Lĩnh vực giáo dục dành cho người cao tuổi ngày càng phát triển tại Trung Quốc
Dân số già hóa của Trung Quốc đã trở thành thị trường nhiều tiềm năng và tăng trưởng mạnh cho các công ty chuyên mở lớp học về hoạt động giải trí cho người cao tuổi tầng lớp trung lưu.
Người cao tuổi nghỉ ngơi tại một công viên ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Trong thập niên tới, khoảng 300 triệu người Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn nghỉ hưu, tương đương với dân số của Mỹ. Ngoài ra, Euromonitor ước tính đến năm 2040, khoảng 50% người trên 65 tuổi của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sống ở Trung Quốc.
Tờ China Daily dẫn ước tính của Liên hợp quốc và các học giả Trung Quốc cho biết, dân số cao tuổi tại nước này sẽ tiếp tục gia tăng trong 30 năm tới. Sau năm 2054, dân số trên 60 tuổi tại Trung Quốc sẽ là hơn 500 triệu người và trên 65 tuổi là hơn 400 triệu người. Thay đổi nhân khẩu học này sẽ tác động mạnh đến phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc.
Trong bối cảnh khủng hoảng nhân khẩu học đe dọa cơ sở sản xuất, ngân sách nhà nước và các nỗ lực xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc, một số nhà đầu tư lại nhìn thấy thị trường mới tiềm năng.
Đã có nhiều tấm gương về doanh nghiệp gặt hái “trái ngọt” khi kinh doanh trong lĩnh vực này. Ví dụ như công ty Mama Sunset chuyên về các lớp học cho người cao tuổi đã mở được 5 trung tâm tại Bắc Kinh kể từ khi thành lập vào tháng 4/2023.
Video đang HOT
Công ty tư vấn Frost & Sullivan (Mỹ) dự đoán thị trường giáo dục dành cho người cao tuổi Trung Quốc đến năm 2027 sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 34% với 120,9 tỷ nhân dân tệ. Trong khi đó, con số này của năm 2022 là 28 tỷ nhân dân tệ.
Quantasing, nền tảng trực tuyến về lớp học cho người cao tuổi tại Trung Quốc, dự kiến thuê thêm giáo viên về thái cực quyền và đông y, đồng thời bổ sung thêm chương trình về rèn luyện trí nhớ và chỉnh video cho các lớp học hiện nay. Trong năm 2023, số người gia đăng ký sử dụng Quantasing đã tăng 44,6% so với năm trước đó, đạt 112,4 triệu người. Giám đốc Quantasing Matt Peng chia sẻ: “Đây thực sự là ngành đang ở thuở bình minh”.
Theo Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc, “kinh tế đầu bạc” của nước này đang ở mức khoảng 7.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2035, nền kinh tế này ở Trung Quốc sẽ tăng lên 30.000 tỷ nhân dân tệ.
Chính phủ Trung Quốc vào tháng 1 còn thông báo về ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính đối với các sản phẩm và dịch vụ cho người cao tuổi. Thủ tướng Lý Cường trong tháng 3 đã cam kết thực hiện các nỗ lực sâu hơn để phát triển “kinh tế đầu bạc”.
Vì sao Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi trở lại làm việc?
Việc dân số giảm đi lần đầu tiên sau 6 thập kỷ và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh buộc Trung Quốc phải kêu gọi người trên 60 tuổi trở lại lực lượng lao động.
Lời tòa soạn:
Hình ảnh người già tiếp tục làm việc trong những năm tháng hưu trí không còn là hiếm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề già hóa dân số, thiếu lao động đã được giải quyết phần nào nhờ lực lượng "tóc bạc" này.
Theo tờ Economic Daily, sau hơn 3 thập kỷ thực hiện chính sách một con, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Chính phủ Trung Quốc dự báo, số người trên 60 tuổi ở nước này vào năm 2035 sẽ đạt 400 triệu, bằng 30% dân số. Tới 2050, số người cao tuổi sẽ tăng lên hơn 500 triệu.
Tình trạng này đang gây áp lực nặng nề lên quỹ lương hưu nhà nước, các cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi và dịch vụ y tế. Để đối phó với khó khăn trước mắt, truyền thông Trung Quốc đã kêu gọi 137 triệu người cao tuổi khỏe mạnh trở lại làm việc.
"Trước tình trạng dân số già hóa, việc người cao tuổi trở lại lực lượng lao động là cần thiết, và bản thân họ cũng mong muốn tiếp tục làm việc", một chuyên gia tại Học viện Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc nói.
Hiện tại, tuổi nghỉ hưu ở Trung Quốc là 60 với nam và 55 với nữ, thấp hơn các nước phát triển như Nhật Bản hay Pháp. Bắc Kinh đang tính tới việc kéo dài thời hạn về hưu, nhưng các chính sách cụ thể vẫn đang được thảo luận.
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc có 6,6 triệu người lao động từ 60 tuổi trở lên vào năm 2022, tương đương 8,8% lực lượng lao động. Số liệu này cho thấy người cao tuổi ở đại lục sẵn sàng trở lại làm việc nếu có cơ hội.
"Kiềm tiền chỉ là phụ, điều quan trọng nhất là tôi có thể sử dụng kiến thức của mình để đóng góp cho xã hội", ông Tôn, một nhà nghiên cứu 64 tuổi cho biết.
Người lao động cao tuổi tại Trung Quốc. Ảnh: VGC
Không chỉ trở lại làm việc, người cao tuổi ở Trung Quốc còn không ngần ngại sử dụng công nghệ và mạng xã hội như giới trẻ.
Một chủ nhà hàng ở Bắc Kinh tiết lộ, chỉ ít lâu sau khi nghỉ kinh doanh ở tuổi 60, ông đã mở lại một nhà hàng nhỏ. Lần này, ông sử dụng mạng xã hội Douyin để hỗ trợ việc kinh doanh, và nó đã phát huy hiệu quả rõ rệt. "Tôi có thể bán được 100 suất chân giò mỗi ngày. Tôi cảm thấy thoải mái khi được làm việc", người chủ nhà hàng nói với Tân Hoa Xã.
Ủy ban Dân số Trung Quốc cho biết, nghề nghiệp của người cao tuổi vô cùng đa dạng, bao gồm bảo vệ, nhân viên bán hàng, kỹ sư, nhà nghiên cứu... Điểm chung của các đối tượng lao động này là khỏe mạnh và năng động, và họ được gọi chung là "người cao tuổi sôi nổi".
Tuy vậy, việc người cao tuổi trở lại làm việc cũng có nhiều khó khăn, liên quan tới các vấn đề phúc lợi và an toàn lao động.
"Khi thuê người trên 60 tuổi, chủ lao động chỉ cần trả lương mà không phải đóng các chi phí xã hội khác. Luật hiện hành không bảo vệ người cao tuổi khi đi làm. Trong trường hợp có tranh chấp hoặc tai nạn, họ có thể phải chịu thiệt thòi vì đã quá tuổi nghỉ hưu", ông Trương, chuyên gia tới từ Đại học Kinh tế và Kinh doanh thủ đô cho biết.
Theo chuyên gia này, Chính phủ Trung Quốc cần có các chính sách để bảo vệ quyền lợi của lao động cao tuổi. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần trở nên linh hoạt khi sử dụng người lao động hơn 60 tuổi, không nên yêu cầu họ đảm nhận các công việc đòi hỏi quá nhiều thể lực hoặc có nguy cơ cao.
Thập kỷ quan trọng của Trung Quốc có thêm 100 triệu người cao tuổi Số người cao tuổi ở Trung Quốc được sẽ tăng vọt khoảng 100 triệu người trong thập kỷ tới, làm gia tăng gánh nặng kinh tế và xã hội đối với lực lượng lao động. Một người cao tuổi tập luyện tại công viên ở Jiamusi, Trung Quốc. Ảnh: AFP Bác sĩ về hưu Chen Ju, người có đủ điều kiện để ở...