Linh hồn của chương trình nhà trường

Theo dõi VGT trên

Chương trình nhà trường (CTNT) là yêu cầu then chốt khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng rất nhiều trường đang gặp lúng túng.

Linh hồn của chương trình nhà trường - Hình 1

Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) học tại làng nghề – Ảnh: HUY TRẦN

Thực tế cho thấy CTNT hiệu quả thế nào, quá trình thực hiện thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều vào vai trò của hiệu trưởng. Nhiều chuyên gia và nhà quản lý đã chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm trong việc xây dựng CTNT tại tọa đàm trực tuyến do Mạng lưới các nhà quản lý giáo dục tổ chức ngày 17-10.

Chưa sẵn sàng

Các nhà trường phổ thông xây dựng CTNT (cách gọi hiện nay là kế hoạch giáo dục nhà trường) căn cứ vào chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT, tầm nhìn, sứ mệnh của trường, điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, đối tượng học sinh.

Nội dung này được Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện từ năm 2013, thể hiện bằng hướng dẫn 791. Đây là “chìa khóa” đầu tiên cho một số nhà trường “thay m.áu về quản lý chuyên môn”. Sau này, Bộ

GD-ĐT có nhiều văn bản khác để phát triển theo hướng này và nó được xem là yếu tố then chốt để các nhà trường triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Nhưng theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, sau gần 10 năm nhiều trường phổ thông vẫn không hiểu được gốc gác của CTNT. Trong khi Bộ GD-ĐT chỉ có thể ban hành chủ trương, ban hành hành lang pháp lý, còn việc triển khai cụ thể như thế nào là nằm trong tay các nhà quản lý ở cấp trường.

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, khi bà khảo sát về việc xây dựng “tầm nhìn, sứ mệnh” ở 40 trường tại Nghệ An, có những hiệu trưởng xác định “sứ mệnh” rất nhanh chóng nhưng có những hiệu trưởng cho biết đã “bạc đầu để nghĩ” và đi tham vấn nhiều thế hệ các nhà quản lý để đặt ra một “sứ mệnh” đúng cho mục tiêu phát triển.

Tương tự, cũng theo bà Thơ, năm 2018 khi khảo sát ở 30 trường tại Hà Nội về việc chủ động xây dựng CTNT, nhiều trường không quan tâm, thậm chí không bao giờ tiến hành khảo sát tính phù hợp của điều kiện thực tế địa phương để chủ động xây dựng cho phù hợp.

Cần người đứng đầu dám làm, dám chịu

Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) là số ít trường công lập ở bậc THPT bố trí cho học sinh nghỉ ngày thứ bảy (trong điều kiện học sinh học trực tiếp) và có điều kiện tổ chức các hoạt động ở ngoài lớp học. Trao đổi tại buổi tọa đàm, cô Nguyễn Thị Nhiếp – hiệu trưởng Trường Yên Hòa – khẳng định nhờ thiết kế CTNT nên Trường Yên Hòa làm được nhiều việc tưởng như không làm được.

Việc có thể sắp xếp để học sinh nghỉ ngày thứ bảy và có thêm các hoạt động học tập ngoài lớp học, theo cô Nhiếp, là do chủ động xây dựng được CTNT – điều mà cô Nhiếp đã theo đuổi suốt 8 năm qua, khi làm quản lý ở 2 ngôi trường khác nhau.

Video đang HOT

“Khi tôi nói trường tôi có thể thu xếp để học sinh nghỉ thứ bảy mà vẫn dạy đủ chương trình quy định, nhiều người đã bảo tôi nói khoác, có người nghi ngờ tôi cắt xén chương trình cơ bản thì mới thực hiện được. Từ nghi ngờ đó, cấp quản lý đã về kiểm tra để xem có sai sót gì không. Khi đó, người đứng đầu trường muốn đổi mới cũng tâm tư. Tôi nói điều đó để thấy để CTNT chạy được, cần quyết tâm, nỗ lực rất nhiều, trong đó có cả việc thuyết phục đội ngũ chuyên môn của mình” – cô Nhiếp chia sẻ.

Cô Nhiếp cho biết thêm: “Chương trình được sắp xếp, điều chỉnh theo hướng linh hoạt, hiệu quả hơn sẽ tiết kiệm đươc thời gian thực tế dạy học trên lớp, thực hiện xen kẽ những hình thức dạy học khác nhau giữa các khối lớp. Vì thế chúng tôi có điều kiện sắp xếp để học sinh chỉ phải đi học 6 buổi/tuần, được nghỉ thứ bảy. Trong khi đó các môn học lại triển khai được nhiều hoạt động học tập đa dạng”.

Tuy nhiên, cô Nguyễn Thị Nhiếp cũng thừa nhận nếu người đứng đầu nhà trường không quyết liệt và chấp nhận khó khăn, vất vả thì sẽ khó làm. “Sau ba năm tôi mới thực hiện được việc xây dựng “tầm nhìn, sứ mệnh” của trường vì đã có nhà giáo cho rằng “chẳng cần tầm nhìn trường cũng là số 1″, suy nghĩ như thế từng rất phổ biến và là cản trở cho những nhà quản lý mong muốn đổi mới.

Phải thuyết phục đội ngũ của mình, đồng thời phải làm sao để “đổi mới” nhưng không chệch ra ngoài những quy định cứng, không bị cấp trên “thổi còi”. Đó chính là một phần nguyên nhân khiến nhiều nhà quản lý ngại làm, sợ sai. Giáo viên không phải không muốn đổi mới, sáng tạo mà họ không biết làm thế nào, không biết có được phép làm không. Vì thế, để thực hiện được, người đứng đầu cần dám làm, dám chịu trách nhiệm” – cô Nhiếp nhận xét.

Hợp tác, tích hợp

Xây dựng CTNT trong bối cảnh mới trở thành nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn trường. Các tổ chuyên môn đã tìm thấy cơ hội “hợp tác”, “tích hợp” để cùng nhau xây dựng chủ đề học tập liên môn.

Các buổi sinh hoạt chuyên môn sâu về nội dung, rộng về phạm vi để cùng thiết kế chủ đề dạy học tích hợp liên môn đã tạo điều kiện để mỗi giáo viên bước ra khỏi lĩnh vực riêng của mình. Họ có thể dễ dàng nhìn thấy bức tranh tổng thể về toàn bộ CTNT và hoạt động giáo dục, “trực quan” đóng góp của bộ môn mình phụ trách trong việc xây dựng nên chân dung tổng thể của học sinh.

Cô Nguyễn Thị Thu Anh (hiệu trưởng Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội)

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường: Mở cánh cửa tư duy sáng tạo

Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường là bắt buộc.

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường: Mở cánh cửa tư duy sáng tạo - Hình 1

Học sinh Trường THCS - THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Hải Bình

Tuy nhiên, nhiều cơ sở giáo dục còn lúng túng trong triển khai. Làm sao để xây dựng được kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (HS) là mối quan tâm lớn của các nhà trường hiện nay.

Bản sắc riêng

Theo Công văn 791/HD-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) là một trong 8 đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện xây dựng chương trình nhà trường.

Tiếp cận với chương trình nhà trường khi khái niệm này còn rất mới mẻ ở nước ta, trong bối cảnh cả nước vẫn thực hiện một chương trình quốc gia tập trung hóa cao độ, quy định chi tiết về từng bài học cụ thể, thời gian dạy học cho mỗi bài... Ban giám hiệu Trường Nguyễn Tất Thành đã thể hiện tinh thần quyết tâm đổi mới hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phát triển tối đa tiềm năng của HS, đồng thời cũng mở cánh cửa tư duy sáng tạo, tinh thần học tập không ngừng cho mỗi thầy cô giáo.

Cô Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành cho biết: Chương trình nhà trường đã tạo nên bản sắc của Trường Nguyễn Tất Thành, tạo cơ hội để phát triển phẩm chất, năng lực HS, trao quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm trong việc cụ thể hóa chương trình quốc gia vào trường phổ thông cho giáo viên (GV) ở tất cả bộ môn.

Qua từng năm học, các vấn đề giáo dục tiếp tục được tìm hiểu, triển khai, tổng hợp, đ.ánh giá, tổ chức hội thảo, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, minh chứng kết quả học tập và giáo dục toàn diện của HS từ các nguồn đ.ánh giá trong và ngoài khác nhau... Chính vì vậy, chương trình không ngừng được đổi mới, hoàn thiện và ngày càng thể hiện vai trò, hiệu quả trong việc dạy học, tạo uy tín về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Năm học 2019 - 2020, chương trình nhà trường được Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành rà soát, thiết kế thành các chủ đề dạy học. Từ mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực HS, nội dung dạy học tiếp tục được tổ chức lại, tăng tính liên thông, phối hợp, liên môn, xuyên môn. HS được phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề thực tiễn, từ đó tự tìm ra kiến thức mới trên cơ sở nguồn tài nguyên học tập đa dạng do GV cung cấp. Nhờ đó phát triển khả năng tự học, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác giữa các HS.

Cô Nguyễn Thị Thu Anh chia sẻ: Xây dựng chương trình nhà trường trong bối cảnh mới trở thành nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn trường. Các tổ chuyên môn đã tìm thấy cơ hội "hợp tác", "tích hợp" để cùng nhau xây dựng chủ đề học tập liên môn.

Các buổi sinh hoạt chuyên môn sâu về nội dung, rộng về phạm vi để cùng thiết kế chủ đề dạy học tích hợp liên môn đã tạo điều kiện để mỗi GV bước ra khỏi lĩnh vực riêng của mình. Họ có thể dễ dàng nhìn thấy bức tranh tổng thể về toàn bộ chương trình nhà trường và hoạt động giáo dục, "trực quan" đóng góp của bộ môn mình phụ trách trong việc xây dựng nên chân dung tổng thể của HS Trường Nguyễn Tất Thành với những phẩm chất và năng lực cụ thể.

Thực hiện chương trình nhà trường trong bối cảnh mới nhằm phát triển năng lực, phẩm chất HS cũng đặt ra yêu cầu cung cấp các phương tiện dạy học để hỗ trợ GV và HS giảng dạy và học tập tốt nhất. Cô Nguyễn Thị Thu Anh cho biết: Nhà trường đã trang bị cho toàn bộ GV, HS tài khoản Office 365. GV Trường Nguyễn Tất Thành có một hành trình trải nghiệm học tập tích cực, thú vị với các tính năng phong phú của bộ công cụ Office 365 với nhiều tiện ích thiết thực.

Với Trường Tiểu học và THCS Ea Trol, Sông Hinh, Phú Yên, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường là việc mới nên không tránh khỏi bỡ ngỡ ban đầu. Cô Trần Thị Hoa, Phó Hiệu trưởng phụ trách khối tiểu học cho hay: Khi triển khai Chương trình GDPT 2018 với lớp 1, căn cứ Kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh ban hành và Chương trình của Bộ GD&ĐT, Ban giám hiệu cùng bộ phận chuyên môn, mà nòng cốt là các tổ trưởng chuyên môn đã được tập huấn tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Quá trình thực hiện sẽ linh hoạt, nhưng vẫn bảo đảm hoàn thành chương trình theo đúng khung kế hoạch thời gian năm học. Đơn cử, mùa mưa, HS không thuận lợi học môn Giáo dục thể chất ngoài trời, giáo viên có thể đề xuất tổ trưởng, Ban giám hiệu tăng số tiết các môn học khác và mùa nắng sẽ tăng số tiết học môn Giáo dục thể chất.

"Triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cho năm học tới, dù UBND tỉnh chưa ban hành kế hoạch thời gian của năm học 2021 - 2022, trường đang nghiên cứu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, giao 5 tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cấp tổ nghiên cứu chương trình tổng thể và chương trình môn học, nội dung giáo dục địa phương theo từng khối lớp. Sau đó, giáo viên cùng trao đổi, thảo luận để thống nhất và xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục (phân phối chương trình)" - cô Trần Thị Hoa cho hay.

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường: Mở cánh cửa tư duy sáng tạo - Hình 2

Học sinh khối THCS Trường Nguyễn Tất Thành tự tin thuyết trình bằng Tiếng Anh. Ảnh: TG

3 bước xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng là đơn vị được giao xây dựng tài liệu bồi dưỡng mô-đun 4 cho GV - "Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS tiểu học/ THCS/ THPT".

Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ở trường THCS, PGS.TS Lưu Trang, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng chia sẻ quy trình 3 bước. Theo đó, bước 1: Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học. Bước 2: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình. Bước 3: Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành thực hiện kế hoạch.

Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương (gọi chung là môn học), bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình.

Chương trình mỗi môn học ở khối lớp được bố trí phù hợp trong cả năm học. Yêu cầu khi xây dựng cần đảm bảo phù hợp với đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, trước hết cần nghiên cứu Chương trình GDPT 2018 cấp THCS; phân tích các điều kiện thực tiễn của nhà trường để thực hiện chương trình; xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường trong năm học; xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học.

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường: Mở cánh cửa tư duy sáng tạo - Hình 3

Gợi ý khung kế hoạch giáo dục nhà trường cấp THCS theo tài liệu tập huấn của Trường ĐHSP - ĐH Đà Nẵng.

Giáo viên đóng vai trò quan trọng

Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm của sở GD&ĐT, hiệu trưởng tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương (gọi chung là môn học), bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Chương trình mỗi môn học ở khối lớp được bố trí phù hợp trong cả năm học. Yêu cầu khi xây dựng cần bảo đảm phù hợp với đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Để thực hiện nhiệm vụ này, trước hết cần nghiên cứu Chương trình GDPT 2018 cấp THCS; phân tích các điều kiện thực tiễn; xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường trong năm học; xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học.

"GV đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đó là lực lượng tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch; là người trực tiếp thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đồng thời, họ là người phối hợp với các lực lượng giáo dục thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục đã ban hành. GV cũng trực tiếp đ.ánh giá hiệu quả của kế hoạch giáo dục từng năm, đề xuất thay đổi cho phù hợp.

Vì vậy, GV cần có hiểu biết về những định hướng, quan điểm mới trong Chương trình GDPT tổng thể cũng như chương trình môn học mình phụ trách; chủ động xây dựng kế hoạch của cá nhân để thực hiện chương trình GDPT theo kế hoạch của tổ/nhóm chuyên môn và của nhà trường" - PGS.TS Lưu Trang lưu ý thêm.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hiệu trưởng tổ chức xây dựng, ban hành Kế hoạch giáo dục của nhà trường, hàng năm báo cáo sở GD&ĐT (với trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) và phòng GD&ĐT (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) trước khi bắt đầu năm học mới.

Ngày 23/6/2021, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành Văn bản số 2613/BGDĐT-GDTrH về triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021 - 2022. Trong đó có lưu ý, Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, trong đó quy định tổng số tiết trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. Nhà trường chủ động bố trí thời gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với HS.

Hiểu biết sâu sắc về mục tiêu dạy học, nội dung học tập, HS, về khả năng và giới hạn của các phương tiện dạy học... trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào, tạo cảm hứng sáng tạo, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đ.ánh giá, đem lại những khởi sắc trong hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường. Kế hoạch dạy học các môn học luôn được tổ chuyên môn điều chỉnh sau mỗi năm học, đi đôi với đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đ.ánh giá đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học. - Cô Nguyễn Thị Thu Anh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên có phát ngôn giữa ồn ào chưa tốt nghiệp Đại học
16:57:07 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Quang Linh bất lực với Lôi Con, công bố ngày rời Angola, về VN sinh sống
17:21:58 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024
Thùy Tiên đuối sức ngất xỉu, đội quân y cấp cứu khẩn cấp, ai cũng "xanh mặt"
17:05:59 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng ở Hà Giang

Pháp luật

23:53:38 20/09/2024
Ngày 20/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Đặng Ngọc Luyến.

Nico Williams dính vận đen

Sao thể thao

23:36:43 20/09/2024
Nico Williams dính chấn thương và buộc phải dùng nạng sau chiến thắng 2-0 của Athletic Bilbao trước Leganes ở trận đấu sớm thuộc vòng 6 La Liga rạng sáng 20/9 (giờ Hà Nội).

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai

Sáng tạo

23:25:45 20/09/2024
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư, đó là dùng đồ nhựa trong việc ăn uống, cụ thể như:

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"

Sao việt

23:13:31 20/09/2024
Tôi là mẹ mà còn khâm phục Kasim, chưa bao giờ Kasim gọi cho tôi than đau, than cực, than khổ. Kasim còn là người con rất có hiếu - mẹ Kasim Hoàng Vũ nói.

Công bố 5 Chị đẹp tiếp theo nhập cuộc: MisThy - Ngọc Thanh Tâm và 1 học trò "quay lưng" với Thu Phương!

Tv show

23:03:22 20/09/2024
Tối 20/9, chương trình Chị Đẹp Đạp Gió công bố 5 mỹ nhân tiếp theo là Ngọc Thanh Tâm, MisThy, Maitinhvi, Kiều Anh và vận động viên Châu Tuyết Vân sẽ xuất hiện để tranh tài trong mùa 2.

"Xôi lạc bánh khúc đây" bất ngờ xuất hiện trên show truyền hình Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:42:46 20/09/2024
Giai điệu Xôi lạc bánh khúc đây được idol người Việt Hanbin mang lên sân khấu khiến người hâm mộ không khỏi tự hào.

Triệu Lệ Dĩnh đón tin vui

Sao châu á

22:39:00 20/09/2024
Truyền thông Hoa ngữ mới đây đưa tin, nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội Phim ảnh của tỉnh Hà Bắc.

Hé lộ sân khấu chứng kiến Tuấn Hưng "kết đoàn" với Duy Mạnh: BTC đã tính cả chuyện diễn dưới mưa!

Nhạc việt

22:36:44 20/09/2024
Đêm nhạc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng sẽ tổ chức vào tối 21/9 ở Tam Đảo. Sơ đồ bán vé và chỗ ngồi cũng đã được đăng tải với tổng cộng 7 hạng vé được bán ra cho đêm nhạc này.

Giải mã loạt chi tiết đáng chú ý nhất 'The Crow'

Phim âu mỹ

22:01:04 20/09/2024
Sau 30 năm kể từ phiên bản đầu tiên kinh điển, thương hiệu The Crow chính thức trở lại với dự án phim mới, được lấy cảm hứng từ chính truyện gốc của James O Barr.

Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?

Hậu trường phim

21:56:46 20/09/2024
19 t.uổi nhưng đã dắt túi nhiều vai diễn gây dấu ấn trong lòng khán giả, nữ diễn viên trẻ này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sắc màu mới cho làng điện ảnh Việt trong tương lai.

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

Tin nổi bật

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.