Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo: Chuẩn bị nguồn nhân lực tiếp cận thị trường AI thế giới
Chiều 22.9, tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (AI) Việt Nam, chủ đề được các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam quan tâm là: “Đào tạo và kết nối nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo”.
Điều này đòi hỏi Việt Nam cần sớm chuẩn bị nguồn nhân lực tiếp cận thị trường AI thế giới.
Giới thiệu các sản phẩm công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam. Ảnh: T.Vương
Tiếp cận thị trường AI thế giới
Là diễn giả đầu tiên, TS Phạm Hiền, đại diện của nhóm DATA61 thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia CSIRO, chia sẻ từ đầu cầu Australia về Dự án thị trường AI tại Việt Nam. Bà cho biết, dự án được xây dựng dành riêng cho việc hình thành và củng cố hệ sinh thái AI ở Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại thị trường này.
TS Phạm Hiền thông tin, dự án bắt đầu khai thác số liệu liên quan tới đầu tư, trí tuệ nhân tạo… “Dự án thị trường AI tại Việt Nam” tập trung phát triển cơ sở dữ liệu và giải thuật để tự động thu thập, lưu trữ và cập nhật hồ sơ của những chuyên gia AI người Việt trong và ngoài nước; phát triển bảng chỉ mục để theo dõi sự phát triển của AI tại Việt Nam; phát triển mô hình kinh doanh để nâng cao sự hợp tác giữa nghiên cứu và công nghiệp trong lĩnh vực AI.
Chia sẻ liên quan tới nội dung “đào tạo nhân lực AI”, ông Anissh Pandey – Giám đốc NVIDIA khu vực ASEAN – cho rằng, luôn có khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành. NVIDIA đang tìm những đại sứ Việt Nam – cầu nối giữa lý thuyết và thực hành AI. Ông cũng liệt kê một số khoá học dành cho từng đối tượng như học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu… nhằm dạy cách ứng dụng, sử dụng AI, thực chiến, tìm ra giải pháp tối ưu. Mục đích chung là kiến tạo hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo. “Không có sự giới hạn nào về sáng tạo AI, NVIDIA đang cung cấp những khóa học giúp bạn tiếp cận thị trường AI” – ông nói.
Cũng theo đại diện NVIDIA, nếu nhìn vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy cần nhân rộng quy mô trí tuệ nhân tạo nhiều hơn.
Video đang HOT
Thiếu hụt nguồn nhân lực làm trí tuệ nhân tạo
Trong phiên thảo luận, khi chia sẻ về việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo, ông Nguyễn Xuân Hoài – Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo Việt Nam – cho biết, để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo Việt Nam, cần có các con số.
Ông Nguyễn Xuân Hoài cho biết, trong quá trình làm việc với nhiều doanh nghiệp, đơn vị (cả tư nhân lẫn nhà nước), nhận thức, nhu cầu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu ngày càng lớn do cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi trao đổi với các chủ đơn vị về khó khăn gặp phải trong quá trình làm việc, chuyên gia luôn nhận được câu trả lời: “Thiếu hụt nguồn nhân lực nằm trong 3 khó khăn hàng đầu”.
Theo Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo Việt Nam, AI đang dần trở thành một ngành công nghiệp và là một nghề, vì vậy, khó khăn về nguồn lực là chuyện của cả thế giới. Trong đó, sự thiếu hụt về nguồn nhân lực làm trí tuệ nhân tạo của Việt Nam khá lớn. Do việc phát triển nhanh và sâu, nên rất khó tìm được một người giỏi AI toàn diện. Vì vậy, cần đào tạo các kỹ năng về từng lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo. Việc xây dựng mô hình AI trên dữ liệu chỉ là công việc khá nhỏ trong cả một tiến trình. Để đưa AI trong thực tế gồm rất nhiều công đoạn, đòi hỏi kỹ năng, nghề nghiệp khác nhau.
Để đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam cần phải có bức tranh rõ ràng nghề trí tuệ nhân tạo là làm gì? Trong những năm qua, các đại học tại Việt Nam đào tạo nhiều chuyên ngành nhưng lượng học sinh, sinh viên đăng ký đào tạo trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu lại thấp nhất trong ngành khoa học công nghệ thông tin. Ông Hoài đặt ra câu hỏi: “Phải chăng do chúng ta nói về nghề AI cao siêu, chung chung nên phụ huynh và học sinh khó có lựa chọn do đó thiếu càng thiếu?”.
TS Minh Đinh – Chủ nhiệm cấp cao chương trình Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo, Đại học RMIT – chia sẻ về vấn đề nguồn nhân lực và định hướng đào tạo nguồn nhân lực AI tại RMIT.
Ông cho rằng, hiện nay ngành phát triển AI rất nhanh và sâu, nên khó tìm được một chuyên gia có đủ và sâu các kiến thức về trí tuệ nhân tạo như Machine Learning (học máy), ngôn ngữ… để theo kịp sự phát triển này. Trong khi đó, lĩnh vực đào tạo AI chỉ đáp ứng khoảng 10% yêu cầu tuyển dụng.
Hiện, RMIT hướng đến phát triển phần mềm 2.0 (Software 2.0), với mô hình lập trình mới và đang phát triển như một phần quan trọng trong kỹ thuật Machine Learning. Trong đó, các kỹ năng chính của phần mềm 2.0 bao gồm: Xác định vấn đề và mục tiêu; Thu thập dữ liệu; Phát triển các mô hình ứng dụng AI; Quản lý mô hình AI. Hiện RMIT muốn đảm bảo cho sinh viên không chỉ phát triển các kỹ năng sử dụng máy tính mà còn trang bị kiến thức về phân tích dữ liệu, các nền tảng về AI.
Nếu không có cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo chỉ là phép toán vô tri
Nếu không có cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) thì trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ là phép toán vô tri.
Việc ứng dụng AI không làm nên một doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản trị dữ liệu (big data), cơ sở hạ tầng (cloud)...
Các giải pháp AI hiện nay chỉ mới đáp ứng thử nghiệm và thăm dò
Chiều 22.9, trong khuôn khổ Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (Al) Việt Nam, phiên thảo luận với chủ đề "Giải pháp AI trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng" đã diễn ra với sự quan tâm của nhiều chuyên gia, diễn giả.
Workshop được tiếp tục với phiên thảo luận dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Đình Thắng, Thành viên Hội đồng sáng lập Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam. Khách mời tham gia thảo luận là ông Phạm Quang Vinh - Giám đốc Giải pháp doanh nghiệp, Trung tâm Không gian mạng Viettel. và ông Đặng Hoàng Vũ- Giám đốc AI mảng Tăng trưởng Kinh doanh của MoMo.
Khách mời tham gia phiên thảo luận với chủ đề "Giải pháp AI trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng". Ảnh: HG
Trả lời câu hỏi đầu tiên, ông Phạm Quang Vinh đánh giá các giải pháp AI hiện nay chỉ mới đáp ứng thử nghiệm và thăm dò, chưa ứng dụng triệt để vào nghiệp vụ của công ty ngân hàng. Các doanh nghiệp ngành tài chính - ngân hàng có thể ứng dụng công nghệ chatbot, voicebot để thay thế các phương tiện truyền thống.
Chuyên gia của Viettel khuyến nghị trong thời gian tới, các doanh nghiệp tài chính - ngân hàng nên ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu, data... nhằm thay đổi nền tảng, thu thập dữ liệu giúp nhà lãnh đạo tổng hợp được nhiều dữ liệu, từ đó đưa ra quyết định, thậm chí thay đổi cách quản trị truyền thống.
"Nếu không có cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) thì AI chỉ là phép toán vô tri. Việc ứng dụng AI không làm nên một doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản trị dữ liệu (big data), cơ sở hạ tầng (cloud), ứng dụng trên tầng platform" - đại diện Viettel khẳng định.
Ông Phạm Quang Vinh - Giám đốc Giải pháp doanh nghiệp, Trung tâm Không gian mạng Viettel. Ảnh: HG
Làm sao để xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ khách hàng tốt nhất?
Chia sẻ thêm về những ứng dụng AI mà MoMo đang áp dụng trong lĩnh vực tài chính, cho vay, ông Đặng Hoàng Vũ cho biết, hiện đang áp dụng AI trong 3 nhóm chính: Trải nghiệm khách hàng (eKYC, Chatbot...), phân phối sản phẩm và tín dụng.
Ngoài ra, MoMo sử dụng AI để tối ưu những vận hành nội bộ của công ty và app MoMo, đánh giá tiềm năng khách hàng, dự đoán hành vi của khách hàng trên app.
Ông Đặng Hoàng Vũ chia sẻ thực tế áp dụng AI trong hoạt động doanh nghiệp. Ảnh: HG
Giải đáp về việc làm sao để xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ khách hàng tốt nhất, đại diện MoMo cho biết doanh nghiệp đang có vài chục triệu người dùng, ứng dụng có nhiều tính năng khác nhau để phục vụ.
"Hệ thống Big Data của MoMo được xây dựng rất nhiều năm trước nhưng đến hiện tại vẫn là bài toán khiến chúng tôi đau đầu khi phấn đấu làm sao phục vụ người dùng tốt hơn", ông Đặng Hoàng Vũ chia sẻ.
Theo ông Vũ, chúng ta cần AI để tăng trưởng, nâng cao trải nghiệm người dùng. Đồng thời, dữ liệu tăng lên nhưng các doanh nghiệp tài chính - ngân hàng vẫn phải cá nhân hóa. Cách giải quyết của MoMo là giải quyết từng "trận" theo từng định hướng. Từ đó, doanh nghiệp này tìm ra các điểm chạm, các bài học rồi giải quyết những vấn đề tiếp theo.
Kết thúc phần thảo luận cùng 2 chuyên gia, ông Thắng đúc rút thông điệp: "Chúng ta cần chạy nhanh trong việc ứng dụng AI, thậm chí một số mũi nhọn cũng cần chạy với mục tiêu nhanh nhất thế giới. AI đang mang lại hiệu quả rất cao, giảm thiểu rủi ro trong ngành tài chính - ngân hàng".
Hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo là đích đến trong tương lai Trí tuệ nhân tạo là một trong những vấn đề quan trọng, được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Các khách mời thảo luận và trả lời các câu hỏi của khán giả về trí tuệ nhân tạo và các thông tin liên quan. Ảnh: Giang Huy Thị trường trí tuệ nhân tạo tại Việt...