Lỗ bạc tỷ vì đầu tư nhà đất không chính chủ
Ham rẻ, anh Dũng (ngụ quận 10, TP HCM) cùng người bạn chồng 2 tỷ đồng mua lô đất thổ cư gần 300 m2 tại huyện Bình Chánh, song đến phút cuối mới vỡ lẽ đã có một gia đình khác mua miếng đất này từ nhiều năm trước.
Vướng vào giao dịch kém may mắn hồi quý IV/2015, ê kíp đầu tư của anh Dũng phải chạy ngược chạy xuôi áp dụng đủ bài từ ngọt nhạt nhờ vả đến đâm đơn kiện tụng, nhưng đến nay vẫn chưa lấy lại được tiền. Anh Dũng kể, sau khi kiểm tra thông tin quy hoạch kỹ càng, anh mới quyết định mua đất. Lúc hợp đồng công chứng xong, anh trao hết tiền cho người mua. Đến khi đi nhận đất mới phát hiện ra trên khuôn viên có một gia đình đã mua miếng đất này từ năm 1997.
Tiếp xúc với người khách trước đó, anh Dũng mới hay lúc ký hợp đồng công chứng xong thì gia đình này cho chủ nhà mượn lại sổ đỏ để tách thửa. Song, chủ nhà không tách thửa mà bán luôn cho người khác, sau đó rời khỏi địa phương. Với thực trạng mua nhà đất không chính chủ, anh Dũng cũng không thể bán, xây dựng hay sửa chữa đối với bất động sản này. Anh nhẩm tính, trong điều kiện bình thường, suất đầu tư có thể mang lại lợi nhuận bạc tỷ trong vòng 6-12 tháng tới. Song vì lâm cảnh này, anh phải ngậm bồ hòn làm ngọt, kiên nhẫn chờ đợi.
“Tôi đã đầu tư nhiều nơi và kỹ lưỡng trong khâu pháp lý nhưng với trường hợp không chính chủ như thế này thì mới gặp lần đầu. Khổ tâm nhất là quả lừa này lên đến bạc tỷ”, anh Dũng than thở.
Trường hợp của vợ chồng chị Duyên may mắn hơn, vì kiểm tra được tình trạng lô đất tại khu Nam Sài Gòn có dấu hiệu không chính chủ ngay từ đầu nên chưa xuống tiền tỷ mua tài sản. Câu chuyện bắt đầu từ giữa tháng 2/2016 chị Duyên được môi giới chào bán lô đất hơn 1.000 m2 với giá 2,7 tỷ đồng, có thể xây nhà mật độ 15-20% trên khuôn viên.
Rủi ro pháp lý được xem là rủi ro khó nhận biết nhất đối với kênh đầu tư bất động sản. Ảnh: Vũ Lê
Theo quy trình, sau khi khách chồng đủ tiền ký hợp đồng (50% giá trị tài sản), chủ đất sẽ bắt đầu tiến hành các thủ tục xin tách thửa. Tuy nhiên, sau khi tiếp cận với chủ đất và tham khảo hợp đồng, nhận thấy pháp nhân là 2 người hoàn toàn khác nhau nên gia đình chị Duyên băn khoăn, chần chừ xuống tiền.
Video đang HOT
Thích đất rộng để xây nhà nhỏ, khuôn viên còn lại làm vườn nên nữ khách hàng này cho hay chị mê miếng đất ngay từ khi đi xem, lại được giá rẻ. “Song vì chủ đất và bên đứng ra làm hợp đồng bán là hai người khác nhau nên phải thận trọng. Vì lo ngại nguy cơ bị kẹt tiền tỷ trong suất đầu tư này nên đành bỏ cuộc”, chị chia sẻ.
Có thâm niên 7 năm làm môi giới và tư vấn nhà đất tại TP HCM, ông Nguyễn Tấn Phong cho biết: “Rủi ro pháp lý là dạng rủi ro vô hình, tiềm ẩn, khó phát hiện nhất đối với nhà đầu tư bất động sản. Đối với trường hợp mua phải nhà đất không chính chủ, thiệt hại rất khó lường”.
Ông Phong cho hay, đa phần những vụ đầu tư bị hớ vì nhà đất không chính chủ thường chỉ được bên mua phát hiện khi giao dịch đã hoàn tất, tiền đã đóng đủ, tức là đã muộn màng. Chính vì vậy, giới đi buôn vẫn thường khuyến cáo, nhắc nhở nhau bài học: “Chỉ có người mua lầm chứ người bán không lầm”.
Kinh nghiệm đầu tư an toàn, tránh mất vốn trong thị trường này, theo ông Phong, cần tuân thủ quy trình kiểm tra thông tin từ chính bên bán và từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Quản lý đô thị phường, quận.
Thứ nhất, kiểm tra giấy tờ nhà đất. Bên bán phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng bản chính) cho bên mua. Trong các giấy tờ này, bản vẽ khu đất, căn nhà được thể hiện cụ thể, là cơ sở để bên mua so sánh với hiện trạng thực tế.
Thứ hai, kiểm tra thân nhân xem bên bán có đủ điều kiện bán hay không (có chính chủ hay không). Ví dụ: miếng đất đứng tên một người hay nhiều người, đã từng thay đổi chủ ra sao, người ủy quyền có hợp pháp không…
Thứ ba, kiểm tra tranh chấp tại phòng tư pháp, cán bộ địa chính phường hoặc kiểm tra đơn thư liên quan đến nhà đất tại văn phòng đăng ký quận. Quy trình này nhằm xem xét tài sản có vướng tranh chấp, bị đơn thư tố cáo, khiếu nại trước đó hay không.
Thứ tư, kiểm tra quy hoạch xem nhà đất có nằm trong diện bị giải tỏa, phóng hẻm, mở rộng lộ giới hay thuộc nhóm đất dự phòng hay không… tại UBND phường, quận.
Theo VnExpress
HUD, thời hoàng kim bao giờ trở lại?
Cùng với Handico và Vinaconex, HUD từng tạo thế "chân vạc" cho thị trường bất động sản những năm 2006 - 2012. Nhưng sự biến chuyển nhanh chóng của thị trường khiến "đại gia" bất động sản một thời này trở tay không kịp.
"Dứt ruột" giã biệt "những đứa con cưng"
Trong kế hoạch tái cơ cấu, những tháng đầu năm 2016, Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà ở và đô thị (HUD) vừa tiếp tục chào bán 1,5 triệu cổ phần (giá khởi điểm 10.300 đồng/cổ phần) tại Công ty cổ phần Khách sạn và Du lịch Bảo Việt (vốn điều lệ 60 tỷ đồng) và 280.000 cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Phú Quốc (vốn điều lệ 500 tỷ đồng).
Trước đó, cuối năm 2015, HUD cũng "dứt ruột" bán đi đứa con cưng của mình là Khu tổ hợp khách sạn - căn hộ cao cấp Ánh Dương, diện tích 2,1 ha tại góc đường Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp (Đà Nẵng). Sau khi mua lại Dự án, chủ đầu tư mới là Công ty cổ phần PPC An Thịnh Đà Nẵng đã công bố kế hoạch đầu tư 10.000 tỷ đồng để triển khai tổ hợp gồm 1 tòa chung cư 47 tầng, 2 tòa chung cư 58 tầng và 1 tòa căn hộ - khách sạn cao 47 tầng trên phần đất mà HUD đã bỏ hoang nhiều năm này.
Trong năm 2015, một công ty khác hoạt động trong lĩnh vực bất động sản là Công ty cổ phần Phát triển nhà và đô thị Phú Quốc đang đầu tư 2 dự án tại Phú Quốc mà HUD sở hữu cổ phần cũng đã bán cho đối tác. Trong vụ này, HUD đã bán đi 26,6% cổ phần, thu về 56,7 tỷ đồng. Ở các dự án khác như Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao (tỉnh Phú Thọ), Dự án HUD Tower (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc đầu tư kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn.
Theo ông Cầm Anh Tuấn, Chánh văn phòng HUD, năm 2015, HUD và các đơn vị thành viên đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh doanh, thu hồi vốn để tái đầu tư, rà soát lại các chi phí; thay đổi hình thức đầu tư hoàn thiện căn hộ cho phù hợp với tình hình thị trường. Tuy nhiên, sự cố gắng của HUD trong năm 2015 sau khi bán đi hàng loạt dự án chỉ mang lại cho đơn vị này khoản lợi nhuận trước thuế là 407 tỷ đồng. Với quy mô và quỹ đất khổng lồ, lợi nhuận mà HUD kiếm được năm 2015 chỉ như "hạt vừng" so với thời kỳ hoàng kim của chính đơn vị này.
Không kịp trở tay
Công ty Phát triển nhà và đô thị (tiền thân của HUD) thành lập năm 1989 từ Ban quản lý nhà ở đường 1A. Năm 2000, HUD được nâng lên thành tổng công ty, các dự án bất động sản phát triển ở nhiều địa phương như Hà Tây (cũ), Thanh Hóa, Hà Tĩnh, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...
Năm 2010, HUD được thí điểm thành lập Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam bao gồm nhiều đơn vị thành viên lớn như: Viglacera, Hancorp, Viwaseen và Tổng công ty Bạch Đằng. Trong 2 năm thí điểm, HUD có tới 183 đơn vị thành viên, doanh thu năm 2010 đạt khoảng 30.000 tỷ đồng và đến năm 2011 đạt khoảng 34.410 tỷ đồng.
Nhưng chỉ 2 năm sau, việc triển khai mô hình tập đoàn của HUD không đáp ứng được yêu cầu, nên Chính phủ đề nghị tái tổ chức lại các đơn vị thành viên theo mô hình tổng công ty. Khi đó, vốn điều lệ tạm tính của HUD là 3.981 tỷ đồng. Thời điểm đó, thị trường địa ốc bước vào thời kỳ khủng hoảng, việc đầu tư - kinh doanh của HUD ngày càng khó khăn.
Theo kết luận thanh tra HUD của Thanh tra Chính phủ ngày 25/5/2015, trong quá trình hoạt động, đặc biệt là từ năm 2011 trở về trước, HUD đã quyết định các dự án đầu tư vượt xa khả năng tài chính và quản trị, dẫn đến việc chậm trễ triển khai các dự án, sản phẩm dở dang và hàng tồn kho quá nhiều, đẩy HUD và một số đơn vị thành viên đến tình trạng khó khăn hiện nay.
Trong khi thị trường bất động sản những năm gần đây chứng kiến nhiều câu chuyện "thần kỳ" của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thì có một thực tế chua xót khác ít được nhắc tới. Đó là sự đầu tư dàn trải, kinh doanh không theo kịp xu thế thị trường của những "ông lớn" nhà nước như HUD đã làm nên khoảng tối nhất trong bức tranh tồn kho, nợ xấu mà đến nay, thị trường vẫn phải gánh chịu.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cấp mã IPA cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A Cụ thể: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 44/2016/GCNCP-VSD ngày 9-5-2016 và cấp mã chứng khoán cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A, cụ thể: Tên tổ chức phát hành: Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A Trụ sở chính: Số 59, phố...