Lo âu không phải yếu đuối, tức giận không phải mạnh mẽ
Sự lo âu và tức giận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiểu được bản chất mối liên hệ cảm xúc này bạn có thể điều chỉnh cuộc sống theo hướng tích cực không ngờ.
Chứng lo âu là trạng thái mà bạn cảm thấy sợ hãi hay lo lắng đối với những điều bình thường xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của bạn. Sự lo lắng kéo dài sẽ dần chuyển sang cảm xúc tức giận. Lo lắng xuất phát từ việc bị kích thích quá mức từ môi trường sống, làm việc căng thẳng hoặc trong tình huống cảm thấy không an toàn. Ngược lại, tức giận lại thường bắt nguồn từ sự thất vọng.
Thông thường, khi sự lo lắng không được thể hiện, nó có thể dẫn tới cơn tức giận. Khi chúng ta sợ hãi hoặc lo lắng về điều gì đó, chúng ta thường trở nên tức giận một cách vô thức, như một cách để cảm thấy như thể chúng ta đang kiểm soát được sự lo lắng của mình.
Mối liên hệ giữa 2 cảm xúc lo âu và tức giận
Đều là một phần trạng thái của con người
Lo lắng và tức giận đều là cảm xúc khi chúng ta cảm thấy mọi thứ đang diễn ra không theo ý muốn. Có thể thấy, tức giận là mức độ cao hơn của lo lắng. Đôi khi, sự lo lắng và tức giận trong nhiều trường hợp lại là hợp lý vì nó có thể dẫn tới những thay đổi tốt hơn trong cuộc sống của chúng ta.
Có những biểu hiện thể chất giống nhau
- Cơ thể giải phóng hormone.
- Nhịp tim đập nhanh hơn.
- Tức ngực.
Video đang HOT
- Cơ bắp bị siết chặt.
- Cảm thấy sốt ruột, nóng vội.
- Có thể có các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng.
- Đau đầu.
Những biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề với chứng rối loạn lo âu kéo dài, việc giải phóng các hormone thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Cùng xuất phát từ nguyên nhân về tâm lý
Các nhà tâm lý học đã đưa ra ý kiến rằng, lo lắng và tức giận cũng tương tự như trạng thái mất kiểm soát. Nói cách khác, khi đối mặt với một tác nhân gây căng thẳng mà bạn cảm thấy mình không có sự chuẩn bị để đối phó với tác nhân đó, bạn sẽ trở nên lo lắng. Trong trường hợp bạn cảm thấy tác nhân đó có mối đe dọa nghiêm trọng hơn, sự lo lắng đó thậm chí sẽ biến thành sự tức giận. Mặt khác, sự tức giận nếu không được kiểm soát tốt, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng lo âu kéo dài.
Đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Sự lo lắng và tức giận vô độ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra lo lắng và tức giận có thể dẫn tới một số vấn đề sau:
- Các vấn đề với phổi như hen suyễn
- Đau đầu
- Bệnh tim
- Mệt mỏi
- Huyết áp cao
- Mất ngủ
Các triệu chứng lo âu dẫn tới sự tức giận
Những người bị lo âu thường khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ và do đó bị thiếu ngủ. Theo thời gian, thiếu ngủ có thể khiến mọi người trở nên nhạy cảm hơn với những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống và kết quả là khó kiểm soát được cảm xúc, dễ nổi giận…
Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường cứng nhắc trong các thói quen hàng ngày của họ vì nỗi sợ hãi về những điều chưa biết thường. Khi có điều gì đó làm gián đoạn thói quen hàng ngày, cá nhân đó không biết cách đối phó với sự thay đổi đó, dẫn tới sự lo lắng, dễ nổi giận…
Cách để kiểm soát sự lo lắng và cơn tức giận
Vận động
Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người vận động, ví dụ như chạy bộ trên máy trong 20 phút có thể giảm bớt sự lo lắng và tức giận đã có trước đó. Thậm chí, chạy bộ trong môi trường thiên nhiên nhiều cây cối, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn.
Thực hành chánh niệm
Bạn có thể thực hành chánh niệm thông qua việc thiền định để nhìn nhận những gì đang khiến bạn lo lắng, tức giận mà không kèm theo sự phán xét, thay đổi cảm xúc bạn đang có. Các bài tập thiền định này sẽ có tác dụng giải tỏa cả sự lo lắng và tức giận của bạn.
Tập các bài tập thở và mát-xa
Tập thở đúng cách như thở chậm (ít hơn 6 nhịp mỗi phút) hay đi mát-xa toàn thân có thể giúp bạn bớt căng thẳng và thoải mái hơn.
Đại dịch Covid-19: Lợi ích của việc dùng video call khi làm việc tại nhà
Sự cô lập khi làm việc tại nhà (work from home) có thể thay đổi bộ não theo thời gian, khiến ta lo âu, nghi ngờ và tức giận nhiều hơn. Nhưng cuộc gọi video (video call) có thể xoa dịu những cảm xúc đó, giảm trầm cảm.
Hãy chăm gọi video (video call) trong những ngày làm việc tại nhà trong thời dịch Covid-19 nhé - Ảnh minh họa: Shutterstock
Làm việc tại nhà là yêu cầu ở nhiều công ty vì đại dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra. Điều này khó khăn với nhiều người bởi chỉ có mình ta với laptop. Tương tác xã hội rất quan trọng đối với sức khỏe của não ở tất cả các loài, nhưng tiếp xúc trực quan đặc biệt tốt cho loài người. Theo nghiên cứu, sự cô lập này thay đổi bộ não theo thời gian, khiến chúng ta lo âu, nghi ngờ và tức giận nhiều hơn.
Cuộc gọi video (video call) có thể xoa dịu những cảm xúc đó và giúp ta cảm thấy kết nối nhiều hơn. Nhìn thấy những người đã biết qua màn hình, cho dù là đồng nghiệp, bạn bè hay người thân, sẽ kích hoạt bộ não giống như cách ta nhìn thấy họ bằng xương bằng thịt, theo Bustle.
Các nghiên cứu cho thấy video call cũng hữu ích cho sức khỏe cảm xúc. Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên The American Journal of Geriatric Psychiatry đã xem xét gần 1.500 người lớn tuổi ở Mỹ, những người có khả năng bị cô lập về mặt xã hội, và thấy rằng dùng gọi video để duy trì kết nối có thể giảm triệu chứng trầm cảm gần 50% so với gọi điện thoại thường và kết nối email.
Trò chuyện video làm giảm sự lo lắng, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn. "Chúng ta cần sự hỗ trợ xã hội từ đồng nghiệp hàng ngày và rất khó khăn nếu không nhận được hỗ trợ xã hội đó nữa. Khi bạn lo lắng chỉ một mình thì nỗi lo có thể lớn hơn khi có thể chia sẻ chúng với bạn bè. Trò chuyện, cười hay chỉ kể lể với mọi người đều giúp chúng ta bớt lo âu hơn", tiến sĩ Sarita Robinson, chuyên gia tâm lý học thần kinh, giảng viên Đại học Central Lancashire (Anh) nói với Bustle.
Tiến sĩ Robinson khuyên rằng ngay cả nếu bình thường bạn không dành nhiều thời gian với đồng nghiệp tại công ty hay cơ quan, nhận cuộc gọi video vẫn là một ý tưởng hay khi bạn làm việc tại nhà do đại dịch Covid-19. Hãy thoải mái kể cả khi thỉnh thoảng thú cưng của bạn lọt vào ống kính vì trò chuyện video, cuộc gọi video tốt cho não của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn bị lo âu xã hội khiến việc trò chuyện bằng gọi video cũng căng thẳng như nói chuyện trực tiếp, thì không cần cố dù bạn phải làm việc tại nhà mùa dịch Covid-19 này. Trường hợp ấy, hãy ưu tiên các thủ tục tự chăm sóc làm dịu sự lo lắng như thiền định, viết nhật ký hoặc nói chuyện với nhà trị liệu để nâng cao sức khỏe tinh thần, theo Bustle.
Tạ Ban
5 thói quen xấu âm thầm "đánh cắp" tuổi thọ của bạn, nếu muốn sống lâu khỏe mạnh hãy từ bỏ chúng càng sớm càng tốt Con người ai cũng muốn sống lâu mạnh khỏe, tuy nhiên, chúng ta vẫn vô tình mắc phải 5 thói quen xấu rút ngắn tuổi thọ này mà không hề hay biết. Từ thời xa xưa cho đến nay, sống lâu vốn được coi là một nét đáng quý và là mơ ước của biết bao người. Bởi thế mà ngày càng có...