Lính Mỹ bị hành hung, nhục mạ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Người biểu tình ném đá, xịt sơn và trùm bao tải màu trắng lên đầu lính Mỹ như một hành động nhục mạ.
Ngày 12/11, một đám đông người biểu tình chống Mỹ đã vừa hô vang các khẩu hiệu vừa bao vây, hành hung và nhục mạ ba lính thủy Mỹ ngay giữa thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Người biểu tình bao vây lính thủy Mỹ trên đường phố Istanbul
Vụ tấn công này diễn ra ngay gần địa điểm nơi tàu chiến USS Ross của hải quân Mỹ đang neo đậu tại eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ, khi hơn 10 thành viên tổ chức Hiệp hội Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (TGB) lăng mạ các lính thủy Mỹ mặc quần áo dân sự, gọi họ là những tên giết người và yêu cầu họ trở về nước.
Những người biểu tình phun sơn đỏ vào người ba lính thủy Mỹ vừa mới lên bờ, ném đá vào họ, sau đó xô đẩy và tìm cách trùm những chiếc bao tải màu trắng lên đầu họ.
Hãng tin AFP cho rằng việc sử dụng những chiếc bao tải trắng này ám chỉ một vụ việc xảy ra từ năm 2003, khi lính Mỹ ở miền bắc Iraq đã bắt giữ một nhóm binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và trùm bao bố lên đầu họ rồi nhốt họ trong suốt 3 ngày.
Video đang HOT
Người biểu tình trùm bao tải trắng lên đầu một lính thủy Mỹ
Vụ việc này đã làm dư luận Thổ Nhĩ Kỳ dậy sóng, đặc biệt là những thanh niên có tư tưởng chống Mỹ thuộc phong trào TGB.
Còn trong vụ tấn công này, các lính thủy Mỹ đã cố tình phớt lờ những người biểu tình đứng vây xung quanh nhưng không thành công, và họ đã bị người biểu tình xô đẩy, nhục mạ, buộc lính thủy Mỹ phải bỏ chạy.
Đoạn video do chính TGB ghi lại và tung lên mạng cho thấy những người biểu tình vừa đuổi theo 3 lính Mỹ đang hối hả chạy vừa hét lớn “Yankee (người Mỹ – PV), hãy cút về nhà!”
Melik Dibek, người phát ngôn TGB tuyên bố: “Binh lính từ đất nước chiếm đóng nghĩ rằng họ có thể tự do đi lại trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là lý do vì sao họ thả neo ở đây, vì tham vọng của họ ở Địa Trung Hải và Biển Đen. Chính Mỹ đã đẩy Trung Đông thành một chảo lửa như hiện nay”.
Trong khi đó, đại úy Greg Hicks, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Mỹ ở châu Âu cho biết 3 lính hải quân mặc thường phục đã không bị thương trong vụ việc trên và trở về tàu an toàn, tuy nhiên giấy phép lên bờ của họ đã bị hủy bỏ.
Lính thủy Mỹ bỏ chạy trước cuộc tấn công của người biểu tình
Đại sứ quán Mỹ tại Ankara đã lên án vụ tấn công và cho rằng phần lớn người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều phản đối hành động như vậy. Tuyên bố của đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh: “Đoạn video quay lại cảnh tấn công 3 lính thủy Mỹ thật kinh khủng. Dù rất tôn trọng quyền biểu tình hòa bình và tự do bày tỏ chính kiến, nhưng chúng tôi lên án những hành động trái với truyền thống hiếu khách của người Thổ Nhĩ Kỳ”.
Hải quân Mỹ cho biết các nhân viên của đại sứ quán đang điều tra vụ tấn công đối với 3 lính thủy Mỹ tại một đất nước vốn được coi là đồng minh của Mỹ. Họ cũng sẽ phối hợp với nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ để xem xét lại các quy trình an ninh cho những tàu chiến Mỹ cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã bắt giữ 12 nghi phạm, trong đó có một phụ nữ, liên quan đến vụ hành hung và nhục mạ lính Mỹ trên.
Theo Khampha
Binh sĩ Mỹ đầu tiên tử vong trong chiến dịch chống IS
Một quân nhân 19 tuổi đã trở thành người lính Mỹ đầu tiên tử vong trong cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq, nhưng không phải vì thương tích trên chiến trường, Lầu Năm Góc thông báo.
Thủy quân lục chiến Mỹ tuần tra trên đường phố Iraq - Ảnh: Reuters
Nguyên nhân cái chết của hạ sĩ Sean P.Neal thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, xảy ra vào hôm 23.10 tại Baghdad, thủ đô Iraq, đang được điều tra, đài RT (Nga) dẫn thông báo của Lầu Năm Góc.
Neal là "trường hợp tử vong đầu tiên sau khi chiến dịch chống IS được triển khai", Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Maureen Schumann cho biết.
Nhập ngũ hồi tháng 7.2013, Neal là thành viên đội đặc nhiệm trên không và trên bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ. Anh này được đưa đến Baghdad hồi tháng 9.
Tuy nhiên, Neal có thể là trường hợp tử vong thứ 2 của quân đội Mỹ vì đầu tháng 10, một lính thủy đánh bộ Mỹ đã bị mất tích trong khi đang làm nhiệm vụ.
Trước đó, hạ sĩ Jordan L.Spears, 21 tuổi, lên một chiếc máy bay lên thẳng MV-22 Osprey để tham gia một chuyến bay hỗ trợ cho chiến dịch không kích IS vào hôm 22.10.
Chiếc máy bay bị mất điện sau khi cất cánh từ tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island ở Vùng Vịnh và có vẻ sắp rớt, Hải quân Mỹ cho biết.
Spears và một người lính khác bị rơi xuống biển trước khi phi công kịp lấy lại thăng bằng và cho máy bay hạ cánh an toàn trở lại tàu USS Makin Island.
Hải quân Mỹ đã ngay lập tức tiến hành tìm kiếm quân nhân rơi xuống biển, nhưng chỉ tìm thấy một người. Cuộc tìm kiếm người còn lại, hạ sĩ Spears, kết thúc ngày 24.10 nhưng không đạt được kết quả gì. Spears hiện "được cho là đã chết", theo thông báo của Hải quân Mỹ.
Theo Thanh Niên
Chiến binh Hồi giáo dọa tấn công Anh, Mỹ Một thánh chiến thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tỏ vẻ tự hào và cười nhạo đoạn video hành quyết nhà báo Mỹ, đồng thời hứa hẹn thực hiện các vụ tấn công nhằm vào Mỹ và Anh. Chân dung thánh chiến "Awlaki". Ảnh: BBC Trong chương trình Newsnight của BBC, chiến binh thánh chiến thuộc IS với biệt danh là...