Linh ‘robot’

Theo dõi VGT trên

Ở trường, Phan Ngọc Linh (lớp 9A5 – trường THCS 719, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) được thầy cô, bạn bè gọi là Linh robot.

Tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Đắk Lắk năm 2014, Linh có hai robot đoạt giải nhì và ba là robot bắt, gắp, nâng và robot quét rác.

Năm lớp 2, được bố mua cho bộ đồ chơi tự động, cậu bé Linh đã tháo bung ra… nghiên cứu. Niềm đam mê chế tạo robot của Linh bắt đầu từ đó.

Linh robot - Hình 1

Phan Ngọc Linh cặm cụi lắp ráp tay điều khiển của robot thứ chín của mình.

Robot 9 chức năng

Vào xưởng trên gác lửng của Linh cơ man là đồ điện, phế liệu dùng để chế tạo robot. Giữa ngổn ngang đồ đạc, Linh ngồi tập trung cao độ để chế tạo robot thứ chín của mình. Robot này nhà sáng chế nhỏ tuổi tạm đặt tên là robot chín chức năng như khoan, nâng, cắt, quét rác, dọn dẹp môi trường và thám hiểm.

“Nói là chín chức năng nhưng không phải robot này làm cùng lúc chín việc. Nó có thể tháo, ráp từng phần hoặc kết hợp 1-2 chức năng cùng lúc tùy vào việc sử dụng. Chẳng hạn như khi cần thăm dò những nơi nguy hiểm, mình ráp phần thám hiểm vào. Để giúp các cô lao công, nó thành robot quét rác…”.

Về hai robot đoạt giải trong cuộc thi sáng tạo vừa qua, Linh cho biết ý tưởng lóe lên từ những ngày lao động cực nhọc, nguy hiểm.

“Mỗi ngày trên đường đi học em thấy nhiều bác thợ xây phải vất vả xách, vác vật liệu trên giàn giáo rất nguy hiểm. Robot bắt, gắp, nâng ra đời từ ý tưởng đó. Cơ chế hoạt động của robot này là gắp vật liệu, chuyển đến phần nâng và đưa lên cao. Điều đó có thể giúp các bác thợ xây bớt vất vả, nguy hiểm” – Linh chia sẻ.

Tương tự, robot quét rác của Linh cũng nung nấu từ gian truân, khó nhọc của các cô chú lao công.

Video đang HOT

Bà Nguyễn Thị Luận (mẹ Linh) nói vợ chồng bà không ủng hộ con làm robot vì cháu dành quá nhiều thời gian cho robot đến mức quên cả ăn, ngủ.

“Hai bàn tay cháu lúc nào cũng rỉ máu, chai sần. Trong xưởng của cháu luôn ngổn ngang đồ điện khiến vợ chồng tôi hết sức lo lắng. Nhưng trước hôm thi chung kết, lần đầu tiên tôi thức trắng với con để phụ làm robot. Nhìn những mạch điện, môtơ tôi chẳng hiểu gì cả. Nhưng thấy con căng thẳng quá, tôi ngồi bên cạnh lấy vợt đuổi muỗi cho con. Đến sáng thì thấy robot chạy ro ro. Lần đầu tiên tôi thấy thật sự hạnh phúc vì… robot” – bà Luận trải lòng.

Món quà tặng cô giáo

Không chỉ chế tạo robot, Linh còn là tác giả của nhiều bộ đồ chơi, dụng cụ tái chế từ đồ điện bị hỏng. Mới đây, tận dụng một môtơ của bộ đồ chơi, cái thước gãy, cục pin điện thoại hỏng, Linh thiết kế thành cây quạt để bàn đem tặng cô giáo.

Cô Hương, giáo viên chủ nhiệm của Linh, cảm động nói: “Khi được tặng cái quạt để bàn tôi hết sức bất ngờ. Từ những vật bỏ đi em làm được những vật dụng hữu ích, dễ thương. Món quà em tặng rất nhỏ gọn, có thể mang đi và có thể sạc pin được. Món quà cũng là tình cảm mà học trò dành cho tôi nữa”.

Cô Hương chia sẻ thêm thấy Linh làm được robot, chiếc quạt dễ thương này, nhiều thầy cô giáo, bạn bè đã đặt hàng thêm. “Linh nổi tiếng ở trường với niềm đam mê robot. Em học cũng rất khá, nhiều năm liền là học sinh tiên tiến” – cô Hương nhận xét về cậu học trò. Bạn bè không xem đam mê robot của Linh là ảo tưởng, không thực tế nữa mà rất khâm phục bạn, có gì hỏng lại đem đến nhờ Linh sửa giùm.

Về phần mình, Linh tâm sự bạn mong muốn trở thành nhà chế tạo robot, máy móc hiện đại để phục vụ cuộc sống. Nhưng hiện tại mỗi ngày Linh vẫn dành nhiều thời gian cho học tập. Sáng đến trường, trưa về tranh thủ làm bài tập và chỉ dành chút ít thời gian cho robot.

“Em ước được giống như mấy anh chị trong chương trình Robocon. Sau này nhất định em sẽ thi, học một ngành liên quan đến lĩnh vực này. Em muốn mình được làm trong trung tâm nghiên cứu hiện đại. Khi đó, việc chế tạo robot của em không phải thiếu kinh phí, vật liệu nữa. Tất cả robot của em chế tạo sau này đều sắc sảo, nhỏ gọn vì không phải tận dụng từ đồ cũ, phế liệu nữa”, Linh hồn nhiên nói về chặng đường phía trước của mình.

Theo Lĩnh Hồng/Báo Tuổi trẻ

Thầy giáo sinh năm 1997 của các cao thủ HSG quốc gia

Sau khi đạt Huy chương đồng cuộc thi Olympic Tin học Quốc tế, Nguyễn Tiến Trung Kiên được thầy giáo cho đứng lớp đội tuyển HSG quốc gia, trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

Dạy đội tuyển HSG quốc gia của trường chuyên

Nguyễn Tiến Trung Kiên (sinh năm 1997, Hoài Đức) là học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong 12 năm liền, Kiên đạt danh hiệu HSG toàn diện, giải nhất (2011) và giải khuyến khích (2013) của kỳ thi Tin học trẻ quốc gia.

Đặc biệt, năm 2014, Kiên đạt giải nhì Olympic Tin học quốc gia, huy chương vàng kỳ thi HSG các tỉnh Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ và huy chương đồng Olympic Tin học quốc tế (IOI) được tổ chức tại Đài Loan.

Thầy giáo sinh năm 1997 của các cao thủ HSG quốc gia - Hình 1

Trung Kiên có ước mơ trở thành kỹ sư Tin học.

Sau thành tích tại kỳ thi cấp quốc tế, Trung Kiên được thầy giáo phụ trách HSG quốc gia của trường tin tưởng giao nhiệm vụ giảng dạy 1 buổi/tuần cho đội tuyển. Lớp học đặc biệt này bao gồm 12 "cao thủ" được chọn từ ba khối 10,11,12.

Thông thường, giáo viên đứng lớp đội tuyển HSG quốc gia cần có trình độ uyên bác, kinh nghiệm lâu năm. Tuy nhiên, đối với thầy giáo Phương, việc cho học sinh lớp 12 dạy học đã được thực hiện từ 4 năm trước. Đây là cách giáo viên giúp học sinh có được trải nghiệm thú vị, làm nên sự khác biệt của đội tuyển Tin học.

Trong mỗi buổi, Kiên dạy từ 8h sáng đến 11h trưa, nhận được thù lao là 300.000 đồng. Đối với Kiên, số tiền ít hay nhiều không quan trọng, điều đáng nói là em có được niềm vui khi được thử sức trong một vai trò hoàn toàn mới, rèn luyện tinh thần trách nhiệm.

Kiên tâm sự, khó khăn nhất của thầy giáo 9X là "không biết phải dạy gì giữa biển kiến thức mênh mông".

Kiên trăn trở: "Em luôn cố gắng có bài tập hay, xây dựng nội dung xuyên suốt trong cả quá trình để tạo dấu ấn. Nếu chỉ học những bài rời rạc, bản thân em sẽ có cảm giác học sinh không hấp thụ được lượng kiến thức là bao".

Tuy trẻ tuổi nhưng với sự tự tin, phong thái đĩnh đạc, Kiên luôn tạo ấn tượng trong lớp. Chàng trai này coi giảng dạy là việc có ích của một người bạn, người anh làm cho đội tuyển. Vì vậy, Kiên luôn thực hiện hết mình, đầy đam mê, không đặt nặng áp lực hay đòi hỏi lợi ích cá nhân.

Thầy giáo sinh năm 1997 của các cao thủ HSG quốc gia - Hình 2

Thầy giáo hiếm hoi 17 tuổi.

Tự học pascal từ năm lớp 4

Ít ai biết được rằng, thầy giáo sinh năm 1997 có ước mơ trở thành kỹ sư Tin học từ ngày là học sinh cấp 1.

Trung Kiên sinh ra trong gia đình mẹ bán hàng tại chợ, bố làm việc ở xã. Năm 2000, gia đình cậu mua được một chiếc máy tính để bàn. Cậu bé 3 tuổi thích thú ngay với đồ vật kỳ diệu này. Lên lớp 4, Kiên được bố mua tặng cuốn sách lập trình Pascal rồi mày mò tự làm những phép tính đơn giản.

Thầy giáo sinh năm 1997 của các cao thủ HSG quốc gia - Hình 3

Trung Kiên tại Đài Loan khi tham dự kỳ thi quốc tế.

Chưa từng theo lớp Tin học nào nhưng học lớp 7 Kiên đã sáng tạo ra loạt trò chơi như xếp hình, hứng trứng, vượt chướng ngại vật... được nhiều người sử dụng. Kiên nhớ lại: "Ngày đó em làm game cho vui, cảm giác khi hoàn thành xong một sản phẩm thật hạnh phúc. Thời gian đầu, mỗi trò chơi em hoàn thiện mất một tuần thì sau đó chỉ cần vài giờ".

Thi đỗ khoa Tin học trường ĐH Quốc gia Hà Nội với 24 điểm, Kiên có điều kiện học chuyên sâu. Chàng trai 9X tâm sự: "Em từng gặp nhiều thất bại khi lập phần mềm bởi từ ý tưởng dẫn đến sản phẩm là quá trình dài".

Tuy nhiên, nhờ sự kiên trì, mày mò nên Kiên dần có những sản phẩm đầu tiên được ghi nhận. Năm học lớp 10, Kiên tạo ra phần mềm hỗ trợ chấm điểm cho giáo viên khi loại bỏ được những cặp bài chép code. Trong suốt gần 2 năm qua, phần mềm này đã được thầy giáo của Kiên sử dụng để hạn chế việc gian lận thi cử.

Ngoài ra, Trung Kiên còn có một blog chia sẻ những kiến thức về lập trình, thuật toán theo các chủ đề như đồ thị, số học và hình học, kiểu dữ liệu... Blog KC97BLE - được ví như trang từ điển Wikipedia cung cấp kiến thức Tin học được các học sinh khối chuyên, nhiều người quan tâm sử dụng. Trên Facebook, Kiên lập nên một fanpage chuyên giải đáp những thắc mắc về Tin học cho các bạn trẻ. Như vậy, ngoài việc lên lớp cho đội tuyển HSG quốc gia, Kiên đang thực hiện nhiệm vụ truyền đạt kiến thức online.

Mỗi ngày Kiên dành thời gian ngồi bên máy tính hơn 10 tiếng đồng hồ. Chàng trai này quan niệm, Tin học không phải chỉ gắn bó với máy móc rồi mơ mộng hay tưởng tượng. Đây là môn học đòi hỏi sự hiểu biết, phải sống một cuộc sống thực mới có thể tạo được phần mềm có ứng dụng. Chính vì vậy, những sản phẩm Kiên làm đều rất cần thiết và gần gũi.

Thời gian này, Kiên tập trung học tiếng Anh để nỗ lực đạt học bổng. Ngôi trường chàng trai này mơ ước là ĐH MIT (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ).

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn clip quá khứ của Hoa hậu Thanh Thủy bất ngờ hot rầm rộ
07:04:45 14/11/2024
Hé lộ cuộc điện thoại đáng chú ý của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi đột ngột qua đời
07:07:46 14/11/2024
Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người
06:48:15 14/11/2024
Hot nhất MXH: Dương Tử bị tố đánh đổi thân xác, quan hệ với nhà đầu tư để lấy vai
08:09:50 14/11/2024
Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện trong tủ của ông có một tờ giấy khám thai 2 tháng
07:52:23 14/11/2024
Ly hôn 4 năm, chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con vô tư hỏi mẹ một câu mà anh lặng người
07:40:38 14/11/2024
Tình cờ thấy mẹ chồng giặt đồ lúc sáng sớm, tôi tức giận muốn bật khóc, cất luôn số tiền định biếu bà
07:44:53 14/11/2024
Sao Việt 14/11: Thanh Lam nhớ bạn trai, Kim Lý đón sinh nhật cùng vợ con
07:48:51 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nỗi lo lũ quét của thầy trò trường vùng cao Nghệ An

Tin nổi bật

11:35:17 14/11/2024
Được biết, vấn đề này trước đây cũng được UBND xã Lượng Minh khảo sát nhưng do địa phương còn nghèo, không đủ nguồn lực nên xã đang đề xuất sự hỗ trợ của cấp trên cũng như các nhà hảo tâm trong việc chuyển trường.

Tôi tự trách bản thân không sớm mua 5 món đồ này: Ít tiền nhưng lại giúp cuộc sống "khỏe re"

Sáng tạo

11:32:58 14/11/2024
Vào ngày hè nóng bức hoặc ngày có mưa lớn, chúng đều gây ảnh hưởng đến đường cống thoát nước khu vực nhà vệ sinh của gia đình tôi, gây ra mùi hôi khó chịu.

Đình chỉ giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Pháp luật

11:29:25 14/11/2024
Tối 13/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, thầy Lê Văn Tám - Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam - xác nhận, có sự việc giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân xảy ra tại nhà trường.

Phụ huynh Hà Nội chán nản "cầu cứu" khi con trai mới 15 tuổi đã đua đòi, cả ngày chỉ lo làm việc này thay vì học hành

Netizen

11:11:27 14/11/2024
Trong hành trình nuôi dạy con cái, mỗi bậc phụ huynh đều mang trong mình khát khao rằng con mình sẽ phát triển một cách toàn diện, vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ và tâm hồn.

Độc đạo - Tập 33: Quân "già" bị vợ cả chơi vố đau

Phim việt

11:10:44 14/11/2024
Bà Ánh hận Quân già có vợ bé con riêng, lại còn giết chết Dũng kính nên đã tẩu tán tài sản của hắn đứng tên mình rồi bay sang Canada.

Libya dự kiến công bố vòng đấu thầu thăm dò dầu khí đầu tiên kể từ năm 2011

Thế giới

11:06:28 14/11/2024
Libya hiện vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn về chính trị và an ninh, do sự tranh giành quyền lực, lợi ích cũng như nguồn thu từ dầu mỏ giữa các phe phái đối địch tại quốc gia Bắc Phi này.

Một hang động ở Việt Nam rộng đến mức chứa được 15 Kim tự tháp: Được báo Mỹ khen ngợi hết lời, kỷ lục thế giới nhiều vô kể

Du lịch

11:04:52 14/11/2024
Hang Sơn Đoòng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tỉnh Quảng Bình. Hang động này thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng, nằm tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chìa khóa mặc đẹp mùa này gọi tên váy trễ vai đầy cuốn hút

Thời trang

11:03:49 14/11/2024
Khoe trọn bờ vai gợi cảm và vẻ đẹp duyên dáng, váy trễ vai trở thành món đồ không thể thiếu trong tủ đồ thu đông.

Văn Quyết được FIFA vinh danh sau cột mốc lịch sử

Sao thể thao

11:02:01 14/11/2024
Trên kênh Tiktok chính thức, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã đăng tải video phỏng vấn Văn Quyết với dòng trạng thái Tự hào Nguyễn Văn Quyết với hình ảnh quả bóng và lá cờ Việt Nam.

Nghi vấn hẹn hò 1 thập kỷ của tài tử quá cố và "nàng cháo" Kim So Eun: Chưa thành đôi đã âm dương cách biệt!

Sao châu á

11:00:36 14/11/2024
Công chúng không khỏi tiếc nuối cho cặp đôi màn ảnh Song Jae Rim - Kim So Eun chưa thành đôi giờ đã phải xa nhau vĩnh viễn.

Phát hiện thú vị sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International: Cứ 3 năm là Việt Nam xảy ra sự kiện này

Sao việt

10:49:11 14/11/2024
Fan sắc đẹp cũng có một phát hiện thú vị, đó là những cột mốc nhan sắc Việt đăng quang trên đấu trường quốc tế thuộc Big 6 đều cách nhau 3 năm.