Lỡ cả kỳ thi đại học vì…ngủ quên
Năm nào cũng vậy, có những sĩ tử phải bỏ cả kỳ thi, mất cả một năm ôn thi lại vì những tai nạn hi hữu do chính sự chủ quan của mình.
Cứ vào đầu tháng 7 các sĩ tử bước vào kỳ thi đại học đầy cam go, căng thẳng. Tuy nhiên, ngay trước ngưỡng cửa quyết định đấy, lại có những bất cẩn nhỏ mà để lại hậu quả để lại vô cùng đáng tiếc.
Uống bia say, ngủ quên cả giờ thi!
Trước khi bắt đầu vào kỳ thi, các bạn thí sinh đều có một ngày để đến làm hồ sơ, nhận thẻ dự thi và nghe các thầy cô giám thị căn dặn mọi điều cần thiết để hôm sau không gặp trục trặc gì. Một trong những điều mà giám thị năm nào cũng nhắc đi nhắc lại học sinh là phải đến sớm, chú ý giờ thi kẻo bị muộn là không được phép vào thi nữa. Một kỳ thi vô cùng quan trọng, được chuẩn bị và dặn dò kỹ lưỡng như thế, nhưng “không có chuyện gì là không thể xảy ra”.
Bạn Vũ Tiến Hưng (SV ĐH Kinh tế quốc dân) kể lại sự việc đau lòng lần đi thi đại học đầu tiên. Quê ở Nghệ An, do trường Kinh tế có điểm thi ngay tại Vinh nên Hưng không cần phải vất vả xe cộ ra Hà Nội ứng thí. Tuy nhiên, đây là kỳ thi quan trọng nên cả bố và bác của Hưng cùng đưa cậu vào thành phố Vinh, cách nhà 60km từ trước ngày thi mấy hôm liền. Sau đó tìm nhà trọ gần điểm thi, ổn định chỗ ăn ở để cậu yên tâm thi cử.
Ngày đầu tiên thi Toán và Lý đề tuy không đơn giản nhưng lực học khá nên Hưng làm bài tương đối tốt. Ba bố con bác cháu rất phấn khởi, chỉ cần ngày mai thi môn Hóa nữa là xong. Trong khi Hóa là môn mà Hưng học tốt nhất.
Để chúc mừng cậu con ngày đầu tiên làm bài tốt, tối hôm đấy bố Hưng mua bia về để ăn uống cho thoải mái, giải tỏa áp lực để mai cậu còn làm bài cho tốt! Chẳng biết do thời tiết ở Vinh quá nóng, hay vì phấn khởi mà bác và bố Hưng uống hơi nhiều, còn Hưng thì hạn chế, chỉ uống một chai nhưng cũng đủ làm cơn buồn ngủ kéo đến.
Sáng hôm sau, khi giật mình tỉnh dậy, nhìn đồng hồ thì Hưng mới tá hỏa lên, đã muộn thi mất 1 tiếng đồng hồ! Đến lúc này, cũng chẳng còn trách ai được nữa, sự đã rồi, mấy bố con bác cháu đành ra về để… sang năm thi lại.
May là năm sau cậu thi lại và đã đỗ nhưng sự việc vẫn để lại nhiều day dứt: “Dù năm sau thi lại vào được đúng trường mà mình thích, nhưng cứ nghĩ đến việc bị muộn mất một năm và lỡ rất nhiều cơ hội mình vẫn thấy tiếc vô cùng”!
Trong phòng thi còn … ngủ quên
Video đang HOT
Trường hợp của bạn Phạm T.N (Quỳnh Lưu, Nghệ An) thì lại là một câu chuyện khác, dù nguyên nhân cũng là do ngủ quên.
N học khối C và rất chăm chỉ. Việc ôn thi không bao giờ N thấy đủ vì m ôn thi toàn là những môn học thuộc, mà người ta bảo “văn ôn võ luyện” nên N tranh thủ mọi tý thời gian để đọc thêm được chừng nào tốt chừng ấy! Trong khi các bạn khác vào kề cận ngày thi đều thư giãn, nghỉ ngơi thì riêng N vẫn rất lo lắng. Cũng nói thêm rằng N học rất khá, bố mẹ thầy cô đều tin tưởng, hi vọng em đỗ ĐH ngay năm đầu nên N lại càng cố gắng hơn.
Hôm thi đầu tiên diễn ra cũng rất suôn sẻ. N làm bài khá ổn, dù có sót đôi ý nhưng không đáng kể lắm. Hơn nữa, với những môn khối C thì cũng khó có thể yêu cầu tuyệt đối được. Tối hôm đấy, N vẫn thức đến 1h sáng mới chịu đi ngủ để đọc lại kiến thức môn Địa. Mẹ N đưa con đi thi muốn nhắc con đi ngủ nhưng lại không dám, vì sợ biết đâu ngày mai đề thi lại đúng vào chỗ mà đêm nay N đang ngồi đọc lại. Thôi thì nốt một ngày nữa rồi tha hồ mà nghỉ ngơi, ngủ bù.
Trong phòng thi ngày hôm sau, khi cầm tờ đề môn Địa Lý trên tay, N mới thở phào nhẹ nhõm. Tất cả những câu hỏi đều nằm trong phạm vi kiến thức mà N đã rất nhớ. Với đề này, N có thể làm xong mà chưa hết thời gian thi. Nghĩ vậy và N tự cho phép mình được nghỉ 5 phút mới làm bài vì đêm qua thức muộn. Gục đầu xuống bàn chỉ tính nghỉ một tý nhưng N đã ngủ một giấc say sưa đến khi trống hết giờ vang lên và cô giám thị lay dậy.
Lúc đó, N hoảng hết cả lên không biết làm thế nào, khóc nức nở hỏi: “ Sao cô không gọi em dậy để làm bài thi”? Cô giám thị chỉ biết áy náy bảo: “Tại vì khi đi coi thi, thường những em không làm được bài đều gục xuống bàn ngủ, vì có thức cũng không biết làm gì cho hết 3 tiếng đồng hồ. Cô không biết tưởng em cũng thế nên không gọi dậy”!
Sau kỳ thi năm đó, N về nhà ôn thi lại nhưng quá ân hận và áp lực vì cảm thấy không thể tha thứ cho mình, N bị trầm cảm một thời gian, kết quả thi năm sau thi lại cũng không được tốt.
“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng vẫn cứ phải nói. Mong rằng các sĩ tử năm nay, khi bước vào kỳ thi quyết định cả cuộc đời mình, hãy chuẩn bị thật tốt kể cả những việc tưởng chừng như rất hiển nhiên. Vì cẩn tắc vô áy náy, đừng để những sơ suất nhỏ có thể làm hỏng mọi thứ, ngay ở phút chót!
Theo VTC
"Nở rộ" lớp học kỳ 3 của sinh viên đại học
Khi chương trình chính khóa kết thúc, sinh viên ở nhiều trường ĐH "rủ" nhau đi đăng kí học kì 3 đông như trẩy hội. Các lớp học kì ba được tổ chức vào dịp hè (từ cuối tháng 6 tới đầu tháng 8 ) để các sinh viên có điều kiện cải thiện điểm, học vớt, trả nợ môn hoặc "chạy" tín chỉ.
Tiền tăng vèo vèo vẫn... ok!
Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù học phí cho "khóa học đặc biệt" này đắt gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi học phí các môn chính khóa (trung bình từ 170.000 đồng/tín chỉ) nhưng các lớp học kì 3 lúc nào cũng chật kín chỗ ngồi, mỗi lớp khoảng 70- 80 sinh viên trở lên.
Bởi, các sinh viên ở khối kỹ thuật thường "ngại" học những môn đại cương như: Triết, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội, Tư tưởng Hồ Chí Minh... Còn các môn cơ sở như: Cơ học cơ sở, Toán đại cương, thủy lực thì điểm lúc nào cũng lẹt đẹt.
Vậy nên các lớp học cải thiện những môn này năm nào cũng đông nghịt.
Đức Anh - sinh viên năm 3, ĐH K. Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Hầu hết sinh viên trường mình đều "chết" các môn đại cương vì dài dòng, khó nhớ nên có khi 2/3 lớp đi học lại là chuyện bình thường."
Còn sinh viên của các trường khối xã hội lại "đau đầu" với tiếng Anh, Toán cao cấp, hay môn Thống kê nên đa phần học kì ba là thời gian để "vớt vát" lại điểm. Lê Linh - lớp Triết, Trường ĐH N.V, Hà Nội chia sẻ: "Muốn ra trường có tấm bằng đẹp thì phải chịu khó đi học cải thiện, học phí đắt một chút nhưng điểm tổng kết lại cao".
Lịch học kì 3 dày đặc hơn lịch học chính khóa
Một số bạn muốn ra trường sớm hơn nên đã chọn giải pháp "học ngày cày đêm" chương trình học kì 3 để "chạy" tín chỉ. "Học vượt vừa vất vả lại tốn tiền, tốn thời gian nhưng được ra trường sớm. Muốn nhanh thì phải chấp nhận thôi!" - Hoàng Nga sinh viên ĐH B.K, Hà Nội tâm sự.
Đã vào học kỳ 3 ắt được điểm cao?
Việc đăng kí học kì ba để cải thiện điểm, trả nợ môn, hay học vượt xuất phát từ nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết các sinh viên được hỏi đều cho rằng đã bỏ ra nhiều tiền để học thì chắc chắn sẽ được điểm cao nên chỉ đi học để điểm danh hoặc chiếu lệ. Thậm chí có những người từng học lại sáu lần vẫn không qua được một môn.
Như trường hợp của Nguyễn Nam (ĐH C.N, Hà Nội), vì nghĩ học lại kiểu gì cũng sẽ qua nên Nam đi học như đi chơi. Ngồi trong giờ không ngủ thì Nam lại lôi điện thoại ra đánh điện tử tới khi hết giờ thì về. Bởi vậy, sáu lần thi là sáu lần trượt, học hết bốn năm ĐH mà Nam vẫn chưa cầm nổi tấm bằng tốt nghiệp vì nợ quá nhiều môn.
Một số sinh viên ở lại trường để học hè cũng tranh thủ đi làm thêm để có "đồng ra đồng vào".
Nhưng nhiều người có cùng suy nghĩ như Nam, coi nhẹ chuyện học "cải thiện" bởi cho rằng các thầy thường cho đề dễ, coi thi dễ, chấm dễ. Vì mải kiếm tiền nên nhiều bạn bỏ bê học hành, cuối cùng "cải thiện" đâu chẳng thấy, chỉ thấy càng học càng thụt lùi.
Cũng có những trường hợp lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý lớp học kì 3 ở nhiều trường ĐH nên đã thuê người học hộ, thi hộ để điểm cao hơn còn bản thân thì "gồng mình" đi làm thêm khắp nơi để lấy tiền trả công cho người học
Lớp học kì 3 tại trường ĐH K. (Thanh Xuân, Hà Nội)
Như Mai Chi (*) (ĐH N.V, Hà Nội) biết mình không có khả năng học tiếng Anh, dù có học "cải thiện" hàng trăm lần nữa cũng vẫn thế nên tìm cách thuê người học để thi kéo điểm.
Mỗi buổi học hộ có giá 50.000 đồng, riêng ngày thi mức giá tăng lên 400.000 đồng. Bởi vậy, thay vì phải lên lớp học hè, Chi "chạy ngược chạy xuôi" làm thêm để trả tiền học hộ.
Dù biết việc tranh thủ thời gian hè để học thêm học kì 3 nhằm cải thiện điểm, trả nợ môn, học vớt cũng là điều kiện để sinh viên "gỡ" điểm cho những môn "khó nuốt".
Thế nhưng việc học đó đã "cải thiện" năng lực của sinh viên một cách thực sự chưa? Hay chỉ là những điểm số ảo và ý thức học tập của sinh viên không được chấn chỉnh?
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo BĐVN
Choáng với sinh viên ôn thi trên chiếu bạc "Vào dịp nghỉ ôn thi thì mọi người có nhiều thời gian để chơi hơn. Chơi buổi tối yên tĩnh, ít người nhòm ngó, còn ban ngày thoải mái lăn ra ngủ mà không phải đến lớp" - Hoàng - sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết. Ôn thi trên chiếu bạc Nhập...