Linh hồn ẩm thực Tây Bắc
Du khách đặt chân đến vùng đất Tây Bắc sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng khó cưỡng của hạt mắc khén được nêm nếm trong mỗi món ăn.
Mắc khén được coi là gia vị linh hồn của ẩm thực Tây Bắc bởi mùi thơm không thể lẫn với bất cứ loại gia vị nào. Hạt có mùi thơm nồng nàn của núi rừng, lại không cay như ớt, mà tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm thử.
Hạt mắc khén phơi khô. Ảnh: cuisineofvietnam.
Gia vị không thể thiếu trong căn bếp Tây Bắc
Mắc khén, hay Má-khén, thuộc họ cam, người dân miền núi còn gọi là cóc hôi, hoàng mộc hôi. Đây là loại cây thân gỗ cao chừng 8-10 m, thân thẳng, có hoa nở ra thành từng chùm và có mùi thơm đặc biệt từ tinh dầu của cây.
Tháng 11 dương lịch hàng năm là thời điểm thu hoạch mắc khén. Quả mắc khén có màu xanh, đến lúc chín ngả vàng hồng tựa quả vải, hạt màu đen.
Cây mắc khén ra hoa. Ảnh: flowersofindia.
Mắc khén ngon nhất khi được chế biến lúc quả còn tươi, vừa hái, đượm màu xanh lá. Tuy nhiên, nhằm cất trữ và sử dụng lâu dài trong năm, mắc khén tươi được phơi khô cả phần quả và phần hạt, tạo nên thành quả là các hạt màu sẫm, mà người ta hay gọi là hạt mắc khén.
Hầu hết món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đều sử dụng mắc khén làm gia vị. Đây cũng là điểm nhấn góp phần tạo nên nét riêng biệt cho đặc sản nơi đây.
Video đang HOT
Hạt mắc khén giống mùi cam nhưng thơm thoang thoảng và dễ chịu hơn. Ban đầu ăn ta sẽ không cảm nhận được vị gì, ít lâu sau bắt đầu hơi cay tê nhè nhẹ đầu lưỡi cùng với mùi thơm nồng nàn.
Các món ăn Tây Bắc kết hợp với mắc khén
Gia vị mắc khén có thể nêm nếm cho nhiều món ăn khác nhau.
Gà rừng nướng mắc khén được coi là đặc sản mang đậm hương vị núi rừng mà không ở đâu có được. Ảnh: cookpad.
Thịt lợn nướng mắc khén cũng là một món nướng mang đậm bản sắc của người dân tộc vùng Tây Bắc. Ảnh: lamviet.net.
Mắc khén là nguyên liệu không thể thiếu trong chẩm chéo – gia vị chấm đặc biệt của người dân tộc Thái. Ảnh: giavitaybac.
Các món rau xào cũng kết hợp cùng gia vị mắc khén để dậy mùi thơm. Ảnh: caonguyendafood.
Món thịt kho mắc khén đổi mới hương vị. Ảnh: dacsanhoanglam.
Nộm hoa ban nổi tiếng của người Thái tại Lai Châu với đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi. Ảnh: yong.vn.
Canh bon vừa là món ăn hàng ngày, vừa là món đặc biệt trong dịp lễ tết của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái. Bát canh bon đúng vị Tây Bắc không thể thiếu gia vị mắc khén. Ảnh: dulichvietnam.
Thơm lừng thịt băm gói lá nướng - món ăn tinh túy của người Thái ở Tây Bắc
Cách chế biến không quá cầu kỳ phức tạp nhưng món ăn này hút khách ở mùi thơm hấp dẫn và vị rất đậm đà.Ẩm thực Tây Bắc dung dị, gần gũi và gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc.
Như món thịt băm gói lá nướng của người Thái cũng được chế biến từ những nguyên liệu "cây nhà lá vườn": từ thịt lợn hay thịt trâu, bò leo núi; lá chuối hay lá dong lấy ở trong rừng đến những gia vị quen thuộc như muối, mì chính, rau thơm, gừng, tỏi, mắc-khén (hạt tiêu rừng)...
Món thịt băm gói lá nướng hấp dẫn của người Thái. (Ảnh minh họa)
Qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái, những nguyên liệu giản đơn này trở thành một món đặc sản thơm ngon mà du khách khắp nơi đều yêu thích.
Quá trình chế biến thịt băm gói lá nướng không đòi hỏi kỹ thuật cao siêu nhưng cần người đầu bếp một sự tỉ mỉ nhất định. Muốn món ăn được ngon, người Thái đã chọn những phần thịt "đắt giá" nhất, thường là thịt lợn vai hoặc thịt thăn của trâu, bò.
Người Thái rất khéo léo khi nghĩ ra được một món ăn dung dị mà hấp dẫn như thế này. (Ảnh minh họa)
Thịt rửa sạch, sau đó được băm thành hạt lựu, không quá nhuyễn hay quá to. Người Thái thường ướp thịt với gia vị cho thấm rồi mới gói bằng lá dong, lá chuối theo hình chữ nhật hoặc cuộn tròn. Mỗi loại lá sẽ cho ra một mùi thơm khác nhau, tùy vào sở thích của từng gia đình mà chọn.
Thịt được băm nhỏ và trộn với các gia vị quen thuộc. (Ảnh minh họa)
Thịt gói lá phải được nướng trên bếp than củi thì mới ra được những gói thịt thơm ngon, lại xen chút ám khói đầy hấp dẫn. Khi nướng, người đầu bếp cần canh chỉnh khoảng cách với than, nếu đặt gần quá sẽ khiến thịt bị khô, đặt quá xa thì thịt lại lâu chín và dễ mất nước.
Thịt sau khi nướng sẽ tạo thành một khối, không bị vỡ vụn, vị rất vừa miệng. Lá giữ ẩm cho phần thịt bên trong, khi bóc ra thịt vẫn còn nóng hổi, ngọt, mềm. Đặc biệt là mùi của lá rừng hòa quyện với mùi của thịt và gia vị, tạo nên một hương thơm quyến rũ đầy mời gọi.
Hương vị thịt nướng quyện với mùi lá dong, mắc khén làm món ăn trở nên khác biệt. (Ảnh minh họa)
Thịt gói lá nướng thường xuất hiện trên mâm cỗ hoặc bữa ăn đãi khách của người Thái ở Tây Bắc. Ngày nay, nhiều nhà hàng ẩm thực dân tộc đã đưa món ăn này vào thực đơn và rất được thực khách yêu thích. Đừng quên thưởng thức món ăn này nếu như bạn có cơ hội được đặt chân tới các bản làng của bà con dân tộc Thái nhé.
Các món đặc sản Tây Bắc không phải ai cũng biết Vùng Tây Bắc được coi là thiên đường của những người mê ẩm thực vì vô vàn những món đặc sản nổi tiếng, khó có thể kể hết được những món ngon nơi đây. Nhưng trong đó không thể không nhắc tới món thịt khô gác bếp, nó luôn được xếp hạng đầu tiên vì tính thơm ngon và hương vị đặc trưng...