Lính Mỹ thường dùng 4 cách này để tỉnh táo trên chiến trường
Trên chiến trường, việc luôn giữ tỉnh táo, nhất là vào ban điểm là một việc tối quan trọng với bất kỳ người lính nào. Sau đây là 4 cách binh sĩ Mỹ thường sử dụng khi cần phải tập trung tối đa tâm trí khi chiến đấu.
Đồ uống năng lượng
Đồ uống năng lượng là một trong những phương thức giữ tỉnh táo không chỉ với người thường mà với cả các binh sĩ. Tuy nhiên, thay vì uống theo khuyến cáo của nhà sản xuất, những người lính thường “nốc” nhiều lon đồ uống năng lượng để có thể tỉnh táo nhất.
Cà phê
Trong quân đội, nguồn dữ trự cà phê gần như là vô tận. Tuy nhiên, khi đang đi tuần tra hoặc bảo vệ cứ điểm, việc vác theo một chiếc máy pha cà phê cồng kềnh, nặng nề sẽ là hành động “tự sát”. Thay vào đó, những người lính sẽ có cà phê bột được đựng trong cái túi thức uống dã chiến. Mặc dù có vị không được ngon cho lắm, thứ cà phê này vẫn sẽ giúp các binh sĩ chống lại cơn buồn ngủ.
Video đang HOT
Nghe có vẻ lạ nhưng tương ớt lại là một cách hiệu quả không ngờ để giúp tỉnh táo. Theo đó, các binh sĩ thường bôi một ít tương ớt lên phần da dưới mắt. Cảm giác rát và nóng sẽ khiến đôi mắt không thể nào nhắm được nữa!.
Người huấn luyện Lực lượng Đặc nhiệm Hoàng gia Thái Lan biểu diễn cách gỡ một con rắn không độc ra khỏi vết cắn trong cuộc tập Trận Hổ mang Vàng 2013
Một trong những biện pháp hiêu quả nhưng cũng “tàn ác” với bản thân nhất là tự làm mình đau. Khi bị đau, cơ thể con người sẽ phản ứng bằng cách tiết ra adrenaline hòa vào trong máu, khiến cho tâm trí trở nên rõ ràng, không bị buồn ngủ nữa. Các binh sĩ trên chiến trường thường chọn cách tự véo má hoặc tự tát nhẹ một cái.
Dù có vẻ cực đoan, thế nhưng biện pháp này sẽ cứu sống không chỉ bản thân mà còn cả đồng đội trong hoàn cảnh “tên rơi đạn lạc”.
Theo Danviet
Chú chó hoang trở thành anh hùng trong Thế chiến II
Chú chó Smoky được tôn vinh vì những hành động dũng cảm trên chiến trường, cứu sống nhiều binh sĩ quân đội Mỹ.
Smoky ngồi trong mũ sắt của lính Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Smoky là một trong những chú chó nổi tiếng nhất Thế chiến II, khi nhiều lần được quân đội Mỹ tuyên dương, trở thành đề tài của nhiều cuốn sách, cũng như được tạc tượng đài vinh danh ở nhiều nơi trên thế giới, theo War History.
Smoky được một lính Mỹ tìm thấy trong công sự bỏ hoang ở bìa rừng tại New Guinea vào năm 1944. Người lính này quyết định mang chú chó về đơn vị và giao lại cho William "Bill" Wynne, binh sĩ không quân chuyên thực hiện nhiệm vụ khảo sát lập bản đồ trước các cuộc ném bom của máy bay Mỹ.
Wyne quyết định đặt tên cho chú chó cái nặng 2 kg thuộc giống chó sục Yorkshire này là Smoky và coi nó như một người bạn thân của mình. Ông dành thời gian rảnh để huấn luyện Smoky trèo thang, trượt dốc, đi trên dây khi bịt mắt và xếp tên của mình bằng bảng chữ cái, thậm chí còn chế tạo một chiếc dù nhỏ để giúp nó nhảy xuống từ trên cây.
Khi Wynne mắc bệnh sốt xuất huyết, ông được đưa vào bệnh viện quân y cùng với Smoky. Chỉ sau một thời gian, con chó bắt đầu đồng hành cùng các bác sĩ và y tá, trở thành "chó trị liệu" đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử. Wynne đăng ký cho Smoky tham gia một cuộc thi cho động vật đồng hành tốt nhất trong vùng chiến. Con chó thắng giải cho khu vực Tây Nam Thái Bình Dương và trở nên nổi tiếng.
Đó là thời điểm gần cuối Thế chiến II, khi Đức quốc xã gần thua trận, Mỹ đang dồn sức tấn công phát xít Nhật trên chiến trường Thái Bình Dương. Tháng 1/1945, Mỹ chuẩn bị cho việc đổ bộ chiếm đảo Luzon, Philippines. Để hoàn thành nhiệm vụ này, lực lượng mặt đất cần sự yểm trợ của máy bay ném bom.
Lính Mỹ tìm cách xây dựng một đường băng, nhưng không chạy được đường dây điện thoại bên dưới. Đường dây này đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ thị mục tiêu phòng thủ của Nhật để máy bay dội bom trước khi lính Mỹ đổ bộ lên đảo.
Wynne được đề nghị cho Smoky kéo dây điện thoại qua một đường ống rộng 20 cm và dài 21 m. Tuy biết Smoky có khả năng, Wynne vẫn ra điều kiện phải đào con chó lên ngay nếu nó bị mắc kẹt.
Với dây điện thoại buộc ở ngực, Smoky chạy qua đường ống với sự hướng dẫn và động viên của Wynne. Ông cho biết không con chó nào chịu đi qua đường hầm tối xa lạ như vậy, điều đó cho thấy sự đặc biệt của Smoky.
Phải nhiều năm sau, lính Mỹ ở căn cứ mới nhận ra tầm quan trọng của hành động dũng cảm mà Smoky đã thực hiện. Trong trận chiến, quân Nhật đã phá hủy gần như mọi thứ xung quanh đảo. Nếu không có đường dây điện thoại để gọi chi viện đường không, căn cứ Mỹ rất có thể đã bị hỏa lực của Nhật hủy diệt.
Bill Wynne (trái) cùng Smoky vào năm 1944. Ảnh: Irishamerica.
Wynne mang theo Smoky trong hành trình trên đoàn tàu chiến hướng tới Luzon. Trên đường đi, đoàn tàu bị các tiêm kích Nhật thực hiện đòn tấn công tự sát. Ngay khi cuộc tấn công vừa diễn ra, Smoky đã kéo Wynne tới một chiếc xe jeep trên tàu, nằm xuống và chờ đợi, bất chấp tiếng bom vang rền xung quanh
Sau cuộc tấn công, Wynne phát hiện ra phi công Nhật đã đâm sượt qua vị trí của ông và trúng vào lớp giáp tàu. 150 người phía sau Wynne đều thiệt mạng.
Sau đó, Wynne mang theo Smoky tham gia các nhiệm vụ bay chiến đấu, để các đồng đội không tranh giành quyền nuôi con chó nếu ông không trở về. Sau chiến tranh, Smoky tiếp tục tới thăm các thương binh trong bệnh viện quân y suốt 12 năm.
Wynne giải ngũ trở về quê nhà, kết hôn và có 9 người con. Ông trở thành người huấn luyện chó ở Hollywood, làm việc cho cơ quan tiền thân của NASA và sau đó trở thành nhiếp ảnh gia.
Smoky qua đời năm 1957. Gần 40 năm sau cái chết của chú chó, Wynne xuất bản một cuốn sách kể về cuộc đời của nó.
Hòa Việt
Theo VNE
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ "sẽ sớm rút khỏi Syria" Vào hôm thứ 5 (29.3), chỉ vài giờ sau khi Lầu Năm Góc khẳng định sự cần thiết của việc duy trì lính Mỹ tại Syria trong thời gian tới, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố nước này "sẽ sớm rút khỏi Syria". Tổng thống Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ ở Ohio. Ảnh: CNN. "Chúng ta sẽ đánh...