Lo bão số 8, Hải Phòng và Thái Bình khẩn trương thu hoạch lúa
Lãnh đạo TP.Hải Phòng và tỉnh Thái Bình đều có chỉ đạo các địa phương khẩn trương tận dụng tối đa thời gian, nhân lực, phương tiện để thu hoạch hết diện tích lúa trước khi bão số 8 đổ bộ.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào 13 giờ ngày 12.10, vị trí tâm bão số 8 đang ở khoảng 18,8 độ vĩ bắc và 117,6 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 – 11 (90 – 120 km/giờ), giật cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 8 di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 25 – 30 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 13.10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,9 độ vĩ bắc và 111,1 độ kinh đông, ngay trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100 – 120 km/giờ), giật cấp 14. Trong 24 – 36 giờ tiếp theo, bão số 8 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25 km, đi vào vùng biển phía Nam vịnh Bắc Bộ và có khả năng suy yếu dần về cường độ.
Nông dân Thái Bình khẩn trương thu hoạch lúa đã chín trước khi bão số 8 đổ bộ. ẢNH TD
Cũng theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ 13 – 14.10, ở khu vực Bắc bộ và Quảng Trị có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100 – 150 mm/đợt, có nơi trên 200 mm/đợt. Từ ngày 15.10, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới nên ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra mưa to đến rất to.
Từ 13 – 14.10, ở vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, giật cấp 9; một số nơi ở phía Bắc, hoàn lưu bão có gió cấp 8, giật cấp 10 do kết hợp với không khí lạnh.
Lo sợ mưa to gió lớn sẽ ảnh hưởng đến diện tích lúa đang 9, Sở NN-PTNT Hải Phòng đã có công điện gửi các quận, huyện và các đơn vị liên quan khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương và nhân dân tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng sau bão, triển khai ngay các biện pháp để khắc phục những diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do mưa, bão số 7 đã gây ra.
Theo đó, Sở NN-PTNT Hải Phòng yêu cầu triển khai dựng diện tích lúa bị đổ bằng cách buộc túm 3 – 5 gốc và tiến hành tháo cạn nước trong ruộng; khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích rau màu đã đến kỳ thu hoạch; khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng; chuẩn bị đủ lượng và chủng loại hạt giống rau để sẵn sàng gieo trồng lại khi mưa lớn gây thiệt hại.
Với diện tích rau ngập, cần tập trung chăm sóc trở lại, Sở NN-PTNT Hải Phòng đề nghị chú ý phun các loại thuốc phòng nấm hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để phòng trừ bệnh lở cổ rễ; kết hợp một số chế phẩm kích thích tăng trưởng; bón phân bổ sung khi thời tiết thuận lợi giúp cây nhanh chóng phục hồi.
Hiện nay TP.Hải Phòng đang còn 27.812 ha lúa (diện tích lúa đến kỳ thu hoạch ước khoảng 11.000 ha), diện tích cây rau màu trên đồng ruộng ước khoảng 1.500 ha. Sau bão số 7, diện tích lúa bị đổ ước khoảng trên 3.000 ha; diện tích rau màu bị ảnh hưởng 124 ha…
Thái Bình hạn chế hội họp, tập trung chống bão số 8
Tại Thái Bình, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu các cấp, các ngành huy động nhân lực, phương tiện thu hoạch tối đa diện tích lúa mùa đã đến kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; chỉ đạo dựng, buộc diện tích lúa bị đổ do bão số 7 gây ra, kiên quyết không để lúa bị ngập nước mọc mầm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng; sau mưa khẩn trương khắc phục diện tích cây vụ đông bị ảnh hưởng của mưa bão và tiếp tục gieo trồng bù lại diện tích đã bị chết.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cũng yêu cầu khẩn trương thực hiện tốt việc tiêu úng, mở các cống tiêu, triệt để tiêu nước trong hệ thống, tiêu kiệt nước mặt ruộng để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra; tận dụng tiêu tự chảy, đồng thời kiểm tra lại toàn bộ các trạm bơm tiêu, kịp thời tu bổ các hư hỏng để chủ động triển khai tiêu úng, sẵn sàng kích hoạt tất cả các trạm bơm tiêu để kết hợp phòng úng tối đa cho sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Thái Bình tiếp tục cấm biển theo công điện số 14 ngày 8.10 của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thái Bình. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sẽ chủ trì phối hợp với các huyện Tiền Hải, Thái Thụy nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi, hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại nơi neo đậu, không để va chạm, vỡ, chìm tàu khi bão đổ bộ; tuyệt đối không cho người dân canh coi tại các chòi ngao, đầm quay trở lại chòi, đầm và có phương án di chuyển nhân dân ở các nhà yếu, nhà tập thể, bệnh xá, trường học không bảo đảm an toàn đến nơi an toàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp, các ngành thường xuyên túc trực, hạn chế tối đa cuộc họp chưa cần thiết để tập trung chỉ đạo công tác thu hoạch lúa mùa, tiêu úng và chủ động ứng phó với bão số 8.
Vì sao bão dồn dập xuất hiện trên Biển Đông?
Nửa đầu tháng 10, Biển Đông liên tiếp đón 3 cơn bão và dự báo ngay sau bão số 8, Biển Đông sẽ xuất hiện áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong nửa đầu tháng 10, Biển Đông liên tục xuất hiện áp thấp nhiệt đới, sau đó mạnh lên thành bão. Ngoài cơn bão số 8 mới đi vào Biển Đông trong sáng nay, bão số 6, bão số 7 trên Biển Đông trước đó gây mưa lớn cho đất liền các tỉnh Bắc bộ, bắc Trung bộ.
Vậy, vì sao trong một thời gian ngắn, Biển Đông lại liên tục có bão, áp thấp nhiệt đới như vừa qua?
Giải thích về diễn biến thời tiết này, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết theo thống kê từ trước đến nay, khoảng 70% áp thấp nhiệt đới, bão hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới.
Hiện tại, trên Biển Đông đang có một dải hội tụ nhiệt đới và có trục vắt ngang qua các tỉnh Bắc bộ và chính dải hội tụ nhiệt đới này là cái nôi sinh ra các xoáy thuận nhiệt đới để tiếp tục mạnh lên thành áp thấp, các cơn bão như trong thời gian qua.
Cũng theo quy luật trong nhiều mùa mưa bão trước đây, tháng 10 luôn là tháng ghi nhận bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện với tần suất nhiều nhất.
Bão số 8 có hoàn lưu rất rộng, gây ra mưa lớn từ nam đồng bằng Bắc bộ cho đến các tỉnh bắc và trung Trung bộ. ẢNH TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA
Cũng theo ông Nguyễn Văn Hưởng, hiện tại bão số 8 đang hoạt động trên Biển Đông và dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ từ chiều 13.10 đến 14.10. Ngay sau bão số 8, Biển Đông tiếp tục xuất thêm một áp thấp nhiệt đới nữa và áp thấp nhiệt đới này có thể mạnh lên thành bão. Nếu kịch bản này xảy ra, Biển Đông sẽ đón cơn bão thứ 4 trong tháng 10 năm nay.
Bão số 8 di chuyển nhanh, dự báo gây mưa cực lớn ở Bắc bộ, Trung bộ
Dự báo hoàn lưu bão số 8 gây mưa lớn ở các tỉnh bắc và trung Trung bộ trong khoảng ngày 13 - 15.10. Ngay sau đó, không khí lạnh đang ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc bộ sẽ tác động cộng hưởng với dải hội tụ nhiệt đới vắt ngang qua Trung bộ khiến khu vực này tiếp tục có mưa lớn diện rộng kéo dài đến khoảng ngày 19 - 20.10.
không khí lạnh tiếp tục tác động với dải hội tụ nhiệt đới duy trì mưa giông diện rộng ở các tỉnh Trung bộ từ sau ngày 15 đến khoảng ngày19 - 20.10.
"Do ảnh hưởng liên tiếp của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông nên tổng lượng mưa trong các tháng 10, 11 và tháng 12 ở Trung bộ năm nay sẽ cao hơn 30 - 50% so với lượng mưa trung bình trong nhiều năm", ông Hưởng nói.
Hà Tĩnh cấm biển, người dân chặt hạ cây cối tránh bão số 8 Tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành lệnh cấm biển để ngư dân chủ động ứng phó với bão số 8 (Kompasu). Thời điểm này, người dân trên địa bàn cũng đang thực hiện việc giằng néo nhà cửa, chặt hạ cây cối, tránh thiệt hại khi bão đổ bộ. Chiều 12.10, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm...