Linh hoạt vì kiến thức
Năm học 2021 – 2022 – năm thứ 2 ngành Giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới – diễn ra trong bối cảnh tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Ảnh minh họa/INT
Có thể thấy rõ tinh thần chủ động, linh hoạt ứng phó, từ chỉ đạo của Bộ/sở GD&ĐT đến triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục, nhằm hoàn thành mục tiêu kép: Phòng, chống dịch hiệu quả, bảo đảm an toàn trường học; khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục – đào tạo.
Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản, triển khai nhiệm vụ quan trọng để chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương, cơ sở giáo dục hướng đến mục tiêu củng cố, duy trì chất lượng giáo dục. Khung kế hoạch năm học 2021 – 2022 giao quyền chủ động cho các tỉnh/thành quyết định thời gian năm học của địa phương phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh có thiên tai, dịch bệnh.
Công văn hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm học 2021 – 2022 ứng phó với dịch Covid-19 xác định rõ mục tiêu hoàn thành chương trình theo kế hoạch năm học; dạy những nội dung cốt lõi kết hợp tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã học cho các nhóm một cách linh hoạt, phù hợp… Cho đến thời điểm này, việc triển khai kế hoạch năm học 2021 – 2022 tại các địa phương cơ bản diễn ra theo đúng kế hoạch. Ngay như Hà Nội, nơi học sinh phải học trực tuyến kéo dài khoảng 7 tháng, các cơ sở giáo dục vẫn kết thúc năm học chậm nhất trước ngày 31/5, đúng theo khung kế hoạch của thành phố.
Có thể nói, nỗ lực cố gắng của toàn ngành; sự động viên và tạo điều kiện của các cấp ủy, chính quyền địa phương; quan tâm, đồng thuận của cha mẹ học sinh đã góp phần giúp ngành Giáo dục hoàn thành nhiệm vụ năm học, đồng thời bảo đảm chất lượng giáo dục, sẵn sàng thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh trong năm học vừa qua. Nhiều học sinh qua 2/3 năm học vẫn chưa được gặp mặt, làm quen, trao đổi trực tiếp với thầy, cô, bạn học. Một số nhiệm vụ quan trọng của ngành không thể tiến hành theo đúng kế hoạch. Hoạt động dạy, học và bảo đảm chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng…
Năm học mới 2022 – 2023, việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tiếp đến lớp 3, lớp 7, lớp 10. Một số ý kiến bày tỏ lo lắng do dịch bệnh sẽ khiến học sinh lớp 9 gặp khó khăn nhất định khi vào lớp 10, nhất là với những điểm mới trong chương trình học lần đầu tiên được triển khai. Đề nghị nên tựu trường năm học mới sớm hơn cũng bắt nguồn từ lý do trên. Dù không phải nhà trường, địa phương nào cũng có nhu cầu này, nhưng các ý kiến đều thống nhất quan điểm phải bù đắp, bổ sung kiến thức cho học sinh.
Liên quan đến nội dung này, ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang cho rằng, đây là trách nhiệm chính của từng giáo viên, nhà trường và của cả ngành Giáo dục. Giải pháp thực hiện phải linh hoạt theo thực tế mỗi địa phương, phù hợp với từng học sinh, đội ngũ giáo viên, đặc biệt là thời gian làm việc, chế độ, chính sách liên quan đến giáo viên giảng dạy.
Video đang HOT
Thực tế, có nhiều hình thức để bù đắp, ôn tập kiến thức cho học sinh, như bố trí thời lượng riêng hoặc bổ sung kiến thức còn thiếu ngay trong giờ dạy chính khóa… Lựa chọn hình thức nào nên giao cho từng trường quyết định để phù hợp với điều kiện về đội ngũ, tổ chức (cơ sở vật chất, khả năng cân đối nguồn tài chính…). Bởi, việc kéo dài năm học hiện tại, hay bắt đầu sớm năm học mới để bù đắp kiến thức cho học sinh đều liên quan đến các điều kiện bảo đảm tổ chức như trên.
Lào Cai: Hội nghị giao ban giữa học kỳ II ngành Giáo dục
Ngày 10/3, Sở GD&ĐT Lào Cai đã tổ chức Hội nghị giao ban giữa học kỳ II, triển khai nhiệm vụ đến hết năm học 2022 - 2023.
Hội nghị giao ban học kỳ II ngành giáo dục Lào Cai đã tháo gỡ nhiều khó khăn thực tế.
Dự và chủ trì Hội nghị có bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai; các Phó giám đốc Sở; lãnh đạo, chuyên viên các phòng thuộc Sở; Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm GDNN & GDTX các huyện, thành phố; Hiệu trưởng các trường THPT, PTDTNT THCS&THPT...
Ghi nhận nỗ lực trong khó khăn
Đánh giá chung của Sở GD&ĐT Lào Cai về hoạt động giáo dục toàn ngành từ đầu năm học cho thấy có nhiều ưu điểm nổi bật như các đơn vị giáo dục đã quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học cơ bản đúng theo kế hoạch và hướng dẫn của Sở GD&ĐT, có các phương án dạy học linh hoạt, chủ động ứng phó để phòng chống Covid-19 phức tạp...
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm vẫn còn khó khăn, hạn chế. Đó là tình hình dịch bệnh phức tạp, học sinh và giáo viên mắc Covid-19 tăng cao sau Tết; nhiều ca bệnh F0 trong nhà trường; một số nơi phong tỏa tạm thời, học sinh tạm dừng đến trường ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục; tỷ lệ chuyên cần ngày đầu tái giảng còn thấp.
Một số cơ sở giáo dục thiếu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học, nhân viên thiết bị, thư viện. Một số trường học sinh không ra lớp, có nguy cơ bỏ học.
Việc triển khai đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 chưa thực hiện được. Các trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai dạy và học tài liệu địa phương trên bản mềm do bộ tài liệu chưa in ấn.
Việc triển khai phương án dạy, học trực tuyến tại một số đơn vị gặp khó khăn. Kế hoạch dạy, học sau Tết trong dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp chưa cụ thể, chưa phù hợp với điều kiện thực tế; một số cơ sở giáo dục chưa xác định rõ thời gian, phương thức thực hiện, nguồn lực, phân công nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân liên quan...
Hội nghị nhận được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục Lào Cai
Gỡ khó để "cán" đích hiệu quả
Từ khó khăn tồn tại, những ưu nhược điểm thời gian qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai Dương Bích Nguyệt đã chỉ đạo một số vấn đề triển khai thời gian tới.
Trước hết, tiếp tục tổ chức các hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch năm học; các trường vùng cao tăng cường công tác tham mưu, phối hợp, huy động sự vào cuộc tích cực của chính quyền, đoàn thể địa phương để thực hiện các biện pháp huy động học sinh ra lớp, tăng tỷ lệ chuyên cần.
Tiếp tục rà soát, chuẩn bị chu đáo các điều kiện để sẵn sàng chuyển trạng thái tổ chức dạy học trực tiếp sang trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác; tăng cường dạy học qua internet.
Rà soát, tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện để chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT 2018 lớp 3 và lớp 7. Tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình thực tế.
Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nhất là đối với các trường vùng ven, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi THCS cấp tỉnh, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và thi tuyển sinh đầu cấp năm học 2022-2023.
Thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống, dịch Covid-19; Tham mưu thực hiện rà soát, sắp xếp trường, lớp đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2030...
Nhiều nhiệm vụ triển khai đã được chỉ đạo tại Hội nghị
Tăng cường công tác kiểm tra, giúp đỡ các cơ sở giáo dục, tập trung các trường khó khăn, các trường có tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp, các trường có học sinh nguy cơ bỏ học; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là việc tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12; xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người học về An toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, đặc biệt là đối với các trường phổ thông DTNT, Bán trú, học sinh là người dân tộc thiểu số.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào "Phòng giúp Phòng, Trường giúp Trường" để đảm bảo nguồn lực tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt là vấn đề về đội ngũ, công tác bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...
Hội nghị đã đặc biệt tập trung vào công tác chỉ đạo, tổ chức dạy và học (trực tiếp, trực tuyến) trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp đảm bảo chương trình, kế hoạch dạy học; Kết quả triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa đối với lớp 2, lớp 6; tập huấn, chuẩn bị các điều kiện đối với lớp 3, lớp, 7 lớp 10; Công tác ôn tập học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT; ôn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023...
Triển khai chương trình lớp 6 mới đối với Giáo dục Thường xuyên Năm học tới sẽ là năm đầu tiên các cơ sở giáo dục thường xuyên sẽ triển khai giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 6 với định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Ảnh minh họa Bộ GD&ĐT vừa ban hành Công văn số 627/BGDĐT-GDTX gửi các Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện Chương...