Hôn nhân tại Trung Quốc giảm kỷ lục
Số cặp đôi kết hôn tại Trung Quốc trong năm 2022 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi nước này tiến hành thống kê chính thức.
Chỉ có 6,83 triệu cặp đôi kết hôn tại Trung Quốc năm 2022. Ảnh: AFP
Tờ báo địa phương Yicai hôm 11/6 dẫn số liệu từ Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết chỉ có 6,83 triệu cặp đôi đăng ký kết hôn trong năm 2022, giảm 800.000 cặp so với năm trước đó.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin tình trạng giảm số cặp kết hôn trong năm 2022 duy trì xu hướng đã diễn ra trong thập niên qua. Bên cạnh đó, nó còn bị ảnh hưởng bởi quãng thời gian áp dụng quy định phong tỏa phòng dịch nghiêm ngặt tại nước này.
Một số tỉnh tại Trung Quốc đã kéo dài thời gian nghỉ có trả lương cho các cặp đôi mới kết hôn.
Video đang HOT
Cùng thời điểm, giới chức Trung Quốc cũng phải “đau đầu” xử lý tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa.
Năm 2022, dân số Trung Quốc lần đầu tiên giảm trong 6 thập niên. Diễn biến này được coi là dấu mốc khởi đầu của một thời kỳ dài giảm dân số. Tỷ lệ sinh tại Trung Quốc năm 2022 giảm xuống còn 6,77 ca sinh trên 1.000 người trong khi con số này năm 2021 là 7,52 ca sinh trên 1.000 người.
Khoảng 9,56 triệu trẻ sơ sinh ra đời vào năm 2022, trong khi năm trước đó là 10,62 triệu trẻ. Các nhà hoạch định chính sách ngày càng lo ngại về tác động mà cuộc khủng hoảng nhân khẩu học có thể gây ra đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Nhiều nhà nhân khẩu học cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ “già trước khi giàu” bởi lực lượng lao động giảm còn chính phủ phải chi nhiều tiền hơn cho dân số cao tuổi ngày càng đông.
Để khuyển khích các cặp đôi kết hôn và tăng tỷ lệ sinh, trong tháng 5, Trung Quốc thông báo sẽ triển khai dự án thí điểm tại 20 thành phố để hình thành văn hóa kết hôn và sinh con “thời đại mới”.
Global Times đánh giá dự án thí điểm này tập trung vào khuyến khích kết hôn, sinh con ở độ tuổi phù hợp, khích lệ các bậc cha mẹ chia sẻ trách nhiệm nuôi con và xử nạn “tiền sính lễ” cao chót vót. Tiền sính lễ là phong tục lâu đời ở Trung Quốc, trong đó nhà trai phải đưa cho gia đình nhà gái một khoản tiền trước khi kết hôn.
Reuters cho biết các thành phố nằm trong dự án thí điểm bao gồm Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông và Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc.
Lợi dụng AI để lừa đảo hàng triệu NDT
Giới chức Trung Quốc cho biết đã ghi nhận một vụ lừa đảo lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lấy hàng triệu nhân dân tệ (NDT).
Nạn nhân là một người đàn ông, họ Guo. Người này cho biết tháng trước đã nhận một cuộc gọi video từ một người có ngoại hình và giọng nói giống một người bạn thân. Tuy nhiên, người gọi thực ra là một kẻ lừa đảo, đã sử dụng công nghệ AI để có diện mạo và đặc điểm giống bạn của ông Guo.
Đối tượng lừa đảo đã thuyết phục ông Guo chuyển 4,3 triệu NDT (609.000 USD), với lý do một người bạn khác đang cần tiền để trả cọc đấu thầu công khai, song số tiền phải được chuyển từ tài khoản ngân hàng của một công ty nên muốn nhờ ông Guo. Đối tượng đã hỏi số tài khoản ngân hàng cá nhân của ông Guo, sau đó thông báo đã chuyển khoản số tiền 4,3 triệu NDT, đồng thời gửi ảnh giả mạo màn hình giao dịch hoàn tất. Ông Guo chia sẻ bản thân đã chủ quan khi không kiểm tra tiền đã vào tài khoản hay chưa mà chuyển luôn số tiền được yêu cầu từ tài khoản công ty. Ông chỉ phát hiện ra sự thật sau khi nhắn tin cho người bạn bị đối tượng lừa đảo giả mạo.
Sau khi tiếp nhận vụ án, cảnh sát đã yêu cầu ngân hàng ngừng tiến hành giao dịch, qua đó giúp ông Guo thu hồi được 3,4 triệu NDT. Cảnh sát đang tìm cách để thu hồi số tiền còn lại, song vẫn chưa xác định được danh tính thủ phạm.
Trong tháng này, cảnh sát ở tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, cho biết đã bắt một người đàn ông ở tỉnh này do sử dụng ChatGPT để soạn một bài báo giả, đưa tin về vụ tai nạn xe buýt chết người và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Chủ đề về những mối nguy tiềm ẩn từ công nghệ AI đột phá đã thu hút được nhiều sự chú ý, kể từ khi công ty OpenAI có trụ sở tại Mỹ ra mắt chatbot ChatGPT vào tháng 11/2022.
Trung Quốc đã công bố kế hoạch đầy tham vọng trở thành nước tiên phong trong công nghệ AI toàn cầu vào năm 2030 và hàng loạt công ty công nghệ bao gồm Alibaba, JD.com, NetEase và ByteDance - công ty chủ quản của TikTok, đã gấp rút phát triển các sản phẩm tương tự ChatGPT. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng ban hành chính sách để ngăn ngừa việc sử dụng công nghệ "deepfake" để đăng tải hoặc lan truyền thông tin sai lệch, có hiệu lực từ tháng 1/2023. Tháng trước, cơ quan quản lý Internet Bắc Kinh cũng đề xuất một dự luật yêu cầu tất cả ứng dụng AI mới phải trải qua cuộc kiểm tra "đánh giá bảo mật" trước khi tiếp cận người dân.
Trung Quốc hướng tới dân số trang bị kỹ năng tốt hơn Trung Quốc cần tập trung vào giáo dục, khoa học và kỹ thuật để phát triển một xã hội được trang bị kỹ năng tốt hơn. Phụ huynh cho con đi dạo công viên tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters Trong một bài viết đăng tải ngày 16/5, Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng...