Livestream kiếm 100 triệu đồng/ tháng tưởng khó nhưng lại dễ bất ngờ trên Bigo Live
Chức năng livestream trên Bigo live ngày càng trở nên phổ biến và có thể giúp cho người tham gia kiếm được gần trăm triệu đồng mỗi tháng.
Livestream dần trở thành một hình thức phổ biến trong thời buổi cộng nghệ 4.0 phát triển. Công việc này từ lâu đã không còn là một hình thức giải trí đơn thuần mà còn có thể kiếm tiền từ nó. Trong mùa dịch diễn biến phức tạp hiện nay, chính phủ khuyến cáo người dân không nên ra đường chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của không ít người thì có vẻ như làn sóng livestream trên các ứng dụng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn cả.
Một trong số đó là Bigo Live – nền tảng mạng xã hội phát video trực tuyến này mang lại sự thoải mái và kết nối vượt ra khỏi ranh giới của các ngôi nhà thông qua âm nhạc, biểu diễn và trò chuyện trực tiếp. Người dùng trên toàn cầu có thể chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống, thể hiện tài năng của họ và tương tác với mọi người trong một môi trường an toàn.
Hình thức livestream trên Bigo Live có thể giúp các streamer kiếm được từ 23 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng mỗi tháng tùy thuộc vào khả năng cũng như duyên ăn nói của mỗi người.
Đã có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn trên khắp Việt Nam không chỉ tìm thấy niềm vui trên Bigo Live mà còn kiếm được một khoảng thu nhập tốt cho gia đình.
Nguyễn Thị Bích (26 tuổi) là một idol chính thức của Bigo Live kể từ năm 2016. Sau khi chồng cô bị ung thư, cô trở thành trụ cột gia đình nhờ vào công việc livestream trên Bigo Live. Nói về công việc này cô cho biết không chỉ thỏa mãn được đam mê mà cô còn tự chủ được thời gian để có thể chăm sóc cho gia đình.
Anh Đoàn Văn Sơn là một trong những gương mặt rất được yêu thích trên Bigo Live.
Ngoài ra, còn một idol khác rất nổi trong cộng đồng Bigo Live gần đây là Đoàn Văn Sơn, trước đây công việc thợ cắt tóc không đủ giúp anh trang trải cuộc sống thì giờ đây, sau khi chuyển qua làm livestream trên hệ thống Bigo Live anh đã cải thiện được thu nhập rất nhiều, cũng như dành được thêm thời gian cho gia đình và người thân.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Bích đang livestream trên Bigo Live
Không chỉ cung cấp nền tảng livestream ổn định và phong phú, Bigo Live còn có các chương trình đào tạo kĩ năng chuyên nghiệp của 1 streamer, ca sĩ, diễn viên.. biến bạn thành người ảnh hưởng trong xã hội 1 cách dễ dàng nhất.
Vào tháng 4 này là kỉ niệm 4 năm Bigo live có mặt tại Việt Nam. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, nền tảng ứng dụng livestream Bigo Live đã ngày càng thu hút được sự quan tâm và chú ý. Trên khắp Việt Nam đang có hơn 7000 idol Bigo Live chính thức và hơn 10 triệu người dùng Bigo. Hiện tại Bigo đang có hơn 400 triệu người dùng ở 150 quốc gia trên khắp thế giới.
Với mạng lưới phân bố rộng rãi, Bigo Live thực sự đã trở thành một cộng đồng kết nối giúp gắn kết những người yêu thích livestream trên khắp thế giới. Không chỉ để giải trí, đây còn thật sự trở thành một môi trường chuyên nghiệp giúp rất nhiều người cải thiện cuộc sống của mình và truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
BIGO LIVE là một nền tảng mạng xã hội phát video trực tuyến trên toàn cầu, nơi người dùng phát trực tuyến những khoảnh khắc cuộc sống của họ, thực hiện các cuộc gọi video và xem các video về các xu hướng sống đang thịnh hành.
Ra mắt vào năm 2016, BIGO LIVE đã phát triển thành công sự hiện diện toàn cầu. Hiện nay BIGO LIVE đang có một số lượng người dùng rất lớn tại hơn 150 quốc gia. Trở thành nền tảng mạng phát trực tuyến video phát triển nhanh nhất và hàng đầu thế giới.
Ứng dụng BIGO LIVE có thể tải được từ cả Apple App Store và Google Play Store, và được hơn 200 triệu người dùng trên toàn thế giới sử dụng.
BIGO LIVE cam kết trở thành một nền tảng mạng truyền thông xã hội phát video hàng đầu trên thế giới, cho phép người dùng kết nối với thế giới và khám phá được nhiều niềm vui và cơ hội hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Facebook, Google sắp phải xin giấy phép hoạt động tại Việt Nam
Các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.
Chỉ mạng xã hội cấp phép mới có quyền livestream
Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72/2013) của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Đáng chú ý khi dự thảo Nghị định mới đã bổ sung, sửa đổi Điều 23 của Nghị định 72/2013 về Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội.
Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội (đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn) hoặc đã thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này xác nhận bằng văn bản (đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp).
Nếu quy định mới được triển khai, Facebook sẽ nhận được thông báo yêu cầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
Dự thảo Nghị định này cũng phân loại khá rõ đối với các mạng xã hội.
Cụ thể, mạng xã hội có lượng tương tác lớn là những nền tảng có lượng người tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên, hoặc có người sử dụng đã đăng ký thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên.
Mạng xã hội có lượng tương tác thấp là những nền tảng có lượng người tương tác dưới 1 triệu người/tháng.
Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo trên các mạng xã hội để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Bộ cũng sẽ rà soát và có văn bản thông báo yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đối với các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 1 triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên (tùy theo điều kiện nào đạt trước).
Bên cạnh đó, một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream.
Trước đó, trong bản báo cáo được Bộ TT&TT gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hồi tháng 8/2019, Bộ TT&TT chỉ cho phép các tài khoản định danh mới được phát sóng trực tiếp (livestream) trên Facebook.
Tại bản báo cáo này, Bộ TT&TT cũng cho biết đã yêu cầu Facebook phải có chính sách tiền kiểm và gỡ ngay các quảng cáo chính trị phát tán tin giả khi có yêu cầu từ Chính phủ Việt Nam.
Theo dự thảo Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013, các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý dịch vụ xuyên biên giới
Đến hết tháng 12/2019, đã có tổng cộng 614 mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên các mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng trở lên chiếm dưới 10%. Trong khi đó, lượng người Việt Nam sử dụng mạng Facebook là khoảng gần 60 triệu và Youtube là gần 35 triệu người.
Vào năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Kể từ thời điểm Nghị định 72/2013 được ban hành đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng ngày càng trở nên phong phú. Tuy vậy, thực tế này cũng làm bộc lộ những hạn chế bất cập và những khoảng trống pháp lý cần được hoàn thiện cụ thể.
Theo Bộ TT&TT, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, lợi dụng giấy phép mạng xã hội để cung cấp đa dịch vụ chuyên ngành trên cùng một nền tảng. Các dịch vụ có thể kể đến bao gồm dịch vụ truyền hình, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến,... Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các dịch vụ chuyên ngành.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới điển hình là Facebook và Google đang gây tác động mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam nhưng gần như chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013.
Trọng Đạt
Mạng xã hội Gapo sắp có thêm tính năng livestream Mạng xã hội Gapo đang bắt đầu thử nghiệm tính năng livestream, và thu hút gần 20.000 người theo dõi cùng lúc. Mạng xã hội Gapo đang đặt nhiều kỳ vọng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam Một số tài khoản cá nhân trên Facebook bất ngờ chia sẻ buổi livestream thử nghiệm trên Gapo, gây chú ý khi có tới gần...