Lĩnh vực ngân hàng có nguy cơ “rửa tiền” rất cao
Đây là số liệu thống kê được nêu ra tại Báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2012 – 2017 do Thanh tra Chính phủ vừa công bố.
Lĩnh vực ngân hàng có nguy cơ “rửa tiền” cao
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam sử dụng bộ công cụ đánh giá rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố do WB xây dựng để thực hiện. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia.
Trong báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia của Việt Nam lần này, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã đưa ra đánh giá đối với 17 loại tội phạm nguồn chính của tội rửa tiền và đánh giá nguy cơ rửa tiền trong 15 lĩnh vực như: Ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển và thu đổi ngoại tệ, cầm đồ…
Theo báo cáo đánh giá, nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản là cao.
Video đang HOT
Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng ở mức cao, chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng chống rửa tiền. Mặc dù phải khẳng định rằng, không phải tất cả các khoản tiền bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng bọn tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp thức hóa các khoản thu bất chính để biến những đồng “tiền bẩn” trên thành “tiền sạch” là cao hơn.
Bởi căn cứ vào những vụ đại án đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền thời gian qua và các số liệu về STR của Cục Phòng chống rửa tiền có thấy nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội phạm tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế. Để che giấu nguồn tiền thu được, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.
Về nguy cơ rửa tiền, lĩnh vực bất động sản được đánh giá là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.
Ngoài ra, đối với các vụ đại án về tham ô tài sản xảy ra trong thời gian qua cũng như vụ đánh bạc nghìn tỷ đang bị điều tra về tội rửa tiền thì số các tài sản thu được từ các vụ án chủ yếu là bất động sản. Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản.
Đối với lĩnh vực đại lý chuyển và thu đổi ngoại tệ, nguy cơ rửa tiền đối với lĩnh vực này qua kênh chính thức là trung bình cao. Với kênh chuyển tiền phi chính thức: Với những lợi ích vượt trội về phí chuyển tiền, tính tiện lợi, không phải chứng minh mục đích chuyển tiền, tính đơn giản về thủ tục… so sánh với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh chuyển tiền phi chính thức (chuyển tiền ngầm) cũng được sử dụng để chuyển kiều hối về Việt Nam. So với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh chuyển tiền ngầm này tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền cao hơn và được đánh giá là nguy cơ cao.
Được biết, tháng 7/2019, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 488/QĐ-TTCP về việc ban hành kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 và kế hoạch tổng thể cho đánh giá đa phương của Việt Nam về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.
Phạm Duy
Theo Thanhtra.com.vn
Facebook tìm cách trấn an dư luận về tiền điện tử Libra
Trong bối cảnh nhiều ý kiến lo ngại những nguy cơ gây ra do dự án tiền điện tử Libra, đại diện tập đoàn Facebook ngày 20/10 đã tìm cách trấn an dư luận, cho biết không một công ty đơn lẻ nào có thể kiểm soát đồng tiền số này.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố Chính phủ các nước châu Âu sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn tiền điện tử Libra trước nguy cơ một công ty tư nhân có quyền lực và sức mạnh tiền tệ như một quốc gia có chủ quyền.
Phát biểu tại một diễn đàn do nhóm G30 (gồm các ngân hàng tư nhân và trung ương của nhiều nước trên thế giới) chủ trì, người đứng đầu dự án Libra, ông David Marcus nhấn mạnh ngay từ đầu, Facebook xác định rằng các mạng lưới thanh toán như của Libra sẽ không bị một công ty kiểm soát. Bên cạnh đó, ông Marcus cho biết Facebook để ngỏ khả năng sử dụng nhiều đồng tiền điện tử khác dựa trên tiền tệ ổn định của một số nước và khu vực như USD, euro, bảng Anh..., thay vì một loại duy nhất như đề xuất ban đầu. Ông Marcus tái khẳng định Facebook cam kết hợp tác với nhà chức trách để giải quyết những mối lo ngại về dự án.
Dự án của Facebook nhằm phát triển tiền điện tử Libra đã vấp phải những trở ngại lớn khi nhiều công ty lớn trong lĩnh vực thanh toán điện tử, trong đó có Mastercard Inc và Visa Inc, tuyên bố rút khỏi Liên minh Libra - tổ chức giám sát đồng tiền số Libra của Facebook. Tại cuộc họp hội đồng đầu tiên tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 14/10 vừa qua, Liên minh Libra công bố 21 thành viên chính thức sau khi một số đối tác lớn tuyên bố rút khỏi liên minh.
Hồi tháng 6 vừa qua, Facebook công bố kế hoạch phát hành tiền số Libra vào năm 2020, với sự hậu thuẫn của một rổ tài sản tiền tệ giúp đồng tiền này có giá trị ổn định hơn so với Bitcoin hay các đồng tiền số khác. Facebook tin tưởng Libra sẽ trở thành đồng tiền số toàn cầu, ổn định, lưu hành trên các điện thoại thông minh và có thể giúp hàng tỷ người không thể tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống tham gia vào hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp và giới chức quản lý tài chính tại nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại việc tạo ra một loại tiền điện tử chung cho toàn cầu có nguy cơ gây hỗn loạn hệ thống tài chính thế giới, vi phạm quyền riêng tư và tạo điều kiện cho hành vi rửa tiền. Ngày 18/10 vừa qua, lãnh đạo tài chính của nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) nhất trí siết chặt quản lý các đồng tiền điện tử và không cho phép phát hành những dạng tiền điện tử như Libra khi chưa giải quyết được những rủi ro đối với toàn cầu.
Quỳnh Diệp
Theo haiquanonline.com.vn
Nhìn lại vụ bê bối rửa tiền 200 tỷ euro chấn động ngành ngân hàng Bắc Âu Vụ bê bối rửa tiền liên quan đến những ngân hàng lớn của Đan Mạch, Thụy Điển,... đã làm đảo lộn hoạt động ngân hàng Bắc Âu. Danske và Swedbank vẫn đang phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra và tiếp tục nỗ lực để khôi phục uy tín, giành lại khách hàng. Danske là ngân hàng lớn nhất của Đan Mạch...