay đã khiến trên 1.200 người phải sơ tán. Chính quyền tỉnh Riau đã ban bố tình trạng khẩn cấp và nâng cảnh báo nguy hiểm lên mức cao nhất đối với người dân địa phương và những vùng lân cận. Bên cạnh đó, Chính phủ Indonesia đã triển khai gói cứu trợ, trị giá 862,3 triệu rupiah (tương đương 56.000 USD) để hỗ trợ các nạn nhân.
Indonesia thường xuyên đối mặt với tình trạng sạt lở đất trong mùa mưa. Ở một số khu vực, tình trạng này trở nên trầm trọng hơn do nạn phá rừng và mưa xối xả kéo dài gây lũ lụt. Giới chuyên gia cho rằng các thảm họa liên quan đến thời tiết ở quốc gia Đông Nam Á này đang trở nên tồi tệ hơn do tình trạng biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, lũ lụt tại khu vực phía Nam huyện Banjar thuộc đảo Borneo của Indonesia đã nhấn chìm 17.000 ngôi nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân trong 1 tháng qua.
Tuần trước, quốc gia láng giềng Malaysia cũng vừa hứng chịu đợt mưa lớn và lũ lụt khiến gần 41.000 người phải sơ tán.
Indonesia tìm kiếm hàng chục người mất tích trong vụ lở đất Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 8/3, Giám đốc Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB), Tướng Suharyanto, cho biết vẫn còn khoảng 35 người mất tích trong thảm họa lở đất ở đảo Serasan, huyện Natuna, tỉnh đảo Riau, đồng thời lưu ý những người này có thể đang bị chôn vùi. Hiện trường vụ lở đất tại...