Lính Ukraine nửa năm không cầm súng, ‘tương lai xung đột phụ thuộc UAV’
Một thành viên đơn vị máy bay không người lái (UAV) của Ukraine cho rằng những khẩu súng trường sắp lui vào dĩ vãng, tương lai sẽ tràn ngập UAV của các bên.
Theo Insider, truyền thông Anh ngày 14/9 đã phỏng vấn Valentyn Ilchuk – thành viên một đơn vị UAV của Ukraine ở Zaporizhzhia. Ilchuk đã có những chia sẻ về nhiệm vụ của mình. “Nếu bạn hỏi tôi rằng tình hình 10 năm nữa sẽ ra sao, câu trả lời sẽ là bớt đi những người lính cầm súng. Đôi khi tôi còn đùa về việc mang súng theo người, 6 tháng rồi chúng tôi chưa bóp cò lần nào”, Ilchuk cho biết.
Người lính Ukraine tiết lộ, nhiệm vụ của mình và đồng đội là sử dụng UAV để tập kích các mục tiêu quan trọng của đối phương. Họ tận dụng mọi phương tiện có thể, từ UAV quay phim phổ thông tới UAV nông nghiệp để gây thiệt hại cho đối phương. Tuy nhiên, các phương tiện này không đủ để xuyên phá hệ thống phòng thủ của Nga.
Binh lính Ukraine triển khai UAV tại tiền tuyến. Ảnh: Anadolu Agency
“Chúng tôi biết cuộc phản công đang tiến triển chậm, nhưng các loại UAV sản xuất trong nước chỉ có thể đi xa đến vậy. Chúng tôi cần nhiều phương tiện hiện đại hơn từ phương Tây”, Ilchuk chia sẻ.
Theo Insider, kể từ khi cuộc xung đột nổ ra, cả Nga và Ukraine đã đẩy mạnh việc sử dụng UAV cho các nhiệm vụ trinh sát và tập kích. Dù giá thành rẻ và kích thước nhỏ, nhưng UAV đang gây ra vô số khó khăn cho các hệ thống phòng không và xe tăng đắt tiền.
Gần đây, không quân Ukraine đã thực hiện một cuộc tập kích UAV vào căn cứ không quân của Nga, gây hư hại cho 5 chiến cơ của đối phương. Trong khi đó, UAV cảm tử Lancet của Nga vẫn là cơn “đau đầu” của Kiev, khi chúng liên tục được sử dụng để tập kích các khí tài đắt tiền do phương Tây viện trợ.
Những sai sót nào của Nga giúp không quân Ukraine tiếp tục tung cánh?
Vị tướng hàng đầu của Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu mới đây nêu những thiếu sót của Nga giúp máy bay quân sự Ukraine vẫn duy trì hoạt động dù bị quân đội Nga tấn công.
Báo Business Insider hôm nay 16.9 đưa tin trong 18 tháng bị quân đội Nga tấn công, Không quân Ukraine vẫn duy trì hoạt động của các máy bay bằng cách di chuyển chúng liên tục. Thành công này một phần là do những thiếu sót của lực lượng Nga trong việc tìm kiếm và tấn công các mục tiêu, theo tướng James Hecker, Chỉ huy Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu.
"Nếu bạn nhìn vào những gì Ukraine đang làm hiện nay, họ rất hiếm khi (cho máy bay) cất cánh và hạ cánh tại cùng một sân bay. Họ cất cánh rồi hạ cánh ở một sân bay khác. Do đó, họ có rất ít máy bay chết trên mặt đất", tướng Hecker nói với các phóng viên tại hội nghị của Hiệp hội Lực lượng Không quân và Không gian, được tổ chức gần Washington D.C, trong tuần này.
Tướng James Hecker, Chỉ huy Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu. Ảnh Không quân Mỹ
Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022, với một lực lượng không quân lớn hơn và tiên tiến hơn. Một đánh giá của Anh được xuất bản hồi tháng 7 cho rằng dù mất 86 máy bay có cánh cố định, Nga vẫn còn 96% phi đội của mình, trong khi Ukraine mất 68 máy bay và còn 78%.
Những thiếu sót đáng chú ý của Nga?
Ukraine đã được hưởng lợi từ việc nhận vũ khí do phương Tây sản xuất, bao gồm bom dẫn đường và tên lửa hành trình. Những vũ khí này đã được sửa đổi cho phù hợp với các máy bay phản lực thời Liên Xô của Ukraine và cho phép chúng tấn công các mục tiêu mặt đất của Nga ở khoảng cách xa hơn. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành không kích, máy bay Ukraine phải di chuyển liên tục từ căn cứ này sang căn cứ khác trước khi lực lượng Nga có thể đuổi kịp, theo ông Hecker.
"Họ luôn thay đổi các vị trí của máy bay và đang thực hiện việc này trong chu kỳ nhắm mục tiêu của Nga. Và việc đó đã rất thành công", ông Hecker đánh giá, đề cập đến quá trình xác định, theo dõi và tấn công các mục tiêu của Nga.
Theo Business Insider, nhắm mục tiêu kịp thời và chính xác, đặc biệt là chống lại các mục tiêu có thể di chuyển, là một trong những thiếu sót đáng chú ý nhất của lực lượng không quân Nga trong cuộc xung đột với Ukraine và phản ánh sự bất lực chung của lực lượng này trong việc tiến hành những chiến dịch phức tạp.
Dù đã tổng hợp danh sách mục tiêu chi tiết và chính xác, tập trung vào hệ thống phòng không của Ukraine trong những tháng trước khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2.2022, Nga đã không thể tiêu diệt được nhiều vũ khí phòng không di động của Ukraine. Nguyên nhân là trong tình huống khẩn cấp và được các đối tác nước ngoài cảnh báo, Kyiv đã có thể bố trí lại các vũ khí phòng không trước khi các cuộc tấn công của Nga bắt đầu, theo Business Insider.
Nhân viên Ukraine điều khiển chiếc MiG-29 tại căn cứ không quân gần Kyiv vào tháng 11.2016. Ảnh Chụp màn hình Business Insider
Sau những cuộc tấn công mở đầu, quy trình phát hiện mục tiêu, theo dõi và giao nhiệm vụ tấn công mục tiêu của Nga có thể mất ít nhất 48 giờ, không thể bắt kịp các lực lượng phòng không Ukraine đã được phân tán và di dời sau khi khai hỏa, theo Business Insider.
Trong một báo cáo được xuất bản vào tháng 4, chuyên gia về không chiến Justin Bronk tại Viện Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh nhận định tuy "tiếp tục gây thiệt hại" cho các mục tiêu cơ sở hạ tầng và hậu cần của Ukraine, lực lượng không quân Nga không thể phá hủy hệ thống phòng không di động của Ukraine hoặc thực hiện hỗ trợ trên không một cách hiệu quả.
"Cả hai thiếu sót này làm giảm khả năng tìm kiếm, điều chỉnh, xác định và tấn công chính xác các mục tiêu di động một cách linh hoạt trong môi trường trên không có tranh chấp" và ngăn cản lực lượng không quân Nga "phát huy tác dụng quyết định chống lại Ukraine vào năm 2022", theo ông Bronk.
Nhờ đâu không quân Ukraine giảm tổn thất trước Nga?
Ngoài ra, chuyên gia Dara Massicot tại Tổ chức Carnegie vì Hòa bình quốc tế (Mỹ) cho rằng việc lực lượng không quân Nga không nhắm được mục tiêu là vì "những lý do liên quan cấu trúc", bao gồm "những hạn chế nghiêm trọng" trong các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát của họ, cả bằng máy bay lẫn khí tài trong không gian".
Cũng theo ông Massicot, một chuyên gia về quân đội Nga hồi tháng 4 đánh giá các chỉ huy Nga đã "đưa ra những quyết định đáng ngờ về việc nhắm mục tiêu vào các căn cứ không quân của Ukraine ngay từ đầu cuộc chiến".
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với nhận định trên của tướng Hecker và giới chuyên gia.
Bài học cho Mỹ?
Tướng Hecker nhận định thành công của Không quân Ukraine trong việc di chuyển linh hoạt các máy bay cho thấy Không quân Mỹ cần phải tập trung vào cách tiếp cận chiến dịch phân tán, được gọi là Triển khai Chiến đấu linh hoạt (ACE). Theo khái niệm ACE, Không quân Mỹ đang huấn luyện để phân tán một số lượng nhỏ máy bay đến các căn cứ trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mục đích của chiến lược mới là khiến Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc tiêu diệt các máy bay Mỹ nếu xung đột xảy ra.
Trong khi Nga gặp khó khăn trong việc tấn công các mục tiêu ở Ukraine, tướng Hecker và các quan chức khác cho rằng việc phổ biến vũ khí chính xác, như tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái (UAV) "tự sát" cũng đồng nghĩa Mỹ và các đồng minh không thể tập trung tại một số căn cứ lượng lớn đạn dược, nhiên liệu và nhân sự vì dễ bị tấn công hơn. UAV tự sát, còn có tên gọi là UAV một chiều, thường là các hệ thống UAV được lập trình sẵn để bay mà không cần sự điều khiển của người vận hành.
"Chúng tôi đã thực hiện tốt khái niệm ACE này trước khi xung đột Ukraine bắt đầu, nhưng cuộc chiến đã chứng minh những gì chúng tôi đang cố gắng làm là đúng và tất nhiên, chúng tôi phải di chuyển những chiếc máy bay này trong chu kỳ nhắm mục tiêu của kẻ thù", tướng Hecker nhấn mạnh.
Quân nhân không quân Mỹ điều khiển một chiến đấu cơ F-16 trong một cuộc tập trận ở Lithuania vào tháng 8. Ảnh Không quân Mỹ
Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu đã tiến hành một cuộc tập trận ACE lớn vào tháng 8 ở châu Âu, Trong cuộc tập trận đó, các máy bay của đồng minh hoạt động từ các căn cứ xa lạ ở Latvia và Phần Lan.
Tướng Hecker cho hay mệnh lệnh của ông là "chọn những địa điểm khác nhau" để thực hiện ACE và đặt thiết bị tại những địa điểm đó để hỗ trợ các hoạt động như thế, "và chúng tôi đang thực hiện các thỏa thuận dịch vụ chéo, theo đó các quốc gia khác có thể cung cấp cho bạn nhiên liệu và những thứ như thế tại những căn cứ khác nhau".
"Chúng tôi cần đảm bảo máy bay và tài sản của mình không bị thiệt hại trên mặt đất và thông qua việc triển khai chiến đấu linh hoạt, chúng tôi có thể đảm bảo điều này sẽ diễn ra", Business Insider dẫn lời tướng Hecker.
Máy bay ném bom Nga đồng loạt xuất kích, Ukraine báo động toàn lãnh thổ Ukraine báo động không kích ở nhiều khu vực khi các máy bay ném bom của Nga đồng loạt cất cánh vào rạng sáng 17/9. Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy sau trận tập kích của Nga vào Odessa, phía nam Ukraine hồi tháng 7 (Ảnh: Reuters). Không quân Ukraine thông báo, vào đêm 16/9, rạng sáng 17/9, lực lượng Nga tiếp...