LMHT Việt Nam bao giờ mới theo kịp LMHT Đài Loan?
Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam đang có những bước lớn mạnh rõ rệt. Từ một nền Liên Minh Huyền Thoại chỉ đứng hạng 3 trong khu vực Garena (sau Đài Loan và Singapore), giờ đây chúng ta đã vượt qua Sing để áp sát Đài. Thế nhưng, với một “ông kẹ” như Đài Loan, việc vượt mặt họ không phải là chuyện sớm chiều. Vậy câu hỏi đặt ra là: bao giờ chúng ta theo kịp họ?
Trình độ chuyên môn
GPL 2014 Mùa Hè vừa qua là một trong những lần hiếm hoi người ta thấy các đội Đài Loan bị đánh bại nhiều như thế. Trong cùng một vòng đấu mà cả Ahq và ATPA cùng bị đánh bại bởi các đội Việt Nam thì đó có lẽ là câu chuyện không tưởng trước kia. T
hế nhưng giờ đây, việc các đội tuyển Việt Nam hạ được Đài Loan đã là chuyện hợp tình hợp lý hơn rất nhiều. Ví dụ như mùa giải GPL vừa qua, Ahq 2 lần đối đầu với SF5 ở vòng bảng đều nhận thất bại. ATPS gặp SF5 ở vòng play-offs cũng đã thua trong một trận đấu Bo5. Neoluion Full Louis cũng đã đè bẹp Ahq Fighter với tỉ số 3-1 trước khi vướng vào scandal về tuổi tác.
Đó là những minh chứng rõ nhất cho sự tiến bộ của Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) Việt Nam, khi mà nhìn lại trước kia, chúng ta gần như không có cơ hội trong các trận đấu Bo3 và Bo5. Trình độ của các đội tuyển Việt Nam rõ ràng có những bước tiến đáng kể nhưng không phải vì thế mà chúng ta dám tự tin nói rằng chúng ta đã áp sát, thậm chí là bắt kịp những người Đài Loan.
Chúng ta còn thua kém người Đài Loan ở nhiều mặt. Ở vấn đề chuyên môn, các đội tuyển Việt Nam có những sự cải thiện tốt về mặt chiến thuật và kỹ năng nhưng người Đài Loan vẫn nhỉnh hơn chúng ta. Kỹ năng cá nhân có thể xem như gần tương đồng bởi những thế hệ người chơi hiện nay đều có kỹ năng sàn sàn nhau.
Tuy nhiên, yếu tố chiến thuật là điều mà các chàng trai Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều để phải cải thiện. Từ việc triển khai chiến thuật đầu trận tới việc di chuyển ở giữa trận và đánh chiếm các mục tiêu lớn cũng như ra vào giao tranh cuối trận của chúng ta chưa tốt bằng những đội tuyển mạnh của Đài Loan như Ahq và ATPA.
Kinh nghiệm thi đấu của các đội tuyển Việt Nam cũng là một trong những điểm yếu khác mà các đội thường hay mắc phải. Kinh nghiệm ở đây không chỉ là việc đối phó với những diễn biến trong trận đấu mà việc điều chỉnh tâm lý trong suốt quá trình chuẩn bị cũng như diễn ra trận đấu. Những người chơi Việt Nam thường bị cảm xúc chi phối khá nhiều ở trước, trong và sau trận đấu. Chính bởi vậy chúng ta thường có những trận đấu như lên đồng rồi lại có những trận thua tan nát. Sự ổn định cũng theo đó mà không được duy trì ở các đội tuyển Việt Nam. Hay, nói một cách khác, một cái nhìn thực tế, chúng ta chưa tạo dựng được đẳng cấp cho riêng mình trước những đội tuyển Việt Nam.
Phía sau màn hình thi đấu
Có một điều đáng tiếc, kỹ năng của người chơi đã được cải thiện nhưng bản lĩnh của một vận động viên chuyên nghiệp vẫn là điều còn quá ít thấy ở những người chơi Việt Nam. Để thấy được điều này, chúng ta hãy cùng nhìn lại quãng thời gian mà đội tuyển LMHT chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam là Saigon Jokers được thành lập. Lúc đó, những con người ưu tú nhất khắp cả nước được tuyển chọn về Sài Gòn để nhằm mục đích tạo ra một đội tuyển LMHT có thể làm bộ mặt đại diện cho nước nhà tham gia các giải đấu quốc tế. Trải qua nhiều thời gian, chúng ta đã có được những chàng trai vàng của mình và họ đã ít nhiều làm rạng danh đất nước ở đấu trường quốc tế.
Saigon Jokers tại chung kết thế giới mùa 2.
Khi đó, điều kiện vật chất của SAJ không thể so sánh được như bây giờ. Họ không có huấn luyện viên thực sự, điều kiện tập luyện cũng hạn chế hơn rất nhiều về cơ sở vật chất. Chúng ta không có được một nơi ở tập trung cho cả đội như bây giờ mà hầu hết, các thành viên đều chỉ gặp nhau những giờ luyện tập và thi đấu rồi sau đó ai về nhà nấy.
Họ không có một sự gắn kết với nhau thực sự trong cả trò chơi lẫn cuộc sống như những gì mà SAJ hiện tại đang có được. Lúc đó, tất cả những gì mà những QTV, Archie hay Junie có là một niềm đam mê và khát khao chiến thắng vô tận. Họ có thể vấp ngã nhưng rồi họ lại đứng lên, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chiến tích đỉnh cao nhất của SAJ chắc chắn là chiếc vé tới chung kết thế giới mùa 2 tại Los Angeles, Mỹ và đạt hạng 9-10 chung cuộc.
Video đang HOT
Huấn luyện viên ngoại đầu tiên ở Việt Nam: ông Lee In Cheol.
Kể từ sau chiến tích đó, LMHT Việt Nam được quan tâm nhiều hơn và những điều kiện ở mọi mặt đều được nâng cấp, cải thiện. SAJ có một huấn luyện viên người Hàn Quốc, có một gaming house là nơi tập luyện và ăn ở giữa các thành viên. Mọi việc đi lại cũng như các điều kiện tham gia giải đấu đều được lo rất cặn kẽ với hi vọng tái lập được những thành tích của chính họ trước kia, đồng thời phát triển nền LMHT nước nhà theo một hướng chuyên nghiệp hơn.
Quả thực, những gì mà SAJ làm được đã tạo ra một cú hích rất lớn giúp cho nền LMHT càng lúc càng có được những điều kiện phát triển đúng đắn hơn, chất lượng hơn. Chính điều này càng khiến người hâm mộ tin vào một cuộc lật đổ những người Đài Loan.
Những giấc mơ dang dở
Có thể nói, cho đến lúc này, những điều kiện vật chất cho thể thao điện tử, chúng ta không còn cách xa so với Đài Loan. Không chỉ Saigon Jokers và Saigon Fantastic Five, rất nhiều đội tuyển khác trên cả nước cũng có được những điều kiện tốt để tập trung vào thi đấu. Liên minh nước nhà phát triển mạnh mẽ không ngừng. Nhưng khi mà những điều kiện vật chất đã được tốt lên rất nhiều thì những tài năng hàng đầu của chúng ta lại quyết định từ bỏ con đường chuyên nghiệp. Điều đó để lại một giấc mơ còn dang dở trong lòng rất nhiều người hâm mộ. Giấc mơ vươn lên số 1 khu vực!
Mô hình Gaming House được nhân rộng ở Việt Nam.
Chúng ta đã từng vượt qua rất nhiều khó khăn để vượt mặt người Singapore để tiệm cận tới những người Đài Loan. Vậy mà khi chúng ta có đầy đủ điều kiện thiên thời, địa lợi thì những nhân tài của đất nước lại quyết định chọn con đường nhàn nhã và ít áp lực hơn.
Chúng ta tuy tôn trọng quyết định của họ song thực sự mà nói, đây là một sự đáng tiếc lớn với tất cả mọi người và cả nền LMHT nước nhà. Sự đáng tiếc đó không chỉ bởi LMHT nước nhà mất đi những tài năng mà điều đó còn cho thấy những người chơi của chúng ta nghĩ chưa “tới”. Lí do cho sự ra đi không được công bố nhưng ai cũng có thể hiểu đó là do áp lực lớn của việc thi đấu chuyên nghiệp. Việc thi đấu chuyên nghiệp bất cứ một môn thể thao điện tử nào cũng đòi hỏi những sự hi sinh và tất nhiên là áp lực đi kèm.
Chawy là một tấm gương đáng học tập về sự chuyên nghiệp trong tập luyện và thi đấu.
Sau một thời gian dài thi đấu, việc những đôi tay và cái đầu cảm thấy mệt mỏi cũng là điều dễ hiểu nhưng vì những điều đó mà dừng lại thì thực sự đáng tiếc. Nếu để lấy một tấm gương, xin được phép nhắc tới Chawy, người chơi nổi tiếng nhất Singapore và hiện đang khoác áo Azubu Taipei Assassins.
Khi SGS bắt đầu suy thoái, Chawy thực sự phải gánh một đội tuyển khá yếu và thậm chí không còn nhiều tham vọng lúc đó. Không cam chịu, Chawy gửi đơn đăng ký sang Đài Loan và ATPA đã trân trọng tài năng của anh và Chawy gia nhập đội tuyển mạnh nhất khu vực. Ở đây, Chawy tiếp tục cố gắng luyện tập để lọt vào được top 50 thách đấu của máy chủ Hàn Quốc. Trước vô vàn áp lực, Chawy đã vượt lên và thậm chí giờ đây, anh ta hoàn toàn có thể cạnh tranh vào đội hình thi đấu chính thức của ATPA.
Dade cũng có một khởi đầu rất lận đận ở sự nghiệp game thủ chuyên nghiệp.
Chúng ta cũng có thể kể câu chuyện về những người chơi nổi tiếng của Hàn Quốc: Dade và Piglet. Dade đã từng bị cả 2 đội tuyển nhà CJ Entus từ chối với lí do họ không thấy tiềm năng của anh. Anh buộc phải gia nhập MVP – một đội tuyển tầm trung của Hàn Quốc lúc đó và sau này, anh đã cùng MVP Ozone chinh phục giải đấu OGN.
Piglet cũng đã từng bị chê là không đủ trình độ để trở thành những người đứng đầu Hàn Quốc và vươn ra thế giới nhưng rồi bằng ý chí sắt đá và nỗ lực tập luyện phi thường, Piglet đã trở thành một trong những xạ thủ hay nhất thế giới. Chiến tích vô địch chung kết thế giới 2013 cùng tập thể SKT T1 K là thành quả lớn nhất mà Piglet đạt được bên cạnh những chức vô địch OGN.
Qua những câu chuyện kể trên, có thể thấy rõ rằng, một người chơi chuyên nghiệp luôn phải đối mặt với những áp lực vô cùng lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng cần một bản lĩnh và nghị lực lớn để đương đầu với những áp lực, vượt qua nó và vươn lên một tầm cao mới. Về cơ bản, cuộc đời của một game thủ chuyên nghiệp là rất ngắn ngủi.
Sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp, những game thủ sẽ phải đối mặt với áp lực của một cuộc sống bình thường với vòng xoáy cơm – áo – gạo – tiền. Liệu khi đó, họ sẽ làm gì để đối phó với những áp lực này? Đây thực sự là một vấn đề rất khó và không thể trả lời một sớm một chiều. Vậy nên khi còn là một game thủ chuyên nghiệp, hãy cố gắng vươn lên được những đỉnh cao nhất để rồi sau đó, không phải hối tiếc vì những sự chọn lựa của mình.
Theo Playpart
Liên Minh Huyền Thoại: 4 tướng khác tinh khiến Yasuo khóc ròng
Yasuo là cái tên rất HOT trong đánh xếp hạng Liên Minh Huyền Thoại tại Việt Nam.
Tuy là một vị tướng đánh gần nhưng Yasuo hiện đang cực mạnh và có khả năng gánh team tốt trong thi đấu xếp hạng Liên Minh Huyền Thoại. Ngay cả đến những vị tướng mạnh ở đường giữa như Orianna, Syndra... khi đi đường cũng với Yasuo cũng chỉ có đôi chút lợi thế ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó sẽ buộc phải farm hòa hay thậm chí là ôm trụ trước sức ép khủng khiếp đến từ "Kẻ Bất Dung Thứ".
Hiếm có vị tướng nào mạnh từ đầu game đến cuối game, từ solo đến combat như Yasuo. Cũng chính vì vậy mà Yasuo là cái tên bị cấm nhiều nhất trong đấu xếp hạng. Tuy nhiên, nói Yasuo vô đối ở đường giữa cũng không hoàn toàn chính xác, vẫn có những vị tướng khác có thể khắc chế tốt vị tướng này.
Kayle
Như đã nhắc đến trong bài viết trước, Kayle là khắc tinh của mọi tướng đánh gần và Yasuo cũng không phải ngoại lệ. Điểm mạnh của Yauso là cấu rỉa máu tốt, gây nhiều sát thương và đặc biệt là chiêu Tường Gió (W) chặn hầu hết các kỹ năng của đối phương. Tuy nhiên, chỉ có chiêu Trừng Phạt (Q) là bị chặn, còn lại các kỹ năng khác của Kayle đều hỗ trợ tốt khi đánh solo với Yasuo.
Nếu khôn khéo, bạn hãy ngồi đợi Yasuo lao vào đủ gần, khi đó rất khó để tạo tường gió đủ nhanh và đủ gần để chặn Trừng Phạt, nếu thành công, chắc chắn lượng sát thương mà Kayle có thể gây ra sẽ nhiều hơn so với Yasuo. Ngoài ra bạn có thể hồi máu nhờ chiêu (W), nếu đánh khô máu thì chiêu cuối Bất Tử Hộ Thân của Kayle chính là khắc tinh của combo Lốc - Trăn Trối.
Malzahar
Điểm mạnh nhất của Malzahar là khả năng khống chế và gây sát thương tuyệt vời, đồng thời tất cả các kỹ năng mà vị pháp sư này sở hữu đều không bị chặn bởi Tường Gió của Yasuo. Chừng đó cũng đủ hiểu đây là sự lựa chọn tuyệt vời để đấu lại "Kẻ Bất Dung Thứ" ở đường giữa.
Tuy nhiên, khi vào combat thì người bất lợi hơn lại là Malzahar. Vị tướng này rất dễ bị đối phương nhắm vào sau đó nối combo với Trăn Trối của Yasuo (Malphite, Vi lao vào chẳng hạn). Trong khi đó Yasuo chỉ đơn giản là ngồi ngoài và chờ đồng đội hất tung đối phương để lao vào mà thôi.
Swain
Là một trong những pháp sư "trâu" nhất Liên Minh Huyền Thoại, Swain cũng được xem là một sự lựa chọn tuyệt vời để đối phó với Yasuo đường giữa. Nếu Yasuo lao vào, bạn có thể dùng chiêu Phá Sức (Q) để "dằn mặt", Trói Buộc (W) có khả năng khống chế tốt nhưng rất khó để dùng trúng vào Yasuo (nhất là ở vị trí nhiều lính).
Chiêu cuối Chim Quỷ Hung Tợn thực sự là khắc tinh của các vị tướng dạng sốc sát thương như Yasuo. Khi kích hoạt, Swain sẽ biến thành một bầy quạ, suốt thời gian đó, có tối đa 3 con quạ bay ra tấn công những kẻ địch xung quanh mỗi giây, ưu tiên các tướng. Mỗi con quạ gây 50/70/90 ( 20% sức mạnh phép thuật) sát thương phép và hồi máu cho Swain theo 75% sát thương gây ra trên tướng, và 25% trên lính.
Như vậy, cho dù Yasuo có hất tung được Swain thì khi lao vào khô máu, pháp sư này hoàn toàn có thể tự tin đứng lại bật chiêu cuối trao đổi chiêu thức và giết ngược đối thủ.
Fiddlesticks
Thật khó tin nhưng Fiddlesticks chính là vị tướng mà Yasuo sợ phải đối đầu nhất tại đường giữa Liên Minh Huyền Thoại. Yasuo gần như không có một cửa thắng nào khi đi đường với vị tướng này.
Trên lý thuyết, Tường Gió của Yasuo có thể chặn được chiêu Cơn Gió Đen (E) nhưng thực tế, lúc lao vào Yasuo sẽ dính ngay một chiêu Khiếp Hãi rồi mới nhận thêm hai phát bồi Cơn Gió Đen Hút Máu. Do không có kỹ năng nào có thể ngắt được Hút Máu ngoài việc tích lốc nên gần như Yasuo sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn khi đi đường.
Đặc biệt, càng về lâu về dài thì Yasuo càng chịu nhiều thiệt thòi hơn khi đánh với Fiddlesticks (nhất là khi đã có Đồng Hồ Cát). Tuy nhiên, xét về tổng quan đánh team thì Yasuo có ảnh hưởng tới team nhiều hơn là Fiddlesticks, và hơn nữa cũng lâu lắm rồi chúng ta không thấy gã "Bù nhìn" xuất hiện tại đấu trường công lý.
Ngoài ra cũng có một số vị tướng khác có thể đánh lại với Yasuo như Riven, Lulu, Annine, Darius, Fiora và Jax.
Một số mẹo nhỏ khi đối đầu với Yasuo
- Hãy dùng một đòn đánh thường để phá vỡ lớp khiên nội tại của Yasuo trước khi dồn sát thương lên.
- Yasuo yếu nhất sau khi đã dùng Lốc, tập trung vào thời điểm này để ép trao đổi chiêu thức kiếm lợi thế.
- Tránh giao tranh ở gần khu lính hoặc quái rừng.
- Trong combat cố gắng dồn sát thương vào Yasuo trước khi vị tướng này đạt 100% chí mạng.
- Tặng cho Yasuo 1 cái kiệt sức khi hắn ta lao vào.
- Lên đồng hồ cát sớm nhất có thể (đối với các vị tướng pháp sư) hoặc Dây Chuyền Chữ Thập (đối phương các vị trí khác).
Theo Playpart
Liên Minh Huyền Thoại: Hệ thống ping sắp bị thay đổi Theo thông tin chúng tôi mới nhận được thì Riot đã lắng nghe một số ý kiến phàn nàn về hệ thống ping thông báo hiện nay trong gameplay. Với tình hình như hiện nay trong Liên Minh Huyền Thoại chúng ta chỉ mới có hệ thống ping bao gồm: - Thông báo nguy hiểm - Thông báo kẻ địch mất tích -...