Lính đánh thuê Mỹ muốn ra tay tiêu diệt IS
“Lính đánh thuê sẽ đóng vai trò là mũi nhọn của ngọn giáo để tăng cường sức mạnh cho lực lượng đồng minh”.
Trong khi quân đội Mỹ thú nhận rằng họ không thể làm gì để có thể ngăn chặn được cuộc tấn công dữ dội của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở thị trấn biên giới Kobani và nhiều thành phố khác của Iraq, có ý kiến cho rằng Mỹ nên để lực lượng đánh thuê tư nhân giải quyết việc này.
Lính đánh thuê tư nhân Blackwater của Mỹ
Ông Erik Prince, người sáng lập hãng an ninh tư nhân khét tiếng Blackwater của Mỹ đã tuyên bố rằng nếu Washington không muốn can dự trực tiếp vào Iraq, những tay súng đánh thuê của ông có thể “giải quyết” được IS thay cho quân đội Mỹ.
Prince là người đã lập ra Blackwater, hãng an ninh tư nhân với thành phần là các cựu đặc nhiệm, biệt kích Mỹ chuyên thực hiện các phi vụ an ninh cho các nhà nước, tổ chức và cá nhân trên toàn cầu. Tuy nhiên, ông này phải rời bỏ Blackwater vào năm 2007 sau khi lính đánh thuê của hãng này nổ súng sát hại 17 dân thường ở Iraq năm 2010.
Hiện Prince đã lập một hãng an ninh tư nhân mới mang tên Frontier Services Group (FSG) với địa bàn hoạt động chủ yếu là ở châu Phi.
Trên trang blog của mình, cựu đặc nhiệm hải quân SEAL này cho rằng chiến lược chống IS của Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện nay là “nửa vời” và sẽ không thể đẩy lùi được phiến quân ra khỏi bất cứ thành thị nào của Iraq, nơi chúng thường xuyên hòa lẫn với dân thường để tránh bom Mỹ.
Prince cho rằng nhiệm vụ “giải phóng mặt bằng” phải được giao cho lực lượng bộ binh, trong khi quân đội Iraq lại tỏ ra hoàn toàn bất lực dù đã tiêu hàng tỉ đô-la của Mỹ cho việc huấn luyện và trang bị.
Erik Prince, người sáng lập hãng an ninh tư nhân Blackwater
Video đang HOT
Cựu đặc nhiệm này chỉ ra rằng khi phiến quân IS tấn công các đơn vị quân đội Iraq hồi đầu năm, binh sĩ Iraq tan rã nhanh chóng và bỏ chạy ồ ạt, để lại sau lưng những vũ khí hạng nặng hiện đại như xe tăng, thiết giáp, súng cối và vô số đạn dược, trang thiết bị cho phiến quân.
Trong khi đó, lực lượng dân quân người Kurd có thừa quyết tâm chống lại IS thì lại được trang bị yếu kém và hoàn toàn bị phiến quân áp đảo cả về hỏa lực lẫn quân số. Vấn đề hiện nay của họ là họ không có tiền để mua sắm các loại vũ khí hiện đại để tự bảo vệ mình, dù họ đã chiến đấu rất dũng cảm.
Theo Prince, lực lượng đánh thuê tư nhân từ lâu đã “cung cấp các giải pháp mới để giải quyết nhiều vấn đề quốc phòng cho các nước trên thế giới”, điển hình là các hoạt động trước đây của Blackwater.
Chuyên gia an ninh này khẳng định: “Nếu lực lượng Blackwater tập hợp lại, tôi tin rằng lực lượng đánh thuê kỳ cựu của Mỹ này có thể nhanh chóng được triển khai thành các đội tác chiến cần thiết trên mặt đất”.
Các cuộc không kích của Mỹ hiện nay chưa thể ngăn chặn được IS ở Iraq
“Các cựu binh chuyên nghiệp này có trình độ, kỹ năng về thiết giáp, pháo binh, chiến thuật nhỏ, hoạt động đặc nhiệm, hậu cần và bất cứ yêu cầu chiến trường nào khác. Họ sẽ đóng vai trò là mũi nhọn của ngọn giáo để tăng cường sức mạnh cho lực lượng đồng minh”.
Sau những vụ bê bối ở Iraq năm 2010, Blackwater bị chính phủ Mỹ buộc phải giải tán và sau đó đổi tên thành Xe Services, và gần đây lại tiếp tục được đổi tên thành Academi. Prince cho rằng chính quyền Obama phải cảm thấy “xấu hổ” vì đã “chèn ép” một lực lượng có thể giúp họ giải quyết những vấn đề mà bộ binh Mỹ không làm được ở Iraq.
Ông này quả quyết: “Lính đánh thuê có thể đến đó, hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không phải lo lắng về những hậu quả chính trị hỗn loạn kéo dài như khi triển khai quân đội chính quy”.
Có vẻ như những đề xuất của Prince là giải pháp khá hấp dẫn cho chính quyền của ông Obama trong lúc này, tuy nhiên hiện Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vẫn chưa có bất kỳ phản ứng nào về các kiến nghị này.
Theo Khampha
Vì sao Mỹ "bó tay" trước cuộc thảm sát sắp tới của IS
Quân đội Mỹ thừa nhận không thể làm gì để cứu 200.000 dân Kobane sắp bị phiến quân IS thảm sát.
Từ trước tới nay, khẩu hiệu hay được dùng nhiều nhất trong quân đội Mỹ là "Có thể làm được!", thế nhưng có vẻ như khẩu hiệu mà Lầu Năm Góc đưa ra trong cuộc họp báo hôm 8/10 về cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) là "bó tay".
Bom Mỹ rơi trúng quả đồi ở Kobane, nơi phiến quân IS cắm cờ
Trong cuộc họp báo này, người phát ngôn Lầu Năm Góc nói thẳng rằng quân đội Mỹ hầu như không thể làm gì để cứu lấy hơn 200.000 con người đang chiến đấu hết mình với phiến quân IS để giành giật sự sống tại thị trấn Kobane của Syria, ngay cạnh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là một lời tuyên bố khác thường, bởi suốt bao năm nay, dư luận Mỹ luôn tin rằng không có gì mà quân đội nước này không thể làm được. Thế nhưng Đô đốc John Kirby, người đại diện của Lầu Năm Góc tại cuộc họp báo đã thừa nhận rằng quân đội Mỹ không thể đánh bại được phiến quân IS tại Kobane.
Ông Kirby nói: "Vấn đề ở đây là thời gian. Ngay lúc này Mỹ và đồng minh không thể giúp được gì cho người Kobane, nhưng sau này sẽ khác".
Đô đốc John Kirby, người phát ngôn Lầu Năm Góc
Cộng đồng người Kurd ở Kobane lo sợ sẽ xảy ra một vụ thảm sát nếu phiến quân IS tràn được vào thị trấn. Thế nhưng Lầu Năm Góc cho hay họ không hề có kế hoạch cứu trợ nhân đạo nào ở thị trấn này, vì "hầu hết người dân đã rời đi".
Việc Mỹ chịu "bó tay" trước phiến quân IS tại thị trấn Kobane có hai lý do: Họ đã chờ đợi quá lâu trong nhiều tháng trời mới chịu hành động, và sau đó Tổng thống Obama lại kiên quyết không đưa bộ binh vào chiến trường. Chỉ cần một lực lượng nhỏ đặc nhiệm Mỹ có mặt trên chiến trường, hiệu quả của các vụ không kích sẽ khác.
Ông Kirby cho biết các cuộc không kích của Mỹ hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, và một thực tế rằng Mỹ không có đồng minh đáng tin cậy trên mặt đất và xung quanh thị trấn Kobane đã khiến họ không thể đánh bại được phiến quân IS.
Các tay súng IS đã vây hãm thị trấn Kobane trong suốt 3 tuần qua
Đô đốc này giải thích: "Không kích không thể giải quyết được vấn đề này, và chỉ không kích thôi không thể cứu được Kobane - chúng tôi biết rõ điều đó. Chúng tôi không có một đối tác hiệu quả, đáng tin cậy trên mặt đất bên trong lãnh thổ Kobane".
Thực tế là các cuộc không kích của Mỹ vào Kobane dù đã được tăng cường nhưng vẫn rất khiêm tốn. Lý do của điều này là Mỹ không thể xác định được nhiều mục tiêu trên mặt đất, và trong 2 ngày gần đây, Mỹ chỉ ném 11 quả bom xuống các mục tiêu xung quanh thị trấn.
Ông Kirby nói thêm: "Điều này không có nghĩa là chúng tôi thờ ơ với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Kobane. Chúng tôi đã đánh bom trúng nhiều mục tiêu lớn và các mục tiêu chiến thuật. Và chúng tôi tin rằng những quả bom đó đã có tác động lên IS xung quanh thị trấn, và chúng biết rằng giờ đây chúng không phải là kẻ khống chế Kobane".
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở biên giới quan sát chiến sự nổ ra ở Kobane
Tuy nhiên, ông nói rằng những vụ đánh bom chỉ có thể gây ra "tác động ban đầu", buộc phiến quân IS phải rời khỏi các tòa nhà, tuyến phố trong thị trấn, nhưng đây không phải là giải pháp dài hạn. Giải pháp dài hạn, theo ông, phải là lực lượng trên mặt đất có thể tái chiếm lãnh thổ từ tay IS.
Thế nhưng việc đưa bộ binh vào Iraq và Syria không dễ gì được Quốc hội Mỹ thông qua, bởi người Mỹ hiện nay đã rất chán ngán với chiến tranh, đặc biệt là khi Mỹ vừa rút quân ra khỏi Iraq cách đây không lâu.
Bởi thế, ông Kirby cho rằng giải pháp duy nhất hiện nay là "kiên nhẫn chờ đợi" cho đến lúc đạt được "chính quyền cai trị hiệu quả ở cả Iraq và Syria. Thế nhưng, cái mà ông Kirby gọi là "sự kiên nhẫn chiến lược" này có vẻ như không phải là một đặc tính của người Mỹ, những người luôn tin rằng quân đội Mỹ có thể chinh phục được mọi khó khăn.
Theo Khampha
FBI ráo riết truy tìm sát thủ người Mỹ bí ẩn của IS FBI đang tìm cách xác định sát thủ nói giọng Bắc Mỹ xuất hiện trong đoạn video tuyên truyền của IS. Ngày 9/10, một ngày sau khi phát đi lời kêu gọi giúp đỡ từ người dân, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang ráo riết lần theo những đầu mối để có thể xác định được những người Mỹ đã tham...