Lĩnh vực nào có nguy cơ ‘rửa tiền’ cao nhất?
Ngân hàng, bất động sản và hệ thống chuyển tiền ngầm là ba lĩnh vực bị đánh giá là có nguy cao và trung bình dựa trên các tiêu chí rủi ro rửa tiền.
Đó là nhận định vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố tại Báo cáo tóm tắt Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia. Mức xếp hạng rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố được quyết định dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ và tính dễ tổn thương về rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc gia.
Các cơ quan tham gia vào việc cung cấp thông tin, số liệu bao gồm các cơ quan thực thi pháp luật, thanh tra, giám sát, các tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính chỉ định, UBND cấp tỉnh trong toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế giai đoạn 2012-2017.
Dựa trên các bộ công cụ đánh giá và số liệu tập hợp được cho thấy hai lĩnh vực được đánh giá có nguy cơ rửa tiền ở mức cao là ngân hàng và bất động sản. Kênh chuyển tiền phi chính thức cũng được đánh giá ở mức cao.
Bảng đánh giá
Trong khi đó, nguy cơ rửa tiền ở lĩnh vực chứng khoán, kiều hối, casino/sòng bạc ở mức trung bình. Các lĩnh vực kiểm toán, kế toán, luật sư, công chứng được đánh giá có nguy cơ ở mức thấp…
Video đang HOT
Tại lĩnh vực ngân hàng, thống kê cho thấy có gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng, chống rửa tiền, cao hơn hẳn các lĩnh vực khác.
Mặc dù cần khẳng định rằng không phải tất cả các khoản tiền thu bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ, so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp pháp hóa các khoản thu bất chính thành “tiền sạch” là cao hơn.
Căn cứ vào những vụ đại án đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền và các số liệu về STR của Cục Phòng, chống rửa tiền có thể thấy nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến những người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế.
Tương tự, lĩnh vực bất động sản cũng thu hút nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn. Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch nên rất khó kiểm tra, xác định nguồn gốc tiền.
Trong số các tài sản thu được từ những vụ đại án về tham ô, đánh bạc thì tài sản là bất động sản rất nhiều. Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản.
Lĩnh vực đại lý chuyển và thu đổi ngoại tệ được đánh giá trên hai kênh là chuyển tiền chính thức và phi chính thức.
Trong đó, tại kênh chuyển tiền chính thức, do thủ tục chuyển tiền quốc tế qua các công ty kiều hối thường đơn giản hơn các ngân hàng, hồ sơ chứng minh mục đích chuyển tiền đơn giản hơn hoặc không cần cung cấp, mức phí thấp hơn nên dễ tạo ra nguy cơ rửa tiền. Nguy cơ rửa tiền đối với lĩnh vực chuyển và thu đổi ngoại tệ qua kênh chính thức được đánh giá là trung bình cao.
Đối với kênh chuyển tiền phi chính thức, do có những lợi ích vượt trội về phí chuyển tiền, tính tiện lợi, không phải chứng minh mục đích chuyển tiền, tính đơn giản về thủ tục… so với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh chuyển tiền phi chính thức (chuyển tiền ngầm) cũng được sử dụng để chuyển kiều hối về Việt Nam. So với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh chuyển tiền ngầm này tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền cao hơn.
Riêng nguy cơ về tài trợ khủng bố của Việt Nam được đánh giá ở mức THẤP và mức độ tổn thương về tài trợ khủng bố của Việt Nam được đánh giá ở mức THẤP. Từ đó, đưa ra kết luận rủi ro tài trợ khủng bố của Việt Nam là THẤP.
THÙY LINH
Theo plo.vn
"Cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản đang bùng nổ"
Đây là nhận định được các chuyên gia tại Diễn đàn "Xu hướng đầu tư bất động sản 2019" được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 16/5.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết báo cáo Bất động sản 2020 của PwC cho thấy thị trường bất động sản đang thay đổi và mở rộng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi.
Cũng theo ông Phòng, dự báo đến năm 2025 số lượng siêu đô thị sẽ tăng lên chóng mặt và nhu cầu tận hưởng của người tiêu dùng sẽ ngày một "khó tính". Đặc biệt, công nghệ sẽ thay đổi tất cả các phân khúc ngành công nghiệp bất động sản cũng như thay đổi cách vận hành của các nhà đầu tư, nhà quản lý.
"Cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản đang bùng nổ, đặc biệt là từ năm 2020. Tuy nhiên, các nhà đầu tư, phát triển bất động sản cũng cần cẩn thận trước những rủi ro có thể gặp phải, đặc biệt là nguy cơ về biến đổi khí hậu, thay đổi hành vi nhanh chóng và rủi ro chính trị.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư cần nắm rõ hơn về những phân khúc và khu vực hoạt động, có tầm nhìn xa hơn mang tính toàn cầu, để xác định hướng đầu tư ở giai đoạn đầu trong mỗi thị trường", ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.
Cùng quan điểm với ông Phòng, ông Nguyễn Trần Nam - Nguyên Thứ Trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng khẳng định thị trường BĐS Việt Nam đang phát triển rất tiềm năng, thu hút một số lượng lớn nhà đầu tư tham gia thị trường.
"Tôi biết một lượng lớn nhà đầu tư, cứ cuối tuần là đi hết từ Bắc vào Nam để đầu tư bất động sản. Thời gian gần đây là Vân Đồn rồi đến Mũi Né - Bình Thuận. Rõ ràng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn rất hấp dẫn, rất tiềm năng cho nhà đầu tư chính vì thế hiện nay một lượng lớn nhà đầu tư đang chuyển dần sự quan tâm đến các thị trường mới nổi", ông Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nam, phân khúc tiềm năng nhất hiện nay vẫn là bất động sản nhà ở giá rẻ. "Trong quý 1 vừa qua, có dự án Ecohome 3 (Hà Nội) chỉ có 7 căn nhà xã hội diện tích 77m2 nhưng có đến hơn 600 người đủ điều kiện đến bốc thăm. Rõ ràng cơ hội là rất lớn, nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung thì thiếu rất nhiều".
Nhìn ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết hai năm gần đây xu hướng nhà đầu tư quan tâm nhiều đến đất nền các khu vực sắp tăng cấp hành chính đô thị như Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội) hoặc một số tỉnh giáp ranh như Củ Chi (TPHCM), Quảng Nam....hay một số vùng đất ven biển nhiều tiềm năng về du lịch.
Cũng theo ông Khởi, trong thời gian tới 2 phân khúc được đánh giá tiềm năng là BĐS công nghiệp và BĐS du lịch: "Tôi đánh giá BĐS công nghiệp đang có sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhiều địa phương đang có các chính sách thu hút đầu tư rất tốt với nhiều ưu đãi cùng chính sách kinh tế ổn định".
"Đối với BĐS nhà ở xu hướng vẫn là xu hướng tăng đặc biệt đối với nhà ở xã hội, nhu cầu có đến 70% nhưng nguồn cung vẫn thiếu. Đối với phân khúc đất nền hiện một số nơi, một số khu vực đang trong thời điểm tăng giá nhất định", ông Khởi cho biết.
Tuy nhiên, ông Khởi cũng khuyên nhà đầu tư cần tỉnh táo để lựa chọn được sản phẩm đầu tư tốt, tránh tình trạng đầu tư theo đám đông, đầu tư vào những khu vực bị cò đất thổi giá.
Thanh Ngà
Theo Trí thức trẻ
Sắp có chỉ số giá bất động sản do Tổng cục Thống kê công bố Tổng cục Thống kê đang xây dựng chỉ số giá bất động sản, nhằm bổ sung vào nhóm các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phản ánh các hấu hiệu của nền kinh tế. Chỉ số giá bất động sản là một chỉ tiêu quan trọng trong 86 chỉ tiêu thống kê quốc gia Thông tin từ ông Vũ Thanh Liêm, Phó tổng...