LMHT: Làm loạn Rank Động với đội hình “Lừa Đảo” cực bá đạo, khi Neeko kết hợp với Shaco và LeBlanc
Neeko ra mắt cũng đã giúp cho lượng tướng chuyên lừa gạt của LMHT được tăng thêm.
LMHT: Finding Neeko – Tổng hợp những công cụ “check hàng” trong thời buổi thật giả khó phânLMHT: Top 5 tướng Xạ Thủ sinh ra để đi cùng Neeko Hỗ TrợLMHT: học Faker cầm Neeko đường giữa, lao vào combat 1 mình cân 5 dễ như nhai kẹo
Neeko ra mắt cũng đã giúp cho lượng tướng chuyên lừa gạt của LMHT được tăng thêm, và giờ thì chúng ta cũng có thể tạo ra được một đội hình đủ để khiến kẻ địch phải hoa hết cả mắt và mụ mị đầu óc rồi.
Neeko – Xạ Thủ
Neeko vẫn đang là cái tên rất hot khi mà đợt giảm sức mạnh vừa qua dù khiến cô mất đi kha khá sát thương của Q nhưng nó cũng không phải nặng nề lắm. Đặc biệt, Neeko còn có thể lên đồ theo phong cách bắn tay khi mà cô có nội tại chiêu W gây sát thương mỗi đòn đánh thứ 3 rất đau, thậm chí là còn khỏe ngang ngửa với nội tại chiêu cuối Jax. Tầm bắn của Neeko cũng cực ổn với con số 550, nhưng nếu bạn nào ngại phải hit and run mỏi tay thì vẫn có thể lên đồ Pháp Sư bình thường khi đi Đường Dưới.
Ngộ Không – Hỗ Trợ
Ngộ Không có thể đảm nhận tốt vai trò Hỗ Trợ, và khi đi cùng với một vị tướng vừa có khả năng “cải trang”, vừa có phân bóng như Neeko thì cặp đôi này có thể làm nhiều trò cho kẻ địch phải cảm thấy nhức đầu đó. Ngoài ra, Ngộ Không và Neeko còn có thể làm một wombo combo chiêu cuối để khống chế và gây cả tấn sát thương lên kẻ địch đó nha.
LeBlanc – Đường Giữa
Nói về khả năng bay lượn ảo diệu và lừa gạt kẻ địch thì chắc chắn LeBlanc vẫn là số một rồi, và cô còn có nội tại khá giống với W của Neeko nữa nên chắc chắn sẽ có một vài tình huống mà xuất hiện tới 4 LeBlanc đang chạy tóe lung tung mà kẻ địch không biết đánh ai. LeBlanc và Neeko hoàn toàn có thể đổi đường cho nhau, nhưng vì Neeko còn có thể lên đồ kiểu tốc đánh Xạ Thủ nên cô vẫn nên đi Đường Dưới thì hơn.
Shaco – Đi Rừng
Video đang HOT
Độ khó chịu sẽ đạt lên đỉnh điểm khi tên Shaco góp vui thêm bằng cái hình nộm chiêu cuối của hắn nữa. Với quá nhiều loại phân bóng như vậy, kẻ địch vào giao tranh chắc cũng chỉ biết bắn bừa vào một ai đó chứ cũng chẳng có thời gian ngồi soi xem đâu mới là hàng thật. Đặc biệt là đội hình này còn có 3 tướng tàng hình ngắn thích lao vào là Shaco, Neeko và Ngộ Không nên cũng sẽ khiến kẻ địch hoang mang phết đấy.
Yorick – Đường Trên
Vì lượng tướng lừa gạt cũng chỉ có mấy cái tên trên nên đành phải chiêu mộ thêm một kẻ “ngoại đạo” là Yorick vậy. Sở dĩ Yorick có thể chen chân vào tổ đội này cũng là vì hắn ta có khả năng gọi đệ quá bá đạo với 4 Ma Sương và cả một nàng Thánh Nữ to đùng để gây rối loạn kẻ địch nữa, và thậm chí cả chiêu W của hắn cũng có thể khiến kẻ địch bấm tấn công nhầm vào.
Theo game4v
Báo quốc tế điểm danh những cái tên gây thất vọng tột cùng vòng bảng MSI 2018, không có Việt Nam
Mới đây, trang tin Thegamehaus đã điểm qua những cái tên gây thất vọng nhất MSI. Khá vui khi không có một cái tên nào của các chàng trai EVOS.
Giai đoạn vòng bảng Mid-Season Invitational 2018 đã khép lại, với Royal Never Give Up vượt qua được Flash Wolves trong một trận đấu quyết định thứ hạng đầu bảng. 6 đội tuyển tham gia đại diện cho các tổ chức ưu tú và cũng là nhà vô địch mùa xuân của từng khu vực.
Mỗi đội hình đều có những tên tuổi lớn với danh tiếng trong quá khứ và những câu chuyện đầy màu sắc. Giải đấu này được thiết kế để trở thành một cuộc đụng độ của những tuyển thủ xuất sắc nhất với những thế mạnh độc đáo và tài năng đa dạng.
Mới đây, trang tin Thegamehaus đã điểm qua những cái tên gây thất vọng nhất MSI. Khá vui khi không có một cái tên nào của các chàng trai EVOS.
ĐƯỜNG TRÊN - KHAN
Người đi đường trên duy nhất sử dụng những vị tướng thiên về sát thương tại giải đấu, Khan được biết đến như một con quái vật chỉ thi đấu những vị tướng chống chịu trong đúng 3 trận tại LCK mùa xuân 2018. Anh thường sử dụng những vị tướng như Gangplank, Gnar, Camille và Jayce, không hề giống như những người đi đường trên còn lại của giải đấu. Cũng giống như Chung Kết Thế Giới 2017, Khan đã tham gia giải đấu này với tư cách là một thứ vũ khí lợi hại để Kingzone có thể đối đầu với những đối thủ của họ.
Thế nhưng kết quả lại không như mọi người dự đoán. Chắc chắn rằng Khan vẫn là người đứng đầu bảng về khoảng cách mà anh tạo ra trong giai đoạn đi đường tại phút thứ 10 hay 15, thế nhưng anh lại không thể chuyển hóa lượng vàng mà anh dẫn trước thành lợi thế cho đội. Ngoài các trận đấu của Kingzone với EVOS, Khan có màn trình diễn thua kém so với chính những người đồng đội của anh. Khan đã đưa ra những quyết định tệ hại trong giao tranh tổng, đồng thời anh thường hay quá hổ báo khi lặn rất sâu vào hậu tuyến của đối phương và rồi không quay trở lại. Giống như những người đi đường trên khác, Khan đã quá tự tin ở khu vực đường trên ngay cả khi không có đủ tầm nhìn và sự giao tiếp cần thiết với đồng đội.
Tất nhiên, Khan đã không có màn trình diễn kém cạnh so với những tuyển thủ khác ở cùng vị trí. Anh ấy chỉ đơn giản là thi đấu kém hơn so với sự kỳ vọng của khán giả. 21,4% tham gia hạ gục tại MSI là không thể so sánh với 60,9% tại giải LCK mùa xuân. Lượng sát thương gây ra mỗi phút của Khan cũng đã giảm từ 570 xuống 356. Và KDA 2.2 của Khan xếp hạng thấp nhất trong số những người đi đường trên của MSI, trong khi KDA 5.9 của anh lại là cao nhất tại LCK. Anh vẫn chưa thi đấu được như kỳ vọng, điều này có thể là yếu tố chính dẫn đến thứ hạng 3 của Kingzone sau giai đoạn vòng bảng.
ĐI RỪNG - MLXG
Mặc dù Royal Never Give Up đã kết thúc giai đoạn vòng bảng với vị trí nhất bảng, thế nhưng Mlxg vẫn nổi lên với tư cách là người thi đấu kém nổi bật nhất. Tuy chênh lệch vàng trung bình của RNG ở phút thứ 15 là 430, nhưng con số đó của Mlxg là -308, xếp thứ 2 từ dưới lên trong số những người đi rừng. Lượng vàng kiếm được mỗi phút và sát thương gây ra mỗi phút đã giảm xuống 6,18% so với giải mùa xuân, dù cho anh đã thi đấu ít những vị tướng chống chịu hơn. Tỷ lệ có được chiến công đầu của RNG cũng đã giảm từ 50 xuống 27,3%, đồng thời Mlxg cũng chỉ đóng góp 30% trong tổng số những điểm hạ gục mà RNG có được.
Tương tự như Khan, Mlxg không hề thi đấu kém hơn những đồng nghiệp ở cùng vị trí. Anh ấy chắc chắn nằm trong top 3 những người đi rừng ra quân ở đội hình xuất phát. Mlxg chủ yếu không đáp ứng được kỳ vọng của người hâm mộ, đặc biêt trong giai đoạn đầu trận. Cũng có vài trận đấu có cảm giác rằng anh chính là người kiểm soát được nhịp độ.
Trong ngày thi đấu thứ 5, màn trình diễn của Mlxg đã có phần khả quan hơn. Xin Zhao của anh trong trận đấu với Flash Wolves và Graves trong trận đấu với Team Liquid dường như đã kiểm soát tốt hơn và toan tính được nhiều hơn. Hy vọng rằng phong độ này của Mlxg sẽ tiếp diễn trong vòng loại trực tiếp. Peanut,Broxah và Moojin về cơ bản là thi đấu đúng hoặc cao hơn kỳ vọng. Để RNG tiếp tục tiến đến trận chung kết,Mlxg cần phải thể hiện được phong cách đi rừng đầy hổ báo của mình. Rõ ràng anh có thể thi đấu tốt hơn nhiều so với những gì anh đã làn đến thời điểm hiện tại của MSI.
ĐƯỜNG GIỮA - POBELTER
Trong khi Pobelter không được coi là một mối đe dọa lớn nhất đối với người hâm mộ LCS Bắc Mỹ, thì mọi thứ đã trở nên khác biệt kể từ giai đoạn playoffs giải mùa xuân vừa qua. Những gì anh đã thể hiện trong trận chung kết với 100 Thieves đã giúp anh dành được danh hiệu MVP của trận đấu. Những tưởng rằng anh sẽ tiếp tục giữ vững đà phong độ này và thể hiện nó tại MSI, thế nhưng những gì mà Pobelter làm được lại không như mong đợi.
Người đi đường giữa của Team Liquid xếp cuối bảng về những chỉ số sau phút thứ 15 trong vòng bảng MSI. Điều này là không phải quá ngạc nhiên, bởi những số liệu thống kê của anh cũng chỉ dừng ở mức giữa trong giải mùa xuân. Còn trong vòng playoffs, những con số đó chỉ đứng thứ 4 hoặc thứ 5 trong số những người đi đường giữa. Nhưng, những gì anh thiếu sót trong giai đoạn đi đường phần nào được bù đắp trong giao tranh tổng. Cũng trong vòng playoffs, KDA của anh là 7.2 và lượng sát thương gây ra mỗi phút lên tới con số 527.
Tại MSI, Pobelter có KDA 2.8 và 363 sát thương mỗi phút. Team Liquid đã lựa chọn cho anh những vị tướng có phần khác biệt như Malzahar, Karma và Taliyah, nhưng điều đó không tạo nên sự khác biệt giữaPobelter của vòng playoffs và Pobelter của MSI. Anh ấy thường để bị bắt trong quá trình đẩy lẻ hoặc đảo đường. Người hâm mộ đã tin vào sự thành công của anh, nhưng rồi mọi thứ lại tan biến. Caps, Maple, và thậm chí cả Warzone cũng đã nhiều lần gồng gánh toàn đội trên vai. Thế nhưng với Team Liquid, họ lại không thể chờ đợi ở Pobelter một điều tương tự như vậy.
XẠ THỦ - REKKLES
Xu hướng gần đây sẽ khiến người hâm mộ Châu Âu lắc đầu với màn trình diễn của Rekkles tại MSI. Từ những giai đoạn cấm chọn khá vụng về với Sivir khi mà không có xạ thủ nào khác sử dụng cô nàng này, đến sự thụ động quá mức, Rekkles đã gặp phải rất nhiều vấn đề lớn trong giai đoạn vòng bảng. Không ngạc nhiên, Rekkles chỉ 27,1% sát thương của toàn đội, trong khi những thành viên khác đã rất cố gắng bù đắp cho sự thiếu sót của anh.
Uzi, PraY, Doublelift và Betty đều đã đạt được 90 đến 110% lượng sát thương gây ra của họ so với CKTG 2017 tại giải đấu lần này. Còn về Rekkles, sát thương gây ra mỗi phút của anh đã giảm tới 80% so với con số tại CKTG 2017. KDA của anh là 6.5, xếp thứ 3 trong số các xạ thủ, nhưng chủ yếu là do anh bị hạ gục ít hơn, chứ không phải do hạ gục hay hỗ trợ nhiều hơn những xạ thủ khác. Những vị tướng mà Rekkles sử dụng thường khiến Fnatic mất đi áp lực ở đường trong giai đoạn đầu trận, trong khi các đội khác ưu tiên những vị tướng và lối chơi chủ động hơn.
Trận đấu cuối cùng của anh với Team Liquid là khi sử dụng vị tướng Xayah đã phần nào thắp sáng lại hy vọng của những người hâm mộ Châu Âu. Có vẻ như lần đầu tiên trong suốt giải đấu, Rekkles và Hylissangtạo ra được áp lực đáng kể trong giai đoạn đi đường và tạo ra tầm ảnh hưởng của họ trên toàn bản đồ. Rekkles tạo ra những con số sát thương lớn hơn và tỷ lệ tham gia hạ gục cao hơn, điều này đã hạn chế Team Liquid theo cách Fnatic thống trị playoffs giải mùa xuân.
HỖ TRỢ - OLLEH
Olleh đã ngã xuống ở MSI, và anh được cho là nhân tố chính dẫn đến thất bại của Team Liquid. Những quyết định được anh đưa ra với Tahm Kench, Alistar và Braum đều đáng được đặt ra câu hỏi, đó là lý do tại sao các hỗ trợ an toàn hơn, như Janna và Morgana, phù hợp hơn với anh.
Với việc số liệu thống kê không đánh giá được quá nhiều lối chơi của những tuyển thủ hỗ trợ, thì việc kiểm soát tầm nhìn lại càng trở nên quan trọng hơn với họ. So với SwordArt, Ming, GorillA và thậm chí cảHylissang, Olleh thua kém hoàn toàn. Trong khi tất cả khác đều có thể đảm nhiệm vai trò tạo hình huống, đặc biệt là với con bài Rakan, thì những pha thi đấu ấn tượng nhất của Olleh đã bị chìm vào quên lãng, còn những pha thi đấu tệ nhất của anh thì vẫn còn được mọi người nhớ đến.
Giải đấu này chứng kiến một phong độ thua xa với phong độ cao nhất của Olleh, và bất cứ ai đã theo dõi anh đủ lâu tại Bắc Mỹ đều biết tiềm năng của anh ấy. Anh ấy đã từng là một hỗ trợ hàng đầu tại Bắc Mỹ khi còn thi đấu ở Immortals, và anh ấy cũng rất mạnh mẽ trong giải mùa xuân. Olleh nhiều khả năng sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trong mùa hè này. Tuy nhiên, MSI này sẽ là một vết đen trong sự nghiệp của anh ấy, khi mà anh đã thể hiện một phong độ rất đáng thất vọng ngay ở thời điểm mà Team Liquid cần anh ấy nhất.
Theo GameK
[MSI 2018] Điểm mặt những tuyển thủ xuất sắc nhất theo từng vị trí tính tới thời điểm hiện tại, Khan không có tuổi Xét về tổng thể, MSI 2018 có thể coi là kỳ MSI hấp dẫn nhất từ trước tới giờ với việc trình độ các đội tuyển tham dự không quá chênh lệch nhau. Trải qua 32 trận đấu vòng bảng MSI 2018, chúng ta đã xác định được top 4 đội và những cặp đấu của vòng bán kết. Xét về tổng thể,...