Lính Nga ở miền Đông Ukraine: Putin hay phương Tây bị hớ?
Sau khi truyền thông phương Tây cho rằng Tổng thống Putin thừa nhận lính Nga hiện diện ở miền Đông Ukraine, Nga nói phương Tây diễn giải sai câu nói của Putin.
Ngày 18/12, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố, tham gia các hoạt động quân sự tại vùng Donbass (Ukraine) chỉ có thể có các tình nguyện viên là công dân Nga, mọi thông tin cho rằng có sự hiện diện của binh sỹ Nga tại khu vực này là không đúng sự thật.
Trả lời câu hỏi liệu có thể nói rằng tại Donbass có các chuyên gia quân sự Nga hay không, cũng như nhận định của giới truyền thông phương Tây về sự tham gia của các nhân viên cục tình báo quân đội Nga trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, ông Peskov khẳng định: “Điều đó hoàn toàn sai sự thật”.
Tổng thống Vladimir Putin
Cũng trong cuộc họp báo thường niên, ông Putin tố hành động bắn hạ máy bay của giới cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ là “hành động thù địch”, và rồi sau đó lại “nấp sau lưng NATO”.
Ông này khẳng định: “Liệu có phải họ nghĩ rằng gây ra chuyện này thì chúng tôi sẽ phải rút khỏi khu vực đó hay không? Tất nhiên là không. Nga không phải là một nước như vậy”.
Ông Peskov nhấn mạnh các phương tiện truyền thông của phương Tây đã giải thích sai lệch phát biểu của Tổng thống Putin. Ông nhấn mạnh Tổng thống Putin chỉ nói tới các tình nguyện viên dân sự người Nga ở miền Đông Ukraine.
Video đang HOT
Theo ông Peskov, từ trước đến nay, Tổng thống Putin vẫn tuyên bố có những công dân Nga và công dân các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tình nguyện có mặt ở miền Đông Ukraine để giúp đỡ người dân ở đây.
Tại cuộc họp báo ngày 17/12, Tổng thống Putin tuyên bố “Chúng tôi chưa bao giờ nói rằng ở Donbass không có những người giải quyết một số vấn đề nhất định, trong đó có lĩnh vực quân sự, nhưng điều đó không có nghĩa là ở đó có binh sỹ chính quy của Nga”.
Sau phát biểu này của ông Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng Tổng thống Putin đã thừa nhận sự hiện diện của binh sỹ Nga tại Ukraine.
Có lẽ chính vì sự mập mờ trong cách nói của người đứng đầu nước Nga về việc người Nga “giải quyết các vấn đề quân sự” Ukraine đã gây nên sự hiểu lầm nói trên.
Tổng thống Putin đã nhiều lần gây xôn xao với phát ngôn gây sốc của mình. Mới đây nhất, ngày 17/12, trong cuộc họp báo thường niên, khi trả lời câu hỏi của nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ về “bên thứ ba” tồn tại căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, ông Putin mỉa mai: “Anh hỏi, có thể ở đấy có một bên thứ ba nào đó? Tôi hiểu ý anh. Chúng tôi không biết về điều đó. Nhưng nếu một người nào đó trong giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ quyết định liếm vào một bộ phận của Mỹ, tôi không biết, họ làm như vậy là đúng hay không”.
“Tôi không biết, người Mỹ có cần điều đó hay không”.
Hồi giữa tháng 11/2015, Remi Maalouf, phóng viên kênh RT đăng trên trang Twitter một tuyên bố mà cô cho là lời thách thức của ông Putin với Nhà nước Hồi giáo (IS): “Tha thứ cho chúng là việc của Chúa, còn gửi chúng đến ngài là việc của tôi”.
Câu nói được cho là của ông Putin lập tức gây “bão” và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, Maalouf sau đó lên tiếng xin lỗi và thừa nhận rằng tuyên bố trên là không có thật.
Dù vậy, một tuyên bố khác, thực sự của Putin về khủng bố đã “trở lại ánh hào quang” sau vụ khủng bố Pháp hôm 13/11.
Năm 1999, khi ông Putin vào thời điểm đó là thủ tướng, Nga phải đối mặt với nguy cơ khủng bố trên quy mô lớn khi chiến đấu với các chiến binh jihad ở vùng Caucasus, trong Chiến dịch Chechnya lần thứ hai. Ông đã bình luận về hoạt động chống khủng bố của Nga tại thành phố Grozny, thủ phủ Cộng hòa Chechnya.
“Chúng tôi sẽ đuổi theo những tên khủng bố ở khắp mọi nơi. Nếu chúng ở sân bay, chúng tôi sẽ đuổi đến sân bay. Nếu chúng tôi bắt được chúng trong nhà vệ sinh, thì chúng tôi sẽ xả chúng đi trong bồn cầu”, ông nói.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga, Mỹ khẩu chiến kịch liệt tại LHQ
Mỹ và Nga khẩu chiến dữ dội về cuộc xung đột ở Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 11-12.
Hai bên gay gắt đổ lỗi cho nhau về cuộc xung đột tại Ukraine trong phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ). Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin nói rằng "Mỹ đang đóng vai trò phá hoại" tại Ukraine. Đồng thời, ông Churkin khẳng định Kiev vẫn đang tiếp tục cản trở kinh tế của miền Đông Ukraine và từ chối tham gia các cuộc đối thoại trực tiếp với lực lượng ly khai ở miền Đông.
Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, phía Mỹ cáo buộc Nga cản trở những nỗ lực thảo luận công khai về cuộc xung đột đã kéo dài 2 năm qua tại miền Đông Ukraine. Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power, đang giữ chức Chủ tịch luân phiên HĐBA trong tháng này dẫn báo cáo mới nhất của LHQ về Ukraine khẳng định rằng vũ khí và các chiến binh vẫn được đưa từ Nga vào miền Đông Ukraine trong khi số người thiệt mạng trong 20 tháng xung đột đã lên tới 9.100 người.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power. Ảnh: Reuters
Phiên họp đã bị trì hoãn hơn 1 giờ sau khi Nga nhất quyết phản đối Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về nhân quyền Ivan Simonovic báo cáo trước 15 thành viên của HĐBA.
Tuy nhiên, cuối cùng ông Simonovic cũng được phát biểu bất chấp sự phản đối của Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin. Ông này cho biết vẫn tiếp tục có các cáo buộc mới về việc xâm phạm nhân quyền ở miền Đông Ukraine bao gồm "giết người, tra tấn tàn tệ, bắt giữ trái phép và cưỡng bức lao động".
Linh San (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Nhóm Tiếp xúc về Ukraine nhất trí ngừng bắn trước 1/9 Các thành viên của Nhóm Tiếp xúc ba bên về giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine (gồm Nga, Ukraine và OSCE) đã nhất trí triển khai một lệnh ngừng bắn mới trước ngày 1/9 tới. Binh sĩ Ukraine gác tại chốt quân sự gần làng Troitske, vùng Lugansk. Ảnh: TTXVN Thông tin trên được đặc phái viên của Tổ chức An...